Con bướng bỉnh sẽ ngoan ngoãn, biết vâng lời ngay nếu các mẹ khéo léo dùng những “câu bùa chú” dưới đây để tác động và chuyển hướng hành vi tiêu cực của trẻ.
Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái ngoan ngoãn, biết vâng lời nhưng thật không may là không phải đứa trẻ nào cũng chịu lắng nghe. Đặc biệt là khi trẻ bước sang giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, 3, cha mẹ phải đau đầu khi trẻ ương bướng hay ăn vạ. Để trị những đứa trẻ này, việc bắt ép trẻ phải làm theo ý mình kiểu cứng nhắc không thể nào đem lại tác dụng.
Bản chất của con người là kiểu hành xử đối lập, luôn cố làm cái người khác không cho làm. Trẻ em cũng không ngoại lệ, cha mẹ càng cấm cản, trẻ càng làm tới. Khi đó, cha mẹ nên chọn những từ ngữ và ngữ điệu phù hợp để tác động đến trẻ, kiềm được tính hung hăng, nổi loạn và chuyển hướng hành vi tiêu cực của chúng. Dưới đây là 10 tình huống bố mẹ thường gặp khi nuôi dạy trẻ và 10 câu nói lay chuyển để trẻ ương bướng trở nên ngoan ngoãn, biết vâng lời.
1. Nếu con bạn không chịu ăn hoặc không bao giờ chịu ăn hết
“Con ăn rất giỏi!”
Thay vì ép con cố ăn thì tốt hơn là nên khuyến khích trẻ ăn. Nói những điều như cách mẹ thể hiện sự tự hào về bé. Đừng nói con là đứa trẻ kén ăn hay gì đó tương tự. Đó không phải là cách để tiếp thêm động lực để con ăn hết bữa hoặc ăn nhiều hơn mà chỉ khiến con cảm thấy mình thật tồi tệ.
2. Nếu con bạn không muốn dọn phòng
“Con tự mình dọn dẹp hay muốn nhờ mẹ giúp không?”
Việc bị kích thích bằng những cụm từ như “Hãy dọn dẹp ngay lên! Mẹ đã nói với bạn rất nhiều lần rồi!” hầu như không thúc đẩy việc trẻ sẽ xử lý đống bừa bộn đó. Cách tốt hơn là nên gợi ý cho trẻ một sự lựa chọn.
3. Khi bạn cần đi gấp, nhưng bé vẫn còn muốn chơi
“Con muốn rời đi ngay bây giờ hay là sau 10 phút nữa?”
Đôi khi, trẻ em có thể cư xử rất tệ và trong nhiều tình huống có thể khiến mẹ đến nơi muộn nhưng thực ra trẻ chỉ không muốn mặc quần áo vào hoặc chúng không muốn rời khỏi nhà. Việc hối thúc trẻ nhiều lần, bảo trẻ nhanh lên có thể khiến trẻ cáu gắt và không muốn rời đi. Lúc đó, tốt nhất vẫn là giữ sự bình tình và khéo léo hỏi trẻ.
4. Nếu con bạn không muốn nghe
“Hành động của con cho thấy rằng con quá mệt mỏi để ra ngoài hôm nay”
Hành động của trẻ em có thể nói rất nhiều về những gì chúng muốn và cảm giác của chúng. Có lẽ trẻ không thể nói một cách thẳng thắn rằng chúng buồn chán hoặc mệt mỏi, nhưng hành động khóc, không nghe hoặc ném đồ chơi thể hiện tâm trạng của trẻ lúc đó. Khi đó, cha mẹ nên giao tiếp với trẻ như thể cha mẹ hiểu được cảm giác của trẻ dựa trên ngôn ngữ hình thể của bé.
5. Khi con bạn muốn có thêm một món đồ chơi, nhưng bạn đã hết tiền
“Hãy cho món đồ chơi mà con muốn vào danh sách quà sinh nhật của con”
Bé của mẹ có thể đã nhìn thấy một món đồ chơi nào đó trong cửa hàng và chúng thực sự muốn nó, nhưng ngân sách của mẹ có hạn. Đừng nói “Không! Đủ rồi!”, điều này không ngăn việc chúng vòi vĩnh nhưng có thể làm tổn thương đứa trẻ.
Em bé ngọt ngào của bạn đã nhìn thấy thêm một món đồ chơi trong một cửa hàng và thực sự muốn nó, nhưng ngân sách của bạn có hạn. Đừng nói là Không! Đủ rồi! Điều này thậm chí có thể làm tổn thương một người trưởng thành.
6. Nếu luôn có những món ăn bẩn trên bàn
“Con có thể giúp mẹ đặt nó vào bồn rửa không?”
Trẻ ăn xong và bỏ chạy khỏi bàn để lại cho mẹ dọn dẹp một mớ hỗn độn. Đừng chăm chăm nói những câu như “đừng làm điều đó”, “con đừng khỏi đó nếu như chưa dọn dẹp”,… Tốt hơn là hãy nói với con một cách tích cực hơn nhưng vẫn khiến trẻ ngoan ngoãn vâng lời.
7. Cuối cùng trẻ cũng thực hiện điều mà bạn muốn
“Cám ơn con vì đã nghe mẹ. Con làm rất tốt”
Chúng ta có thể nổi giận, bực dọc khi trẻ bướng bỉnh, không nghe lời nhưng nếu cuối cùng trẻ đã thực hiện những gì mẹ muốn, đừng bỏ qua, hãy khen ngợi hành vi tốt của trẻ. Điều này sẽ khuyến khích trẻ sẽ biết lắng nghe mẹ.
8. Nếu bạn muốn con ngừng làm một cái gì đó
“Con có thể giúp mẹ đọc cuốn sách này (hoặc làm gì đó) ở đây không?”
Mẹ có thể thấy bé đang chơi một trò chơi ở nơi nguy hiểm hoặc chơi ngay trước mặt mình trong khi mình đang cố gắng hoàn thành báo cáo công việc. Đừng ra lệnh trẻ phải ngừng ngay, thay vào đó hãy chuyển hướng hành động của trẻ.
9. Nếu bạn muốn tăng sự tự tin cho trẻ ở tuổi chập chững
“Con đã tự mình làm được tất cả!”
Để giúp tăng sự tự tin cho những đứa trẻ ở độ tuổi chập chững, các mẹ hãy khen ngợi hành vi tốt và khả năng độc lập của trẻ. Cách này không những giúp trẻ thêm tự tin vào bản thân mà còn khuyến khích trẻ làm được nhiều việc tốt hơn.
10. Thể hiện tình yêu của bạn, ngay cả khi con bạn không lắng nghe
“Dù thế nào đi nữa mẹ vẫn yêu con và mẹ rất thích con khi…”
Không có những cái ôm và nụ hôn đối với những hành vi xấu của trẻ sẽ không thể giúp cha mẹ khắc phụ tình huống đó, sẽ không khiến mọi chuyện tốt đẹp hơn hoặc khiến trẻ lắng nghe những gì mẹ nói. Bí quyết dạy con vâng lời là cha mẹ hãy ngồi xuống và nói với con rằng mình yêu bé như thế nào.