Đắm say cùng những hồ nước tự nhiên đẹp nhất hành tinh

10

Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, sự biến hóa kỳ lạ của màu sắc hồ vào những thời điểm khác nhau cũng như sự phong phú của hệ thực vật trong hồ… Những hồ nước này khiến du khách ngỡ mình như đang ở chốn thần tiên.

Có hàng triệu hồ trên khắp thế giới, con người đang sử dụng chúng phục vụ nước sinh hoạt, tưới tiêu và di chuyển đường thủy. Không chỉ con người, rất nhiều loài thực vật và động vật thủy sinh chịu ảnh hưởng to lớn của các hồ nước..

Ngoài ra màu sắc kì lạ, độ trong vắt của nước và động vật hoang dã đa dạng giúp cho những hồ sau đây trở thành kỳ quan thiên nhiên tuyệt hảo, xứng danh “những hồ đẹp nhất thế giới”.

Hồ Ngũ Hoa – viên ngọc quý của công viên quốc gia Jiuzhaigou

Công viên quốc gia Jiuzhaigou nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc. Đây là một thung lũng trên cao nguyên Tây Tạng. Thung lũng Jiuzhaigou được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Ngoài có khung cảnh đẹp nên thơ, thung lũng còn có hơn chục hồ và thác nước. Tuy nhiên, đẹp nhất trong tất cả vẫn là hồ Ngũ Hoa.

Màu sắc của hồ Ngũ Hoa thay đổi từ màu vàng hổ phách, xanh ngọc lục bảo, ngọc bích trầm đến màu ngọc lam nhạt. Nhưng, thường thì nước có màu xanh sapphire. 

Hồ Ngũ Hoa được nhiều dãy núi bao quanh. Hồ sâu gần 5 m, nhờ làn nước trong vắn nên du khách vẫn có thể nhìn thấy đáy. Màu sắc của hồ Ngũ Hoa thay đổi từ màu vàng hổ phách, xanh ngọc lục bảo, ngọc bích trầm đến màu ngọc lam nhạt. Nhưng, thường thì nước có màu xanh sapphire.

Mực nước trong hồ Ngũ Hoa luôn không đổi dù cho ở các hồ khác có sự cạn kiệt hoặc dâng cao định kì. Hồ cũng không đóng băng vào mùa đông.

Mực nước trong hồ Ngũ Hoa luôn không đổi dù cho ở các hồ khác có sự cạn kiệt hoặc dâng cao định kì. Hồ cũng không đóng băng vào mùa đông. Người dân xung quanh khu vực này coi đây là hồ nước thánh. Tuy nhiên, khoa học lý giải rằng, vì nước chứa vôi, canxi cacbonat và thủy sinh nhiều màu nên nước mới có sắc thái thay đổi như vậy, ngoài ra có một suối nước nóng ngầm chảy vào hồ, vì vậy hồ không bao giờ đóng băng.

Hồ Baikal

Hồ Baikal ở Nga được UNESCO công nhận là nơi có cảnh quang thiên nhiên độc đáo. Hồ nước khổng lồ này có hình lưỡi liềm, trải dài 620 km. Hồ Baikal cũng là hồ sâu nhất thế giới với nơi sâu nhất là 1.642 m, nơi sâu trung bình khoảng 742 m.

Đây được coi là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. 

Hồ chứa khoảng 20% lượng nước ngọt của thế giới và được coi là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Nước trong hồ Baikal rất sạch, trong vắt và giàu oxy, du khách có thể nhìn xuống độ sâu 40 m qua mặt nước vào ngày đẹp trời.

Hệ thực vật và động vật trong hồ Baikal cũng rất độc đáo: Hơn 1.000 loài thực vật và động vật chỉ ở hồ mới có. Ví dụ, hải cẩu nước ngọt Baikal. Hồ Baikal đón 2 triệu du khách đến tham quan hàng năm.

Hồ Tahoe – Hồ trong nhất ở Mỹ

Hồ nước ngọt Tahoe nằm trong lưu vực Tahoe thuộc dãy núi Sierra Nevada. Đây là hồ trên núi lớn nhất ở Bắc Mỹ.

Hồ Tahoe là hồ sâu thứ hai ở Mỹ và sâu thứ ba lục địa.

Ở độ sâu 501 m, hồ Tahoe là hồ sâu thứ 2 ở Mỹ và sâu thứ 3 lục địa. Hồ chứa gần 39 tỉ ga-lông nước xanh thẳm. Các đỉnh núi quanh hồ cao dao động từ 2.743 m đến gần 3.353 m, tạo thành một lưu vực hoàn hảo để hồ đạt độ cao 1.897 m so với mực nước biển.

Hồ trong hang động Yucatan

Hồ trong hang động Yucatan nằm ở phía Bắc Mexico, thiên đường của những người thích phiêu lưu. Hồ có địa hình mái bằng bên trên được hình thành cách đây khoảng 2 triệu năm trước.

Hồ nước xa xôi này, ẩn mình kín đáo đem đến cho du khách những phút giây thực sự thoải mái.

Hố Yucatan mở thông như giếng trời, khoảng cách giữa mặt đất và mặt nước bên dưới là 26 m, trông hồ nước thiêng này giống như một “bồn tắm” lộ thiên.

Hồ Shangrila

Hồ Upper Kachura có nước trong và độ sâu khoảng 70 mét, đóng băng vào mùa đông và nhiệt độ vào mùa hè khoảng 15 độ C.

Hạ hồ Kachura (hồ Shangrila) nằm ở làng Kachura thuộc thành phố Skardu, Pakistan ở độ cao 2.500 m. Hồ còn được gọi là hồ Shangrila sau khi người ta xây resort trên bờ năm 1983.

Hồ To Sua Ocean Trench

Là một bể bơi tự nhiên thuộc đảo núi lửa Upolu ở Samoa, được tạo ra từ một vụ phun trào núi lửa làm sập một phần đất, hồ To Sua Ocean Trench (hay còn gọi là “Cái hố lớn”) sâu gần 30 m. Đường dẫn xuống hồ là một thang gỗ bắc cheo leo, đôi khi du khách có thể đứng trên đó nhảy xuống hồ tắm hệt như một trò chơi cảm giác mạnh.

Nước hồ To Sua xanh trong vắt một cách tự nhiên, hòa quyện với màu xanh của cỏ cây hoa lá, tạo nên một không gian vô cùng yên bình và tươi mát.

Bơi lội ở hồ To Sua là một trải nghiệm tuyệt vời. Ở nơi đó, bạn sẽ bắt gặp vô số các loài cá nhiệt đới cùng bãi biển đầy cát lấp lánh dưới nắng vàng.

Hồ Plitvice

Hồ Plitvice ở Croatia có thể chuyển từ xanh lá cây và xám đến xanh lam và xanh dương. Khoáng chất và sinh vật sống trong chuỗi 16 hồ này cùng với ánh sáng mặt trời thay đổi tạo ra màu sắc cầu vồng nhiều lần trong ngày.

Hồ Plitvice ở Croatia có thể chuyển từ xanh lá cây và xám đến xanh lam và xanh dương.
Thác nước nối liền các hồ riêng biệt tọa nên một khung cảnh đẹp như trong tranh. 

Thêm vào đó, thác nước nối liền các hồ riêng biệt và khu rừng xung quanh có nhiều hươu, gấu, chó sói và chim khiến hồ Plitvice đặc biệt hơn những gì có trong truyện cổ tích.

Hồ Melissani

Hồ Melissani ở Kefalonia, Hy Lạp. Hồ Melissani nằm trong hang động Melissani trên đảo Kefalonia, thu hút nhiều khách du lịch. Ở bên ngoài hang là rừng rậm bao quanh, bên trong là hang đá chứa đầy nước trong vắt.

Trong thần thoại Hy Lạp, nơi này được coi là hang động của nữ thần.

Có 2 hang lớn trong hang Melissani và một hòn đảo ở giữa. Một hang có cổng trời, ánh sáng lọt qua khiến nước trong vắt đến nỗi dường như những chiếc thuyền đang lướt qua không trung.

Linh Chi (t/h)

SHARE