Lý do khiến virus nCov giảm sức nóng thời gian gần đây chính là nhờ vào việc tiêm chủng. Tiêm chủng chính là yếu tố quyết định giúp mọi người sống chung với virus một cách an toàn.
Trong đó thì hiệu quả của vaccine cực kỳ quan trọng. Hiện nay có khá nhiều loại vaccine nCov được chế tạo theo các nền tảng khoa học khác nhau, như: Vaccine mRNA (như Pfizer, Moderna), vaccine véc tơ virus không có khả năng sao chép (như astrazeneca), vaccine virus giảm động lực (như sinopharm).
Nói riêng về loại vaccine sử dụng công nghệ mRNA, như Pfizer, Moderna, hiện vaccine này được tiêm phổ biến cho rất nhiều người, rất nhiều quốc gia bao gồm có Việt Nam. Đây là loại vaccine được mọi người đánh giá cao nhất về hiệu quả cũng như độ an toàn khi tiêm chủng nha mọi người.
Tuy nhiên quá trình sáng tạo ra loại vaccine công nghệ mRNA cũng vô cùng đặc biệt với những con người đã làm nên lịch sử nhân loại, giúp loài người tái sinh một lần nữa.
Đó chính là ông Drew Weissman và bà Katalin Kariko, hai người đã đặt nền móng để vaccine Moderna và Pfizer ra đời, nghiên cứu này được xem là đi trước cả thời đại. Tức là lúc virus nCov còn chưa xuất hiện, họ đã nghiên cứu về công nghệ mARN rồi.
2 loại vắc xin đang được sử dụng khắp thế giới, ảnh minh họa, internet
Những lời cảm ơn từ khắp nơi trên thế giới
Hiện nay, sau khi vắc xin Moderna và Pfizer đã cứu biết bao nhiêu người trên thế giới, ông Weissman đã nhận được vô số lời cảm ơn và tán dương từ khắp nơi gửi tới. Họ cảm ơn bởi công trình nghiên cứu kéo dài nhiều năm của ông cùng với cộng sự Katalin Kariko đã tạo nên nền tảng cho vaccine nCov.
Cụ thể, trong suốt nhiều tháng, bưu thiếp và thư từ dồn dập gửi đến từ khắp nơi trên thế giới, chất đống trước cửa văn phòng ở tầng 4 của Drew Weissman ở Trường Y Perelman của Đại học Pennsylvania.
Thậm chí ông cũng lúng túng với các yêu cầu chụp ảnh hoặc xin chữ ký, bởi mọi sự tán dương của thế giới dường như xa lạ với nhà khoa học ít nói và nghiêm nghị này.
Được biết, ông cũng bình thản không kém khi nhận một số giải thưởng lớn nhất về khoa học và y học, bao gồm giải nghiên cứu y học lâm sàng Lasker-DeBakey vốn là kim chỉ nam của giải Nobel nha mọi người.
Cuộc gặp gỡ tạo nên nền móng cho vaccine công nghệ mARN, lúc đầu không ai quan tâm
Trong hơn hai thập kỷ qua, ông Weissman và bà Kariko đã sát cánh ở phòng thí nghiệm để biến ARN, vật liệu di truyền giúp cơ thể tạo ra protein, thành phương pháp điều trị bệnh. Nếu ADN là bản thiết kế di truyền, thì mARN là trình tự biến bản thiết kế đó thành hiện thực. Lúc đó họ tin chắc có thể tận dụng quá trình tự nhiên này để cách mạng hóa quá trình sản xuất vaccine và thay đổi cách điều trị bệnh.
Lúc này rất nhiều người (bao gồm biên tập viên, chuyên gia thẩm định, nhà đầu tư) đều không tin vào điều này. Họ cho rằng mRNA kém ổn định và dễ bị phá vỡ. Khi tiêm vào động vật còn khiến chúng ốm yếu hơn.
Tới năm 2005, họ đã tìm ra phương pháp tăng đáng kể về tiềm năng điều trị bệnh từ của mARN. Tuy nhiên vẫn không ai quan tâm cả.
Năm 1997, Weissman gặp bà Kariko. Bà đã chia sẻ với Weissman về mRNA và ý định biến nó thành loại thuốc hữu hiệu. Bà tin mARN có thể trở thành phương pháp cung cấp protein trị liệu để điều trị bệnh. Sau khi băn khoăn ông Weissman đã nhờ bà Kariko tổng hợp một số mARN để làm thí nghiệm.
Sau đó ông Weissman xin cấp kinh phí thành công và có vốn để nghiên cứu.
Ông Drew Weissman và bà Katalin Kariko. Nguồn: Internet
Trải qua các trở ngại
Chướng ngại vật đầu tiên là ARN làm xuất hiện phản ứng viêm có hại. Đây là trở ngại lớn đối với bà Kariko, người luôn hy vọng có thể sử dụng mARN để điều trị ở não. Và nếu họ không tìm ra cách kiểm soát phản ứng viêm, đó sẽ là ngõ cụt đối với liệu pháp ARN.
Suốt 7 năm, Weissman và Kariko miệt mài nghiên cứu mARN, cố gắng tìm hiểu cách biến nó từ quá trình sinh học thành công nghệ y học. Sau đó họ cũng thành công, mARN không còn kích hoạt phản ứng viêm nữa và tạo ra nhiều protein hơn hẳn.
Tuy nhiên, lúc này nhiều người vẫn không quan tâm. Bởi công trình của Weissman và Kariko đi trước thời đại quá xa và rất ít người nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu.
Nhiều năm sau họ vẫn cố gắng tìm cách thúc đẩy ý tưởng thành hiện thực. Họ muốn biến công nghệ của họ từ những phát hiện mới mẻ thành phương pháp cứu sống vô số sinh mạng.
Vẫn còn nhiều trở ngại nữa là mRNA có tính kém ổn định. Sau đó, Norbert Pardi – nhà khoa học làm việc với Weissman và Kariko, đã mất 3 năm mới có thể tìm ra cách an toàn và hiệu quả để giữ mARN nguyên vẹn.
Sau hàng loạt thất bại, thì đến ngày 20/8/2014, khi Norbert Pardi thông báo với Weissman vào ngày hôm sau, thì cả hai đều biết phương pháp có hiệu quả.
Sự kiên trì của 2 nhà khoa học đã tạo ra lối thoát cho con người trước virus, ảnh minh họa, internet
Khi thế giới nhận biết được công nghệ của Weissman và Kariko giúp ngăn chặn nCoV, nó trở thành xu thế chủ đạo chỉ sau một đêm
Lĩnh vực công nghệ sinh học mà ông Weissman nghiên cứu bắt đầu thu hút sự quan tâm của nhiều người trong những năm gần đây. Nhưng chính đại dịch đã thúc đẩy công nghệ tới giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất.
Trước đó, dịch bệnh do virus Zika xuất hiện vào năm 2015 – 2016, ông Weissman bắt đầu phát triển vaccine. Gia đình ông cho rằng đây có thể là thời điểm đột phá của nhà nghiên cứu. Vaccine Zika bảo vệ khỉ thành công, nhưng không được phát triển tiếp khi mối đe dọa bị đẩy lui dần. Nhưng khi dịch nCov bùng phát, Weissman chuyển hướng sang phát triển vaccine ngăn ngừa nCoV.
Trong đó, rõ ràng nhất là sự xuất hiện của vaccine Pfizer và Moderna. Chúng đều sử dụng mRNA để giúp cơ thể nhận biết và ngăn chặn nCoV. Lúc này công nghệ của Weissman và Kariko trở thành xu thế chủ đạo chỉ sau một đêm.
Tuy nhiên, đại dịch chỉ là khởi đầu, không phải kết thúc của câu chuyện khoa học. Weissman muốn sử dụng vaccine mRNA để đánh bại dịch cúm, ngăn chặn dịch bệnh do virus corona tiếp theo, chặn đứng virus herpes, chấm dứt HIV.
Ông đã nhìn thấy những cơ hội rộng hơn đang tới rất gần, đó là mở rộng quy mô và triển khai phương pháp điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm ở châu Phi.
Sau khi vaccine ra đời, vợ ông Weissman, bà Mary Ellen và con gái Allison đã tình nguyện tiêm thử vaccine.
Sau đó phòng thí nghiệm của ông nhận được kinh phí từ BioNTech và ông Weissman trở thành cố vấn cho công ty.
Nhà nghiên cứu Weissman và Kariko đang làm việc trong phòng thí nghiệm. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Phát hiện của Weissman và Kariko có ý nghĩa quan trọng đối với cả vaccine Moderna và Pfizer-BioNTech. Sau đó, vaccine Pfizer-BioNTech được hội đồng cố vấn liên bang tán thành cấp phép.
Giới nghiên cứu sẽ tranh cãi những điều chỉnh hóa học mà Weissman và Kariko phát hiện đóng góp bao nhiêu vào thành công của vaccine. Một loại vaccine không ứng dụng các thay đổi đó đã thất bại. Weissman cho rằng ông biết lý do tại sao. Hơn một năm trước khi đại dịch xuất hiện, Weissman và cộng sự chứng minh mARN đã chỉnh sửa là chìa khóa để tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh. Nó kích hoạt tế bào miễn dịch quan trọng là tế bào hỗ trợ T. Tiếp đó, tế bào T thúc đẩy tế bào miễn dịch sản sinh kháng thể chiến đấu với virus. Ngược lại, mARN chưa chỉnh sửa kích hoạt phân tử ngăn chặn tế bào T.
Những thông tin trên mình tham khảo được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết. Như vậy gọi ông là cha đẻ của vaccine Pfizer và Moderna cũng chẳng sai. Thật sự biết ơn và trân trọng những đóng góp to lớn đó của ông đã góp phần tạo nên “sự bình yên mới” trước đại dịch nCov như hiện nay.
Nguồn tổng hợp