Nước Mỹ không như mơ, không có tiền liền bị đuổi khỏi nhà thuê: Nỗi ám ảnh của hàng triệu người túng quẫn, thất nghiệp xứ cờ hoa

9

 

Roxanne Schaefer, vốn đã mắc phải vô số vấn đề về sức khỏe, bao gồm các vấn đề về hô hấp và rối loạn xương, là một trong số hàng triệu người Mỹ đang lo sợ rơi vào tình trạng vô gia cư.

Những ngày gần đây, người thuê nhà ở Mỹ đang xôn xao và không tránh khỏi cảm giác “đứng ngồi không yên” khi “lệnh tạm hoãn trục xuất” đã hết hiệu lực vào ngày 1/8. Điều này đồng nghĩa với việc hàng triệu người có nguy cơ rơi vào cảnh vô gia cư vì bị đuổi do nợ tiền thuê nhà.

Lệnh tạm hoãn trục xuất đối với người thuê nhà không có tiền thanh toán được thực thi theo khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đưa ra hồi tháng 9/2020. Biện pháp này nhằm ngăn chặn nguy cơ hàng triệu người Mỹ rơi vào cảnh không có chỗ ở do bị mất việc và không có khả năng chi trả tiền thuê nhà cũng như sinh hoạt phí. Tuy nhiên, lệnh này đã hết hiệu lực vào đầu tháng 8 này, khiến nhiều người lại rơi vào cảnh nơm nớp lo sợ vì không có tiền trả tiền thuê nhà, mà một khi đã không trả đúng hạn thì dễ dàng bị chủ nhà “tống cổ” không chút thương tiếc.

Trong một căn hộ tồi tàn, được trang bị vài món nội thất lèo tèo ở Rhode island, Roxanne ở chung với bạn gái, anh trai, một con chó và một con mèo con. Sau khi người bạn gái mất việc vì đại dịch Covid-19, mọi thứ sinh hoạt và cả tiền thuê nhà đều đổ lên đầu người phụ nữ 38 tuổi. Những chiếc hộp chứa đầy các đồ dùng của họ nằm sau một chiếc ghế dài trong căn hộ, nơi bị chuột và gián xâm nhập, thậm chí còn có cả sóc trong phòng ngủ của cô.

Chủ nhà, người đã từng cố đuổi Roxanne ra khỏi nhà vào tháng 1, đã từ chối nhận hỗ trợ tiền thuê nhà của liên bang, vì vậy điều duy nhất ngăn ông ta thay ổ khóa và đuổi cô đi là lệnh cấm của CDC.

“Tôi lo lắng. Tôi bất an. Tôi không thể ngủ được”, Roxanne, ở West Warwick, Rhode Island, cho biết, tất cả là vì nỗi ám ảnh bị đuổi ra đường. “Nếu chủ nhà làm vậy, bạn biết đấy, tôi mất tất cả, và tôi sẽ không có gì. Tôi sẽ trở thành người vô gia cư”.

Theo Viện Aspen, hơn 15 triệu người sống trong các hộ gia đình nợ chủ nhà lên tới 20 tỷ USD. Tính đến ngày 5 tháng 7, khoảng 3,6 triệu người ở Mỹ cho biết họ phải đối mặt với việc bị đuổi ra khỏi nhà trọ trong 2 tháng tới, theo Khảo sát Xung nhịp Hộ gia đình của Cục Điều tra Dân số Mỹ.

Tuy nhiên, tình trạng người thuê bị đuổi ra khỏi nhà hay cảnh vô gia cư không chỉ xảy ra sau đại địch. Nó từ lâu đã trở thành “mặt tối” ở Mỹ, khi những người nghèo cứ quẩn quanh trong cái nghèo mà chẳng thể nào thoát ra được.

Trong một bài viết trên tờ Business Insider hồi năm 2019, khi đại dịch Covid-19 chưa ập đến, khi ấy, có khoảng gần 40 triệu người sống trong cảnh nghèo đói ở Mỹ. Các cá nhân và gia đình nghèo phải đối mặt với nhiều vấn đề khiến họ phải phụ thuộc vào các chương trình của chính phủ và các nguồn lực địa phương. Thế nhưng, các biện pháp hỗ trợ như nhà tạm lánh hay nhà ở công cộng không phải lúc nào cũng là giải pháp đáng tin cậy.

Một người đàn ông vô gia cư, cho biết tên của mình là Terry, kiểm tra chiếc cốc sau khi một người đi bộ bỏ tiền vào đó gần Quảng trường Thời đại.

Mọi người, mỗi người mỗi cảnh, dựa vào các chương trình của chính phủ và các nguồn lực địa phương để nuôi sống bản thân và gia đình, làm việc nhiều giờ với mức thu nhập thấp.

Otibehia Allen chuẩn bị bữa tối cho các con trong ngôi nhà di động thuê của họ ở Jonestown, Mississippi.

Khi chi phí sinh hoạt tăng trên khắp đất nước, một số người buộc phải sống ở bất cứ đâu có thể, chẳng hạn như chiếc ô tô thế này.

Lisa Davis cho thấy cô ấy đã sắp xếp chiếc xe của mình để sống trong bãi đậu xe của nhà thờ, nơi có hơn 2 chục phương tiện khác cũng đậu ở đó với những người có hoàn cảnh tương tự. Họ đều là những phụ nữ độc thân vô gia cư, ở Kirkland, Washington.

Những người vô gia cư ở các thành phố sử dụng các không gian công cộng làm nơi trú ẩn.

Những người sống trên đường phố phải phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, các quan chức thực thi pháp luật và tìm kiếm những không gian nhỏ có sẵn.

Dave Chung là người vô gia cư trong 5 năm. Anh đang ăn trong một nhà chờ xe buýt nhìn ra Space Needle ở Seattle. Chung cho biết anh đã được hỗ trợ tạm trú nhiều lần, nhưng anh chọn ở bên ngoài do điều kiện tồi tàn sống trong các khu tạm trú dành cho người vô gia cư và xung đột giữa anh với những người khác.

Những chiếc giường trong một nơi trú ẩn dành cho người vô gia cư được trưng bày ở Portland, Oregon, tháng 1 năm 2017.

Một công nhân sử dụng máy ủi để dọn dẹp một khu nhà lớn dành cho người vô gia cư trong rừng gần khu phố Ravenna Park của Seattle.

Verna Vasbinder chuẩn bị giường tầng mới của mình trong ngôi nhà chung mang tên Temporary Bridge Shelter của thành phố dành cho người vô gia cư cùng con chó của bà, Lucy Lui.

Aitnes Kenan mặc quần áo cho con trai 1 tuổi của mình, Tiason, tại Viện Dịch vụ Nhân sinh, một nơi trú ẩn cho người vô gia cư và cơ quan dịch vụ xã hội toàn diện ở Honolulu.

Một người phụ nữ đi dạo bên Farragut Houses, một dự án nhà ở công cộng ở Brooklyn vào ngày 16 tháng 3 năm 2017 tại thành phố New York.

Nguồn: BCH, BI

SHARE