Giải mã những biệt danh “để đời” ít biết của các đại gia Việt

9

Bên cạnh sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng, không ít người còn tò mò bởi biệt danh gắn liền với chính công cuộc gây dựng sự nghiệp của của các đại gia nức tiếng Việt Nam.

Ông Nguyễn Hữu Đường – “Đường bia”

Ông Nguyễn Hữu Đường – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Bình là người đã “gây bão” trong giới bất động sản khi dát vàng thành lan can căn hộ ở một dự án.

Không chỉ nổi danh với những quyết định khác người và nhiều dự án bất động sản “khủng”, vị đại gia này còn nổi tiếng trong việc bán bia hơi. Cách đây hàng chục năm, ông được biên chế là người xích lô chở bia thứ 100 của Nhà máy Bia Hà Nội.

Nhờ giữ được uy tín trong việc cung cấp bia chất lượng, các cửa hàng bán bia và tín đồ bia hơi Hà Nội đã đặt cho ông biệt danh “Đường bia”. Vị đại gia bật mí: Có ngày, ông kiếm được 5 chỉ vàng từ phân phối bia. Cái tên “Đường bia” bắt đầu từ đó và “sống mãi” cho tới tận hôm nay khi ông đã trở thành một đại gia trong làng bất động sản.

Trong kinh doanh, ông “Đường bia” quan niệm, nếu làm ăn với đối tác tỷ lệ là 50-50 thì ông chỉ nhận về mình 49. Bởi khi đối tác nhận hơn phần mình thì sẽ không bao gì xảy ra tranh chấp.

Đại gia Dương Công Minh – “Minh xoài

Đại gia Dương Công Minh nổi tiếng trong giới bất động sản với tên gọi Minh Him Lam. Tuy nhiên, ít ai biết trước khi trở thành ông chủ quyền lực của Tập đoàn Him Lam, ông còn được biết đến với cái tên Minh “xoài” bởi một thương vụ buôn bán kinh điển…

Theo đó, sau khi xuất ngũ, ông Dương Công Minh về quê tìm đường làm giàu. Ông cùng bạn bè tìm đường xuất khẩu thức quả này sang nước bạn.

Sau chuối là xoài. Với món lời hấp dẫn lên đến 20 triệu đồng/xe, vào khoảng năm 1988-1989 thì giá trị rất lớn, thế nên bạn ông đã vay mượn để huy động đến 110 xe xoài.

Trong số 110 xe, có đến 100 xe hàng không đạt chất lượng, xoài non, nhanh hỏng, khiến ông Minh lỗ sạch vốn, phải bán nhà trả nợ. Biệt danh “Minh xoài” cũng từ giai thoại này mà xuất hiện.

Đại gia Huỳnh Uy Dũng – “Dũng lò vôi

Ông Huỳnh Uy Dũng (SN 1961) – Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam là một trong những đại gia Việt xuất hiện trên mặt báo nhiều nhất, với khối tài sản khổng lồ và những thị phi xung quanh cuộc sống cá nhân.

Biệt danh Dũng “lò vôi” xuất phát từ thời điểm vị đại gia chuyển từ bộ phận hậu cần, tiếp tế cho bộ đội chiến trường biên giới sang sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp.

Sau hàng loạt sóng gió trong kinh doanh, ông Dũng từng tuyên bố mình đã ngán kinh doanh và kiếp sau nếu có làm người sẽ không làm doanh nghiệp.

Biệt danh Dũng “lò vôi” xuất phát từ thời điểm vị đại gia chuyển từ bộ phận hậu cần, tiếp tế cho bộ đội chiến trường biên giới sang sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp.

Xí nghiệp vôi của ông Dũng làm ăn rất phát đạt, mặc dù sau đó ông đã bán nó, để về làm Giám đốc Công ty sơn mài Thành Lễ, tiền thân của Công ty Cổ phần Đại Nam sau này.

Bên cạnh đó, đại gia Huỳnh Uy Dũng còn có biệt danh Dũng “Thành Lễ”. Bởi, trước đây, ông từng làm Giám đốc Công ty sơn mài Thành Lễ. Công ty này sau đổi tên thành Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ.

Hiện nay tên tuổi ông Dũng gắn với các công trình như khu du lịch Đại Nam, các khu công nghiệp Sóng Thần 1, 2 và 3 ở tỉnh Bình Dương.

“Đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản

Ông Lê Thanh Thản (SN 1949) – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mường Thanh, là người nổi tiếng với thói quen hút thuốc lào. Thậm chí ông từng kể trên xe Rolls-Royce của mình bao giờ cũng phải có một chiếc điếu cày để sẵn. Chính vì thói quen này mà cái biệt danh đại gia điếu cày gắn với ông từ đó.

Tâm sự về bí quyết kinh doanh của mình, ông Thản nói: “Khi ít vốn và cả khi đã trường vốn, nên áp dụng sách lược mua rẻ để bán rẻ hoặc kinh doanh lâu dài”, chính sách giá rẻ luôn là một “chiêu” bán hàng hay nhất”.

Những năm gần đây, cái tên “đại gia điếu cày” xuất hiện ngày càng dày đặc trên báo chí với những tai tiếng liên quan đến hàng loạt khu chung cư giá rẻ như Đại Thanh, Xa La, HH Linh Đàm hay Kim văn Kim Lũ…. Nhưng mặc cho những tai tiếng hết lần này đến lần khác ông vẫn tiếp tục mở rộng Tập đoàn Mường Thanh với hàng loạt khách sạn được khai trương.

Đại gia Đoàn Nguyên Đức – “Ba Đức”

Ông Đoàn Nguyên Đức, tên gọi khác là “Bầu Đức”. Ông sinh ngày: 06/12/1962. Tại xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông Đức đang giữ vị trí Chủ tịch Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG). Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG).

Các lĩnh vực kinh doanh như: khoáng sản, gỗ, cao su, và bóng đá. Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2010, tổng vốn hóa thị trường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đạt 22.524,09 tỷ đồng.

Năm 2011, ông được Wall Street Journal đánh giá là một trong 30 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á.

Là con thứ hai trong gia đình, ông chủ Hoàng Anh Gia Lai thường được những người quen gọi là anh “Ba Đức”, theo đúng cách gọi của người miền Trung. Nhưng ngoài cái tên Ba Đức, giống như hầu hết doanh nhân làm bóng đá khác, ông Đoàn Nguyên Đức còn được biết đến với biệt danh quen thuộc hơn là bầu Đức.

Đại gia Đào Hồng Tuyển – “chúa đảo” Tuần Châu

Ông Đào Hồng Tuyển (SN 1954) – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tuần Châu là người từng chi 80 tỷ đồng mua đất lấp biển, xây dựng con đường độc đạo dẫn từ đất liền ra đảo Tuần Châu, Quảng Ninh.

Ý tưởng này của vị chủ tịch ban đầu bị cho là điên rồ. Bởi ông “tiêu tiền” vừa không đúng chỗ vừa không đúng lúc (kinh tế Việt Nam đang bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á – PV).

Ông Tuyển cho hay, ông nhiều lần bị mọi người coi là điên rồ: Lần thứ nhất ông bị coi là điên rồ khi làm đường ra đảo Tuần Châu. Lần thứ hai là khi xây Cảng tàu quốc tế Tuần Châu. Cuối cùng, khi bắt tay xây dựng Bến du thuyền nhân tạo lớn nhất Việt Nam…

15 năm sau, vị đại gia đã biến Tuần Châu từ một hòn đảo nghèo, hoang sơ thành một thiên đường du lịch – giải trí hấp dẫn hàng đầu cả nước. Từ đó người ta đã ưu ái đặt cho ông biệt danh là “chúa đảo” Tuần Châu.

Ngoài sở hữu đảo du lịch quốc tế Tuần Châu, hiện giờ ông Đào Hồng Tuyển sở hữu 14 công ty, 34 nhà máy xí nghiệp với cả vạn công nhân… Xác nhận về tài sản của mình, “chúa đảo” Đào Hồng Tuyển không ngần ngại nói rằng, tổng tài sản của ông lên tới 2 tỷ đôla Mỹ.

Với lượng tài sản khổng lồ, nhưng khi trả lời câu hỏi “ông là người giàu nhất Việt Nam”, ông Tuyển có một đáp án khác: “Tôi đã tổ chức cuộc gặp một trăm người giàu Việt Nam và một trăm người đẹp từ khắp thế giới về đây… Rất hoành tráng phải không”.

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng – “Tỷ phú đôla”

Ông Phạm Nhật Vượng, sinh ngày 05 tháng 08 năm 1968. Quê quán: Hà Tĩnh. Ông hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup.

Một tập đoàn đa ngành hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, du lịch – khách sạn, vui chơi giải trí, y tế, giáo dục, thương mại điện tử… Ông Vượng khởi nghiệp tại Ukraina. Với 10.000 USD vay từ bạn bè, ông và vợ mở nhà hàng Việt Nam. Đến năm 1995, Phạm Nhật Vượng bắt đầu làm mỳ gói với thương hiệu Mivina.

Năm 2000, ông Vượng đầu tư về Việt Nam, bắt đầu từ Nha Trang. Theo thống kê của Fobes ào tháng 3/2021, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện tại là 8,1 tỷ USD, là người giàu thứ 344 trên thế giới.

Là doanh nhân Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới do Forbes bình chọn vào năm 2013, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng ngay lập tức được gắn với biệt danh “Tỷ phú đôla”.

Ngoài ra, với chiến lược phát triển Hòn Tre – một hòn đảo hoang gần Nha Trang – thành khu nghỉ dưỡng cao cấp đã mang đến cho “tỷ phú đôla” biệt danh mới là “Chúa đảo Hòn Tre”.

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh – “Nữ tướng REE”

Đi qua ranh giới hai thời kỳchiếntranh và hòa bình, xuất thân là một kỹ sư điện lạnh doanh nhân Nguyễn Thị Mai Thanh là người chèo lái REE từ những năm 80 – 90 để phát triển thành một tập đoàn lớn hiện nay…

Trở thành lãnh đạo công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) từ năm 1985, gần 30 năm qua, bà Nguyễn Thị Mai Thanh vẫn đứng trên cương vị cao nhất của công ty này. Đưa REE thoát khỏi cảnh chật vật nhờ thương hiệu máy điều hòa Reetech, trở thành công ty đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2000, bà Mai Thanh được ưu ái gọi với biệt danh “Nữ tướng REE”.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn – “vua hàng hiệu”

Trước khi trở về Việt Nam, trở thành “vua hàng hiệu” và nổi tiếng với những dự án đầu tư lớn, đóng góp ý nghĩa cho đất nước, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng có quãng thời gian khởi nghiệp tay trắng, thậm chí làm thêm bằng việc lao động chân tay ở nước ngoài để có tiền ăn học…

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn – người được mệnh danh là “vua hàng hiệu” với việc nắm quyền phân phối hơn 100 thương hiệu xa xỉ quốc tế, là một trong những Việt kiều đầu tiên về nước đầu tư và thành lập Công ty Liên Thái Bình Dương (IPPG), hiện có mạng lưới hoạt động tại 6 quốc gia bao gồm Việt Nam, Mỹ, Úc, Hongkong, Singapore và Philippines.

Đến nay, dưới sự dẫn dắt của ông, IPPG đã hợp tác đầu tư nhiều dự án trên toàn quốc với tổng số vốn lên đến hàng trăm USD và mang lại hơn 25.000 việc làm cho lao động Việt Nam; điển hình là cải tạo Tràng Tiền Plaza (IPPG đầu tư 400 tỷ đồng, mời đầu tư quốc tế 3.000 tỷ đồng), Khu phi thuế quan Phú Quốc 101 ha (tổng chi phí dự kiến 6.830 tỷ đồng) mới đây nhất là ký biên bản ghi nhớ tài trợ 2 tỷ USD thực hiện đề án phát triển trung tâm tài chính mang tầm khu vực tại Đà Nẵng và đề xuất xây dựng thành phố sân bay thương mại phức hợp, tổng kho logistics tại Phú Quốc.

Tổng hợp

nguồn : https://tapchidoanhnhan.org/ho-so-doanh-nhan/giai-ma-nhung-biet-danh-de-doi-it-biet-cua-cac-dai-gia-viet.html?fbclid=IwAR0QEZfEX9ZQoLLeyZZ54_m6L1dEAuE_qFxckWbv6_gm1eKWc9dunvLFPoI

SHARE