Sự công bằng lớn nhất trên thế giới này chính là khi tài sản kiến thức của bạn đủ lớn, tài sản vật chất cũng sẽ tỉ lệ thuận theo. Muốn kiếm được nhiều tiền, trước tiên hãy luôn đứng từ quan điểm khách hàng mà suy nghĩ.
Tối chủ nhật vừa rồi, tôi cùng một vài người bạn cũ hội họp với nhau. Lát sau, cả bọn cùng cảm thán về việc năm 2020 vừa rồi đầy biến cố, quả là kiếm tiền không dễ chút nào.
Một người bạn nói rằng: “Bạn không thể nào kiếm được tiền từ những công việc vượt ngoài tầm hiểu biết, trừ khi bạn may mắn. Nhưng đồng tiền kiếm được do may mắn lại thường không giữ được lâu, đó là điều khó tránh khỏi.”
Đồng dạng cách lý giải, mỗi đồng tiền mà bạn kiếm được chính là hiện thực hóa nguồn kiến thức bạn thấu hiểu về thế giới. Mỗi đồng tiền mà bạn mất đi là do những nhận định sai lầm, hoặc việc làm thiếu kinh nghiệm.
Vì vậy, sự công bằng lớn nhất trên thế giới này chính là khi tài sản kiến thức của bạn đủ lớn, tài sản vật chất cũng sẽ tỉ lệ thuận theo.
Muốn kiếm được nhiều tiền, phải có tư duy kiếm tiền đúng đắn. Từ cuộc trò chuyện, chúng tôi đã tổng hợp được 3 loại tư duy sau:
1. Tư duy kỹ năng
Đây là loại tư duy kiếm tiền đầu tiên. Tư duy này đòi hỏi bạn có một kỹ năng riêng biệt. Kỹ năng này càng tích lũy càng giúp bạn kiếm được tiền liên tục.
Những kỹ năng này giúp bạn định mức giá trị bản thân, nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi cá nhân.
Vậy năng lực cạnh tranh cốt lõi là gì?
Nó có nghĩa là những khả năng mà đa số mọi người ở nơi bạn làm không biết, không hiểu chuyên sâu, nhưng bạn lại nắm rõ. Ví dụ: khả năng bán hàng, khả năng viết, khả năng nói…
Chỉ cần bạn có một khả năng riêng biệt, người khác không làm được, nhưng khả năng này lại đáp ứng nhu cầu xã hội, vậy nó sẽ có thể mang lại cho bạn sự giàu có.
Bạn cần học được nhiều kỹ năng kiếm tiền, càng vượt trội hơn người khác. Đây chính là loại tư duy về kỹ năng.
Muốn trở thành một nhân viên bán hàng giỏi, hiểu biết về sở thích của khách hàng thôi vẫn chưa đủ. Bạn còn cần nắm rõ vấn đề họ thắc mắc là gì? Có mối trăn trở nào cần giải quyết?
Từ các sản phẩm hiện có, làm sao để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
Cách bạn tìm ra vấn đề, phân tích và giải quyết nó sẽ là quá trình giúp bạn trưởng thành từng ngày trong công việc.
Trên thực tế, có một người dẫn dắt sẽ tốt hơn nhiều, bởi vì họ giúp bạn chỉ rõ ngay nhược điểm bạn cần sửa chữa, việc này làm quá trình tích lũy kinh nghiệm và thay đổi của bạn diễn ra nhanh hơn.
2. Tư duy khách hàng
Chúng ta thường nghe cấp trên “càm ràm” là phải luôn lấy khách hàng làm trung tâm. Phải biết dựa trên quan điểm khách hàng, nghe ý kiến, nhu cầu của họ.
Vậy nên tư duy khách hàng đòi hỏi bạn hai điều: Một là học được cách suy nghĩ từ quan điểm của khách hàng. Hai là đứng trên góc độ nhu cầu của họ mà suy nghĩ.
Ví dụ: Trong quá trình tiếp thị và quảng cáo đèn LED, nhân viên đã gặp không ít khó khăn về vấn đề màu sắc không nhất quán, dẫn đến khách hàng không ưng ý.
Nhưng nếu đồng nhất màu sắc ánh sáng thành màu trắng hết thì lại không tốt.
Có nhiều vấn đề tương tự nhất định sẽ diễn ra. Và khi đó, bạn cần nên hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng là gì. Dù không đáp ứng ngay được, cũng nên nêu vấn đề với đội ngũ công ty, cùng nhau giải quyết tốt vấn đề, đáp ứng đúng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Đứng trên quan điểm cá nhân, nhất định có nhiều trường hợp khiến bạn thấy không thoải mái, và cho rằng bản thân không thực hiện được.
Nhưng đứng trên góc độ khách hàng, họ cần sự kiên trì và lắng nghe của bạn, vì nhờ đó họ mới biết được doanh nghiệp của bạn có đáng tin cậy hay không?
Các đối thủ cạnh tranh đang chờ đợi bạn mắc lỗi để có thể vượt lên. Cho nên khi khách hàng gửi bản mẫu, hãy lắng nghe, lựa chọn bảng màu, ánh sáng, các thông số liên quan phù hợp với nhu cầu của họ.
Những nhân viên bán hàng xuất sắc luôn là những người không ngại bỏ công sức theo sát và tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu của khách hàng.
3. Tư duy “lưu lượng”
“Lưu lượng” truy cập là một yếu tố rất quan trọng trong thương mại và quá trình bán hàng.
Nói một cách dễ hiểu hơn, “lưu lượng” chính là lượng khách hàng.
Bản chất của kinh doanh là giao dịch. Có càng nhiều khách hàng, nhiều “lưu lượng” truy cập, thì doanh nghiệp mới có thể vững mạnh nhờ chốt được nhiều đơn hàng.
Tại sao những người làm sale luôn cố gắng giữ nguồn khách hàng cũ và tìm kiếm thêm khách hàng mới mỗi ngày?
Vì họ muốn duy trì cũng như mở rộng nguồn “lưu lượng”.
Lượng khách hàng biết đến công ty càng nhiều, xác suất để họ trở thành khách hàng lâu năm của công ty càng lớn.
Muốn nâng cao doanh số bán hàng, phải marketing để nhiều người biết đến và truy cập vào sản phẩm công ty.
Theo dòng chảy này, quan tâm đến “lưu lượng” là một việc làm không hề sai, vì nó giúp công ty có nhiều cơ hội giao dịch hơn.
Ngoài ra, những người kinh doanh còn thường sử dụng phương pháp “thu mua nhu cầu”, nghĩa là họ cố gắng hoàn thành nhu cầu khách hàng trong các thời kỳ khác nhau, kiếm thêm nhiều khách hàng hơn so với KPI quy định, nhằm phòng ngừa rủi ro bị giảm đơn đặt hàng vào mùa “trái vụ”.
Tăng cường kênh quảng bá, tuyên truyền video ngắn, hoặc các nội dung quảng cáo âm thanh trực tuyến trên các trang thương mại điện tử… cũng là cách để tăng “lưu lượng” truy cập.