Chân lý: Người sống trên đời, có thể lương thiện, nhưng tuyệt đối không được mềm lòng

13

quá hiểu chuyện và dễ mềm lòng không phải món quà, mà là “lời nguyền” khiến bạn nhận nhiều sự tổn thương. Ở đời, muốn sống yên ổn, bạn có thể giữ vững lòng lương thiện, nhưng phải có nguyên tắc. Đừng để ai vượt qua giới hạn chịu đựng của bản thân.

Tục ngữ có câu: “Người tốt khó làm.”

Người hay mềm lòng, thường có một thói quen không tốt, đó là quá lương thiện.

Lương thiện dĩ nhiên là chuyện tốt, nhưng lương thiện không giới hạn chỉ khiến chúng ta tự khiến mình nhận về nhiều oan ức.

Quá mềm lòng, rất dễ chịu thiệt!

1. Đối xử mềm yếu với người khác, sẽ bị coi là hèn nhát

Yan Geling từng nói:

“Những người dễ mềm lòng thường rất khó vui vẻ. Vì tính họ thích giúp người, nhưng một khi bị đối phương lấy oán báo ơn, tổn thương ngược lại, họ sẽ đau khổ rất lâu.”

Trong bộ phim “Phương Hoa”, nam chính Lưu Phong thường hay giúp người. Dù ai nhờ giúp đỡ, anh ấy cũng đồng ý.

Nhưng cuối cùng, anh ấy lại bị người khác vu oan. Những người từng được Lưu Phong giúp đỡ lại sợ hãi tránh xa anh.

Đồng nghiệp cũ của tôi cũng là một người như vậy. Lúc trước, hầu như ngày nào tôi cũng thấy cô ấy ở lại làm thêm giờ. Nhưng không phải vì cô ấy chưa hoàn thành công việc của mình, mà là vì cô ấy đang làm việc giùm người khác.

Có lần, đồng nghiệp ngã bệnh, nhờ cô ấy làm giúp phần việc còn lại. Cuối cùng, cô ấy là người ký tên xác nhận.

Nhưng không ngờ sau đó cô ấy lại bị lãnh đạo mắng vì làm quá nhiều thiếu sót. Mà những thiếu sót đó đều nằm ở phần đầu báo cáo do đồng nghiệp làm ra.

Bởi vì cô ấy là người kí tên, nên chỉ đành chịu mọi trách nhiệm. Người đồng nghiệp kia lại chẳng nói lời nào giúp cô, thậm chí xem như việc không liên quan đến mình.

Trong tiểu thuyết “Thất lạc cõi người” có một câu nói rất cảm động:

“Bất hạnh của em, đều do em thiếu năng lực từ chối người khác. Em cứ sợ một khi từ chối họ, sẽ để lại một vết rạn nứt trong lòng họ, mà em không thể hàn gắn lại được.”

Lương thiện quá mức sẽ khiến bản thân dễ lâm vào tình cảnh khó xử. Đã vậy nếu đối xử tốt với sai người, chẳng những không được đền đáp, còn tự chuốc họa vào thân.

Quá mềm yếu chính là đang tự tay đưa dao cho người khác đâm mình, vậy mà bạn còn quay đầu nói cám ơn.

Ở đời, muốn sống yên ổn, bạn có thể giữ vững lòng lương thiện, nhưng phải có nguyên tắc. Đừng để ai vượt qua giới hạn chịu đựng của bản thân.

2. Đối xử mềm yếu với bản thân, là đang tự thiêu đốt chính mình

Bạn từng xem qua câu chuyện này chưa:

Một y tá nọ lương 8 triệu/tháng nhưng ưa chuộng lối sống “sành điệu”. Đi ra ngoài bao giờ cũng gọi taxi, uống cà phê hạng sang và mua sắm không bao giờ nhìn giá.

Để duy trì lối sống “tinh tế” này, cô nàng đã nợ mấy trăm triệu. Sau khi mẹ cô ta trả giúp 1 trăm triệu, cô ta vẫn không hối cải mà tiếp tục bí mật đi vay nợ.

Trong cơn tuyệt vọng, người mẹ đã nói ra sự thật, lấy giấy chứng nhận con nuôi ra và đuổi cô ta ra khỏi nhà.

Để thỏa mãn dục vọng của bản thân mà mù quáng theo đuổi sự hào nhoáng bên ngoài, chính là đang tự dồn mình vào ngõ cụt.

Nếu bạn không “tàn nhẫn” với chính mình, sống buông thả như thế, thì sau này chỉ có thể nhận quả đắng.

Theo khảo sát của Hiệp hội Y học Giấc ngủ Trung Quốc, có hơn 70% thanh niên quen thức khuya.

Bên tờ Nhật báo cũng từng đưa ra chủ đề: “Người trẻ tuổi, tại sao bạn thích thức khuya?” Và nhận được câu trả lời là: “Tôi không buồn ngủ, cũng không muốn ngủ, tôi chỉ muốn đợi, nhưng đợi gì thì tôi không biết.”

“Tôi chỉ chơi điện thoại một lát thôi.”

“Xem phim 15 phút nữa nhất định sẽ ngủ.”

Những lời nói dối này, dường như bạn đang lặp lại hằng ngày. Nếu không kiểm soát được chính mình, bạn sẽ gặp phải những hậu quả thế này:

Nhồi máu cơ tim trước 25 tuổi.

Nếu thức khuya thêm 2, 3 năm, trí nhớ sẽ ngày càng kém, tính tình dễ bực dọc, trở nên nhạy cảm, luôn khó chịu với mọi người.

Chảy máu nướu răng, mặt tím tái, rối loạn kinh nguyệt…

Bác sĩ từng nói với tôi rằng: “Nếu sau này tiếp tục thức khuya, một ngày nào đó có thể không bao giờ tỉnh lại nữa.”

Quá mềm yếu với bản thân và không tự kiềm chế được những thói quen xấu sẽ chỉ khiến bạn làm tăng tốc độ tổn thương chính mình.

3. Học “tàn nhẫn”, người càng “vững”

Học cách “nhẫn tâm” một chút, nếu trong giao tiếp bạn chỉ biết nhân nhượng và bao dung, thì bản thân sẽ rất dễ tổn thương.

Bạn sẽ trở thành một “nạn nhân”, chuyên bị bắt nạt. Nên từ bây giờ, hãy học cách từ chối những kẻ luôn muốn tính toán, lợi dụng bạn.

Bạn ít cũng không sao, đừng để “bè” khiến bạn phí hoài công sức và tình cảm. Những người chỉ đến với bạn khi có cuộc vui, còn xung đột lợi ích liền trở mặt không thương tiếc, là những “người bạn xã hội”, không phải bạn chân chính.

Loại người tính toán này nên tránh xa càng sớm càng tốt.

Trong “The Godfather” có một câu thoại rất kinh điển:

“Tâm mềm yếu không giới hạn, chỉ khiến đối phương được nước lấn tới. Lòng tốt không nguyên tắc chỉ khiến họ trở nên tham lam.”

“Con ngựa tốt bị người khác cưỡi, người tốt sẽ bị người khác phụ.” Bạn làm đúng lương tâm là được, việc còn lại hãy giúp theo khả năng. Nên học cách chống lại những kẻ thích lợi dụng lòng tốt của bạn.

Không cần coi tất cả mọi người là bạn, cũng không cần làm hài lòng tất cả.

Chỉ có một trái tim mạnh mẽ mới giúp chúng ta bớt chịu tổn thương. Làm việc gì cũng nên nhớ đối xử tốt với chính mình. Quá hiểu chuyện chỉ khiến họ xem thường bạn.

Muốn sống thoải mái và tự do, không chỉ nên học cách “tàn nhẫn” với người khác, còn cần học cách “tàn nhẫn” với chính mình!

SHARE