Người đàn ông trong bức ảnh thoát khỏi tay Tử thần nổi tiếng chụp hồi khủng bố Mỹ 19 năm về trước nay lại mất mạng trong thảm kịch khác

57

Người đàn ông nổi tiếng trong bức ảnh chạy trốn khỏi lưỡi hái Tử thần khi thảm kịch khủng bố Mỹ xảy ra mới đây đã bỏ mạng trước đại dịch Covid-19.

Vào ngày 3/7 vừa qua, tờ Palm Beach Post đưa tin, ông Stephen Cooper – một kỹ sư điện đến từ New York, Mỹ – đã qua đời ngày 28/3 tại Trung tâm y tế Delray, bang Florida do mắc Covid-19, ở tuổi 78.

Ông Cooper chính là một trong những người may mắn sống sót trong vụ khủng bố Mỹ ngày 11/9 cách đây 19 năm.

Ông trở nên nổi tiếng khi xuất hiện trong bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia của hãng AP, từng được đăng tải trên nhiều tờ báo, tạp chí thế giới và được giới thiệu tại Bảo tàng tưởng niệm 11/9 ở New York.

Bức ảnh cho thấy ông Cooper, khi ấy 60 tuổi, cầm chiếc bì thư bên cánh tay trái. Ông cùng một vài người khác vội vã chạy đi khi tòa tháp phía sau sụp đổ.

Người đàn ông này đã may mắn thoát khỏi lưỡi hái của Tử thần. Ông Cooper sau đó tìm được chỗ trú ẩn an toàn ở ga tàu điện ngầm gần đó.

Ông Cooper (khoanh đỏ) trong bức hình nổi tiếng tại thảm kịch 11/9/2001.

“Ông ấy thậm chí không biết khoảnh khắc đó được chụp lại. Một ngày nọ, ông đọc tạp chí Time và nhìn thấy mình trên đó.

“Làm thế nào để hoa trong bình tươi lâu hơn?” – thiền sư giải thích đáp án, mang đến lợi ích trọn đời cho tất cả mọi người
Ông ấy thốt lên: ‘Ôi chúa ơi, đó là tôi. Thật không thể tin được’“, bà Janet Rashes, người bạn đời gắn bó với ông Cooper trong 33 năm, cho biết.

Theo lời bà Rashes, vào thời điểm sự việc xảy ra, ông Cooper đang đi giao tài liệu gần Trung tâm Thương mại. Ông không biết chính xác chuyện gì xảy ra sáng hôm đó, chỉ làm theo lời cảnh sát kêu: “Chạy đi“.

“Mỗi năm vào ngày 11/9, ba tôi lại đi tìm tờ tạp chí và nói ‘Con nhìn này, ngày này lại tới’. Ông mang tờ báo ấy đến những bữa tiệc nướng gia đình hay bất cứ nơi nào để khoe chúng“, con gái ông, Jessica Rashes (27 tuổi), chia sẻ.

Ông Cooper cùng vợ và con gái.

Susan Gould, một người bạn lâu năm, cho biết ông Cooper rất tự hào về bức ảnh nổi tiếng năm ấy.

Ông còn mua nhiều số báo đó và phát cho người khác như danh thiếp. Susan cho biết, ông Cooper còn giữ một phiên bản nhỏ của bức ảnh trong ví của mình.

Người chụp bức ảnh nổi tiếng này, phóng viên ảnh Suzanne Plunkett của AP, đã viết rằng cô giữ liên lạc với hai người trong ảnh nhưng ông Cooper không nằm trong số đó.

“Thật hổ thẹn khi tôi chưa từng biết danh tính của ông Cooper“, Plunkett viết sau khi ông Cooper qua đời, trong email gửi tới Palm Beach Post.

SHARE