Người mẹ vừa chăm 5 con vừa theo học Harvard

67

Yoshida được gọi là ‘người phụ nữ quản lý thời gian tốt nhất’ vì vừa tốt nghiệp Harvard xuất sắc, vừa sinh nở, chăm sóc 5 con trong thời gian học.

Năm 2004, Yoshida Suibo là bác sĩ sản phụ khoa tại Tokyo. Giống như hầu hết các bà mẹ đi làm khác, cuộc sống của cô rất bận rộn.

Con gái lớn hơn một tuổi của Yoshida một mắc bệnh hen suyễn nên cô thậm chí không còn thời gian riêng tư. Điều này khiến Yoshida cảm thấy bị “tù túng”, rất nhiều dự định muốn làm nhưng không có thời gian. Ngược lại cô cũng lo nếu chờ ổn định gia đình mới theo đuổi sự nghiệp có quá muộn không? Sau cùng Yoshida nói với gia đình rằng sẽ đến Harvard để học. Lúc đó, con gái lớn 2 tuổi và con thứ hai mới 2 tháng.

Một ngày Yoshida làm việc từ 9h sáng đến 5h chiều và phải mất 3 giờ đi lại. Đón con về được tới nhà cũng đã 19h. “Tôi mệt đến nỗi không muốn cử động ngón tay. May mắn, chồng ủng hộ tất cả các quyết định của tôi. Anh chủ động làm một nửa việc nhà”, cô chia sẻ.

Ngoài chia sẻ gánh nặng với chồng, cô còn có một cách tuyệt vời để tận dụng thời gian, đó là đi ngủ sớm và dậy sớm. Yoshida thường ngủ cùng lúc với con, sau đó thức dậy lúc 3 giờ sáng. Cô có 3 giờ hoàn toàn thuộc về mình. Đây chính là khoảng thời gian người mẹ dùng để nạp kiến thức nhiều nhất có thể.

Đồng thời, cô áp dụng triệt để quy tắc “hòn đá lớn”, “những viên đá nhỏ và cát mịn”, tức là ngoài thời gian cố định cho từng việc, cô tận dụng các khoảng thời gian lẻ tẻ như nghỉ trưa, đi tàu điện để học, gấp quần áo khi kể chuyện cho con, nghe học âm thanh trong khi rửa bát… Bằng cách này cô tận dụng được mọi thời gian bị phân mảnh.
Ngay cả khi đứa con thứ ba lặng lẽ đến giữa lúc đặt ước mơ vào Harvard, Yoshida không hề có ý định bỏ con. “Tôi vừa phải nuôi dạy con cái, học tập tại Harvard, giờ lại có thêm nhiệm vụ mang thai và sinh nở. Nhiều người sẽ lựa chọn phải bỏ thứ gì và giữ lại điều gì, nhưng tôi chọn phương pháp ‘And’ (và) thay vì ‘Or’ (hoặc) – tức làm mọi việc cùng lúc”, cô chia sẻ.

Sau 6 tháng thức đêm, cuối cùng cô cũng nhận được thư nhập học của Trường y tế công cộng Harvard.

Năm 2008, Yoshida đến Boston cùng 3 con gái: bé 3 tuổi, một tuổi, 1,5 tháng và chồng cô cũng chuyển công tác tới đây. Đây là thời điểm không hề dễ dàng, bởi ở Harvard luôn có những người quyết tâm hơn, chăm chỉ hơn Yoshida. Khi bị quá sức, cô áp dụng quy tắc xin trợ giúp. Cô thuê một bảo mẫu giúp nấu ăn, dọn nhà vài buổi trên tuần. Trong việc học, cô cũng xin giúp đỡ ở giai đoạn đầu khi mình “nghe tiếng Anh như vịt nghe sấm”.

Yoshida không phải kiểu phụ nữ mạnh mẽ, hi sinh gia đình cho sự nghiệp. Trái lại, cô là một vợ dịu dàng và mẹ vợ kiên nhẫn. Có lần muốn tham dự một câu lạc bộ sách từ 19h đến 21h, nhưng 20h các con sẽ phải đi ngủ. Đối mặt với mâu thuẫn này, cô quyết định tham gia chỉ trong 40 phút. ” Có được 40 phút tốt hơn không đi chút nào”, cô nghĩ.

Trước mỗi kỳ thi tại Harvard, Yoshida đến thư viện mỗi cuối tuần để học. Chồng cô đưa hai con đến khu vực sách ảnh, còn Yoshida bế con gái một tuổi vào thư viện. Để con không gây ồn ào cho người khác, Yoshida thường vừa cầm sách vừa đi lại học, nhằm đánh lạc hướng con.

Ngay cả khi con gái thứ hai im lặng, Yoshida vẫn thường bị con gái lớn mè nheo. Là một người mẹ, Yoshida hiếm khi phàn nàn. Cô tự nhủ rằng mình nên ở bên con vào cuối tuần, vì vậy thật tốt khi có thể đọc thêm một vài trang.

Năm 2012, Yoshida cuối cùng tốt nghiệp Harvard với kết quả xuất sắc và gia đình dự định trở về Nhật Bản. Điều khó tin là lúc này, cô lại mang thai đứa con thứ tư.

Khi về nước Yoshida trở thành giám đốc nghiên cứu của Phòng nghiên cứu sức khỏe nghề nghiệp, Viện khoa học y tế quốc gia Nhật Bản, chuyên nghiên cứu các vấn đề chăm sóc mẹ con.

Không lâu sau cô đã xuất bản cuốn tự truyện “Yoshida Doctor Harvard School”, ghi lại tất cả hành trình của mình cho những người không bao giờ quên giấc mơ của họ và không muốn thỏa hiệp với cuộc sống khó khăn.

Một cuốn sách khác “Bởi vì không có thời gian, mọi thứ đều có thể được thực hiện”, cũng được viết cho chúng ta biết, khi theo đuổi hai hoặc ba mục tiêu cùng một lúc, những lý tưởng khác nhau sẽ kích động lẫn nhau, bổ sung cho nhau và mở rộng tầm nhìn của bạn. Điều quan trọng nhất là trong quá trình theo đuổi ước mơ, càng khó khăn bạn sẽ càng mạnh mẽ và táo bạo. Khi cuốn sách được xuất bản, cô đang mang thai đứa con thứ năm.

Sau đó Yoshida vẫn thuận lợi lấy bằng tiến sĩ Đại học Nagoya. Hiện Yoshida có vị trí cao trong Viện Hàn lâm Khoa học Y tế Quốc gia Nhật Bản.

Bảo Nhiên (Theo Sohu)

SHARE