Dự Luật Di Trú Mới Của Mỹ 2020: Con Có Quốc Tịch Không Còn Được Bảo Lãnh Cha Mẹ Và Anh Em Là Không Chính Xác

78

Sau hàng loạt luật di trú Mỹ được ban hành bởi tổng thống Donald Trump nhằm siết chặt việc nhập cư của người ngoại quốc, mới đây vấn đề “Dự luật di trú Mỹ mới: Con có quốc tịch không còn bảo lãnh được cha mẹ và anh em” đang được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Mà thay vào đó là tăng lượng visa phát ra mỗi năm, chủ yếu dành cho các diện định cư Mỹ theo dạng đầu tư (EB-5), hay tri thức trình độ cao,…
USIS Group xin được tổng hợp những thông tin liên quan về dự luật này như sau:

Thực tế, dự luật này được áp dụng là hoàn toàn có cơ sở, khi mà mới đây những tranh luận về vấn đề xây bức tường dọc biên giới Mỹ và Mexico nhằm hạn chế tình trạng nhập cư trái phép. Vốn dĩ trước đó nước Mỹ phải đối mặt với tình trạng mức lương của lao động Mỹ tầm trung học trở xuống bị giảm đi khi mà có quá nhiều người nhập cư hợp pháp thuộc diện tay nghề thấp. Dự luật do 2 thượng sĩ của đảng Cộng Hòa David Perdue của Georgia và Tom Cotton của Arkansas kiến nghị.

Ông Perdue và Cotton đã kiến nghị thêm một dự luật mới con có quốc tịch không còn bảo lãnh được cha mẹ và anh em và dự luật này đưa ra nhiều giải pháp hạn chế nhập cư hợp pháp để tạo cơ hội cải thiện đời sống cho nước Mỹ.

Dự luật di trú Mỹ mới năm 2020 có gì mới?

Trong dự luật mới có khẳng định “Con có quốc tịch không còn được bảo lãnh được cha mẹ và anh em” là sai hoàn toàn. Hai diện bảo lãnh cha mẹ và anh chị em vẫn sẽ được xét duyệt, nhưng không được ưu tiên như trước kia nữa, nghĩa là thời gian xét duyệt lâu hơn và khó hơn vì lượng visa cấp cho các diện này mỗi năm ít hơn bình thường. Bên cạnh đó, chính quyền Trump còn đưa ra một số thay đổi mới ảnh hưởng đến nhiều đương đơn đã nộp hoặc chuẩn bị nộp hồ sơ bảo lãnh.

1. Không cấp visa định cư cho ai không mua bảo hiểm y tế

Sau khi được ban hành vào ngày 4/10/2019, luật di trú Mỹ mới này không ảnh hưởng đến những người đã vào nước Mỹ rồi, nghĩa là thường trú nhân hợp pháp cũng như người chạy nạn, người xin tị nạn hay trẻ em. Thay vào đó, chỉ áp dụng đối với những người xin visa (thị thực) nhập cư từ nước ngoài.

Trừ khi những người này có thể chứng minh rằng họ đủ khả năng chi trả các chi phí y tế, theo tuyên cáo Tổng thống Donald Trump ban hành, nếu không, người xin visa định cư Mỹ sẽ bị từ chối cho nhập cảnh dưới mọi hình thức. Tiếp đó là một biện pháp có hiệu lực từ ngày 3/11/2019, người xin định cư Mỹ bị chặn vào Mỹ nếu họ không có bảo hiểm y tế trong vòng 1 tháng kể từ khi nhập cảnh, hoặc không đủ tiền bạc để trang trải cho bất kỳ chi phí y tế nào.
Điều này có thể ảnh hưởng đến các gia đình đang cố gắng đưa cha mẹ, vợ chồng hay anh em đến Mỹ, bởi luật này sẽ áp dụng đối với cha mẹ và vợ chồng của công dân Mỹ.

Lưu ý: Những hồ sơ nào đã được duyệt và chấp nhận trước lúc luật di trú Mỹ này ban hành ra sẽ không bị bắt buộc mua bảo hiểm. Chỉ có những hồ sơ nào được duyệt sau ngày 3/11/2019 mới bị đáng lo ngại. Nên mọi người có thể yên tâm không phải lo lắng vấn đề “Con có quốc tịch không còn bảo lãnh được cha mẹ và anh em”, và nên cân nhắc việc “khai gian với Sở Di trú”, vì có thể sẽ bị chính phủ coi họ là gánh nặng cho xã hội, đồng nghĩa với việc đối mặt bị trục xuất trong một sớm một chiều.

2. Bác bỏ một nửa đương đơn

Theo dự luật mới, số lượng visa tị nạn đã được cắt giảm xuống còn 50.000 hồ sơ mỗi năm. Đối với visa theo diện bảo lãnh đoàn tụ, chỉ còn 500.000 người mỗi năm, trong khi trước đó con số này là 1 triệu người/năm. Con số này sẽ giảm 50% mỗi năm liên tiếp trong vòng 10 năm tới.

Vào giữa tháng 10/2019, chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công bố một quy định mới có thể từ chối quy chế thường trú nhân đối với hàng trăm nghìn đương đơn vì thu nhập thấp. Sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những đương đơn xin thị thực di dân tạm thời hoặc lâu dài, vì không đáp ứng tiêu chuẩn thu nhập hoặc sẽ nhận hỗ trợ chính phủ như tem phiếu thực phẩm, phúc lợi, nhà ở công cộng hoặc theo chương trình bảo hiểm y tế Medicaid.

Luật di trú Mỹ mới 2020 này đảm bảo rằng những người nhập cư phải dựa vào khả năng của chính họ, không phụ thuộc vào nguồn lực chính phủ để đáp ứng nhu cầu của họ. Đòi hỏi người nhập cư phải có khả năng “tự túc” không phụ thuộc vào nguồn lực của các thành viên gia đình, người bảo lãnh cũng như các tổ chức tư nhân.

Đây là lý do tại sao trong năm 2020 rất ít hồ sơ con có quốc tịch không còn bảo lãnh được cha mẹ.

3. Con có quốc tịch không còn bảo lãnh được cha mẹ và anh em?

Theo luật di trú Mỹ mới 2020, công dân chỉ được phép bảo lãnh vợ chồng hoặc con cái không quá 21 tuổi và còn độc thân. Dĩ nhiên anh chị em hoặc bố mẹ không còn nằm trong diện bảo lãnh như luật di dân di trú hiện thời (Ví dụ: Bộ luật hiện tại cho phép con có quốc tịch bảo lãnh được bố mẹ, anh em và các con trên 21 tuổi có hoặc chưa có gia đình).

Riêng trường hợp bố mẹ già yếu sẽ không được nhận bảo hiểm, không được phép đi làm và người bảo lãnh cần chứng minh năng lực tài chính đủ để lo bảo hiểm y tế cho bố mẹ. Tuy nhiên, trường hợp này vẫn sẽ được xem xét cấp thị thực tạm thời cần gia hạn mỗi năm.

Các Thượng nghị sĩ hy vọng dự luật di trú Mỹ mới “Con có quốc tịch không còn bảo lãnh được cha mẹ và anh em” sẽ nhận được sự ủng hộ của đảng Cộng Hòa và một số thành viên đảng Dân Chủ để nó được đưa lên thượng viện Mỹ trong năm 2020.

Dự luật di trú Mỹ mới 2020 sẽ được áp dụng khi nào?

Dự luật mới hạn chế chương trình Visa đa dạng (xổ số thẻ xanh), chương trình đã cấp 50.000 visa cho các nước có tỷ lệ nhập cư Mỹ thấp, và còn nhiều vấn đề khác cũng được thay đổi nhằm giành nhiều lợi ích nhất cho người Mỹ. Tuy nhiên, dự luật này cũng gây ra không ít tranh cãi, mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng Hòa, cụ thể vấn đề này đã được phòng Thương Mại Hoa Kỳ đề cập khi lên tiếng về những lợi ích kinh tế mà người nhập cư mang lại cho nước này.

Ngay sau đó, Phó chủ tịch cấp cao về vấn đề nhập cư, lao động của Phòng thương mại Mỹ đã lên tiếng như sau: “Nhằm giúp cho nền kinh tế phát triển, Phòng thương mại từ lâu đã chủ trương cải cách hệ thống nhập cư này. Tuy nhiên, vì nó có liên quan đến tất cả mọi thứ, từ các hoạt động của hệ thống nhập cư hợp pháp đến quá trình hợp pháp hóa cũng như các chương trình lao động tạm thời. Nên đây là một vấn đề hết sức phức tạp”, Ông nhấn mạnh.

SHARE