“Cơ ngơi” trên đất Mỹ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng dần lộ diện

145

 

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa công bố kết quả cuộc thi Thiết kế showroom VinFast toàn cầu – VinFast Global Showroom Design Competition 2021.

Showroom VinFast trên đất Mỹ dần được hé lộ

Cuộc thi Thiết kế showroom VinFast toàn cầu 2021 (VFDC 2021) được Hiệp hội Thiết kế _TP HCM và VinFast tổ chức từ ngày 25/1 đến 25/2/2021, đã có gần 1.000 bài dự thi đến từ 90 quốc gia trên khắp thế giới.

VFDC 2021 đã thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các nhà thiết kế đến từ Mỹ, Canada, Châu Âu, Australia và Việt Nam. Đây cũng là những thị trường trọng điểm trong chiến lược vươn ra quốc tế của VinFast.

Toàn cảnh không gian showroom VinFast trong tác phẩm đạt giải nhất của nhà thiết kế Vicky Daroca (Mỹ).

9 thiết kế showroom VinFast xuất sắc nhất đã được vinh danh tại Quảng trường Thời đại (New York, Mỹ) trước đó một ngày nhân sự kiện Ngày Trái Đất toàn cầu.

Liên quan đến việc VinFast tiến vào thị trường Mỹ, mới đây theo nguồn tin của tờ Bloomberg, Vingroup đang xem xét phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đối với VinFast tại thị trường Mỹ. Thương vụ IPO dự kiến huy động khoảng 2 tỷ USD. Sau IPO, mức định giá của VinFast có khả năng ít nhất đạt 50 tỷ USD.

Vì sao vua thép Trần Đình Long quyết làm container

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Hòa Phát cho biết dù nhu cầu về mặt hàng container trên thế giới là rất lớn, nhưng hiện nay trên 90% container sản xuất ra thuộc về các doanh nghiệp Trung Quốc. Trong đó, một năm toàn thế giới sản xuất được khoảng 3 triệu container thì có khoảng 2,7-2,8 triệu chiếc là sản xuất tại Trung Quốc.

 Vua thép Trần Đình Long quyết làm container.

Tuy nhiên, nếu Hòa Phát tham gia thị trường này, công ty sẽ sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi so với các nhà sản xuất hiện tại của Trung Quốc, đặc biệt về giá thành sản phẩm.

Lãnh đạo Hòa Phát cho biết hiện nay, nhà sản xuất gang thép này đang sở hữu các yếu tố cơ bản nhất để sản xuất container và có thể cạnh tranh được với các nhà sản xuất Trung Quốc.

Trong chiến lược sản xuất container, ông Long cho biết thêm ban lãnh đạo tập đoàn đã đi đàm phán với các đối tác phụ trợ trong ngành để thỏa thuận cung cấp nguyên liệu với chi phí tương đương hoặc thấp hơn các nhà sản xuất khác.

Các yếu tố kể trên giúp container của Hòa Phát sản xuất sẽ mang chi phí thấp hơn, chất lượng tương đương và không ngại cạnh tranh về giá với các hãng trên thế giới.

Bầu Hiển muốn bán vốn ngân hàng con tại Lào và Campuchia

Theo tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 được ban lãnh đạo SHB đưa ra, nhà băng của bầu Hiển đang có kế hoạch chuyển nhượng một phần vốn sở hữu tại 2 ngân hàng con SHB Lào và SHB Campuchia, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động 2 ngân hàng con này theo loại hình doanh nghiệp mới.

Cụ thể, lãnh đạo SHB cho biết đang tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng một phần vốn của ngân hàng tại SHB Lào và SHB Campuchia theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển nhượng chưa được ban lãnh đạo tiết lộ.

Lãnh đạo ngân hàng đánh giá, việc có sự tham gia của các nhà đầu tư vào 2 ngân hàng con tại Lào và Campuchia sẽ mang lại hiệu quả cao cho cả ngân hàng mẹ SHB tại Việt Nam và 2 ngân hàng con tại nước ngoài cũng như các lợi ích của cổ đông.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến xuất hiện với tên mới

Trong đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, các tài liệu được ký bởi Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo Đặng Thị Hoàng Yến có thêm tên Maya Dangelas. Cái tên này cũng được MC nhắc đến khi giới thiệu chủ tịch Tân Tạo thay vì tên “Đặng Thị Hoàng Yến”.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến

Bà Yến nhận xét dịch Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh đến Tân Tạo khi khách hàng của doanh nghiệp này gồm nhiều nhà đầu tư nước ngoài và việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia khiến họ không thể đến Việt Nam.

Sau năm 2020 bị tác động bởi dịch bệnh và tập trung vào các vấn đề nội bộ bên trong tập đoàn, Tân Tạo sẽ ưu tiên vào 3 chiến lược chính trong năm 2021.

Đầu tiên là thu hút nhà đầu tư lớn để lấp đầy khu công nghiệp Tân Đức. Tiếp theo, tập đoàn sẽ tập trung thực hiện các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng để triển khai dự án khu công nghiệp Sài Gòn Mê Kông diện tích 200 ha. Mục tiêu của Tân Tạo là khởi công dự án này vào năm tới và có thể đưa vào kinh doanh năm 2023.

Cuối cùng, Tân Tạo sẽ tiếp tục việc đầu tư vào Mỹ để đa dạng ngành nghề kinh doanh, liên doanh với đối tác Mỹ để thực hiện dự án khu công nghiệp dược phẩm. ITA cũng dự định thành lập liên doanh để phát triển mảng kính thông minh.

Tổng Giám đốc FLC thôi chức Chủ tịch Nông dược HAI

Hội đồng quản trị CTCP Nông dược HAI mới đây đã miễn nhiệm chức Chủ tịch đối với bà Bùi Hải Huyền kể từ ngày 22/4/2021. Bà Huyền vẫn sẽ là thành viên HĐQT của công ty.

Người thay bà Huyền làm Chủ tịch là ông Nguyễn Đức Công – Phó Tổng Giám đốc Nông dược HAI.

Ông Công sinh năm 1981, hiện nay đang là Tổng Giám đốc của ba công ty là FLC Stone (Mã: AMD), FLC GAB (Mã: GAB), và Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (Mã: KLF).

Bà Bùi Hải Huyền sinh năm 1976, hiện nay thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất Động sản FLCHomes.

Năm 2020, Nông dược HAI ghi nhận doanh thu 556 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 6 triệu đồng, đều giảm sâu so với năm trước.

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và câu chuyện ‘mãnh long quá giang’

Ngay khi những chiếc ô tô điện thông minh “Made in Vietnam” từ Hải Phòng lăn bánh ra thế giới, không chỉ là cột mốc lịch sử trong lộ trình phát triển của VinFast mà còn truyền cảm hứng cho các thương hiệu Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Tham vọng của VinFast với mẫu xe ý tưởng dòng bán tải điện – VF Wild

Trong khuôn khổ sự kiện triển lãm công nghệ hàng đầu thế giới CES 2024 diễn ra từ ngày 09 – 12/01/2024 tại Las Vegas, VinFast đã giới thiệu mẫu xe ý tưởng hoàn toàn mới mang tên gọi VF Wild.

Mẫu xe này được hãng định vị thuộc phân khúc xe bán tải cỡ trung, có chiều dài tổng thể 5.324 mm và chiều rộng 1.997 mm. Thiết kế gọn gàng của xe sẽ được tối ưu không gian nhờ khoang chứa có thể mở rộng linh hoạt, thông qua tính năng gập tự động của kính chắn gió và hàng ghế sau. Đặc biệt, mẫu xe VF Wild cũng được tích hợp cửa sổ trời toàn cảnh và gương chiếu hậu điện tử giúp cải thiện tính khí động học của xe.

Với thông điệp “đột phá vươn xa” (Venture Beyond), VF Wild là minh chứng cho năng lực sáng tạo đột phá của VinFast trong việc tạo ra một mẫu xe bán tải điện hiện đại, với hiệu năng mạnh mẽ cho thế hệ người dùng mới.

wild-1706072083.jpgMẫu xe VF Wild

Thiết kế của VF Wild là sản phẩm của sự hợp tác giữa VinFast và Công ty thiết kế Gomotiv (Úc), thành quả của hơn 8.000 giờ nghiên cứu và phát triển, với sự tham gia của nhiều nhà thiết kế hàng đầu được lấy cảm hứng từ hình ảnh chiếc áo choàng của siêu anh hùng bay trong gió.

“VF Wild là mẫu xe giúp khẳng định mạnh mẽ hơn mục tiêu của chúng tôi trong việc tạo ra những chiếc xe điện chất lượng cao, bền vững và dễ dàng tiếp cận với đa dạng khách hàng. Đây không chỉ là một dòng sản phẩm mới của VinFast, mà còn là cam kết táo bạo của thương hiệu với mục tiêu thâm nhập thị trường xe bán tải điện toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ”, đại diện VinFast cho biết.

Theo số liệu từ Reports & Data, quy mô thị trường xe bán tải toàn cầu được định giá 126,5 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến sẽ đạt 208,3 tỷ USD vào năm 2032, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,2% trong giai đoạn 2022-2032.

Hiện nay, khu vực Bắc Mỹ vẫn là thị trường xe bán tải lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 70% thị phần vào năm 2020, theo dữ liệu từ Fortune Business Insights.

Riêng với bán tải điện, số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Rho Motion ước tính sản lượng bán ra trên toàn cầu sẽ đạt 2,6 triệu chiếc vào năm 2027, tăng từ 270.000 xe trong năm 2022.

xe-tai-toan-cau-1706072230.png
 

Từ những số liệu trên, có thể thấy thị trường xe bán tải và cụ thể hơn là bán tải điện vẫn là một “miếng bánh béo bở” còn nhiều dư địa cho các hãng xe cạnh tranh, trong khi đó, với một thương hiệu có tham vọng chinh phục thị trường Mỹ như VinFast thì việc giới thiệu mẫu bán tải điện là một bước đi rất quan trọng trong kế hoạch chinh phục thị trường khó tính này. Đồng thời, đây cũng là điểm nhấn quan trọng trong việc hoàn thiện dải sản phẩm xe điện của hãng.

IPO tại Mỹ – cột mốc đánh dấu VinFast chính thức vươn mình ra biển lớn

Với nhiều doanh nghiệp Việt, giấc mơ được niêm yết và giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán ngoại luôn là một niềm mơ ước và với VinFast cũng không ngoại lệ.

Bắt đầu hé lộ về kế hoạch niêm yết tại sàn chứng khoán Mỹ từ tháng 01/2022, VinFast đã có nhiều động thái để hiện thực hóa việc IPO tại Mỹ.

Đầu tiên, Vingroup đã lên kế hoạch đẩy mạnh tái cấu trúc, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp từ VinFast Việt Nam sang VinFast Singapore để thuận tiện cho việc niêm yết tại Mỹ. Tiếp đó, thay vì chọn hướng đi truyền thống, VinFast đã chọn hình thức hợp nhất với một công ty SPAC.

Theo các chuyên gia, so với “IPO truyền thống”, việc sáp nhập với SPAC sẽ giúp các doanh nghiệp có lợi thế như: tiết kiệm chi phí, hạn chế được việc công bố thông tin cũng như không cần những quy định phức tạp, có được mức giá tốt hơn, tiết kiệm thời gian niêm yết…

Tuy vậy, dù có chọn IPO thông qua với SPAC thì để có được cái gật đầu của Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), VinFast chắc chắn đã phải vượt qua vô số những “bài test” khó nhằn.

Cuối cùng, sau hơn một năm chờ đợi, đến tối ngày 15/08/2023 (giờ Việt Nam), VinFast đã rung chuông ra mắt trên sàn Nasdaq, hiện thực hóa giấc mơ trở thành công ty niêm yết đại chúng có tầm vóc toàn cầu. Sự kiện này cũng đánh dấu lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt được niêm yết thành công trên thị trường chứng khoán lớn nhất nhì nước Mỹ và thế giới.

Chia sẻ về cột mốc quan trọng này, bà Lê Thị Thu Thuỷ – Tổng Giám đốc Toàn cầu của VinFast tại thời điểm đó cho biết: “Việc VinFast niêm yết thành công sẽ tạo nền tảng vững chắc cho mục tiêu phổ cập xe điện thông minh, an toàn và thân thiện với môi trường tới đông đảo người tiêu dùng, thực hiện cam kết trong cuộc cách mạng di chuyển bền vững trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh đó, hy vọng câu chuyện của VinFast sẽ truyền cảm hứng và mở ra nhiều cơ hội cho các thương hiệu Việt Nam cùng tiến ra thế giới”.

Sự kiện VinFast niêm yết thành công trên sàn Nasdaq được các chuyên gia trong ngành ví như một thương vụ “vô tiền khoáng hậu”.

Quay ngược trở lại thời điểm mới thành lập, vào tháng 09/2017, khi Tập đoàn Vingroup đặt những viên gạch đầu tiên khởi công xây dựng Tổ hợp sản xuất ô tô và xe máy điện tại Cát Hải – Hải Phòng, có lẽ không ai ngờ chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, VinFast đã có nhiều bước tiến vượt bậc đến thế.

Bởi ngay từ thời điểm mới thành lập, việc sản xuất một chiếc xe ôtô “Made in Vietnam” cũng đã ngay lập tức gặp phải những nghi ngại của chính người tiêu dùng Việt chứ chưa bàn đến câu chuyện mang thương hiệu xe Việt vươn tầm quốc tế.

Tuy nhiên, với khẩu hiệu “mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”, luôn lắng nghe, luôn sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, VinFast đã luôn mang đến những bất ngờ.

Từ việc tuyên bố từ bỏ xe xăng chỉ làm xe điện đến việc xuất khẩu lô 999 chiếc xe điện VF 8 sang Mỹ hay đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Bắc Carolina… mỗi một câu chuyện có thể thấy VinFast gần như tất tay vào những “ván cược lớn” – điều mà không phải thương hiệu non trẻ nào cũng làm được.

a3-1706072167.jpg
 

Thời khắc lịch sử của VinFast nói riêng và ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung khi chiếc xe ô tô điện thương hiệu Việt đầu tiên chính thức lên tàu xuất khẩu sang Mỹ

Những tham vọng mới cho giai đoạn phát triển kế tiếp

Hơn 5 năm qua, VinFast đã có những bước đi rất thần tốc và với bước nhảy vọt qua sự kiện IPO thành công tại Mỹ, VinFast chính thức khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.

“5 năm trước, ở Mỹ không ai biết đến VinFast. Hãng xe này bắt đầu hành trình của mình từ một đất nước mà phương Tây thậm chí không biết rằng họ có ngành công nghiệp ôtô. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của thương hiệu này đã không ngừng tăng vọt và chẳng bao lâu sau, VinFast đã bắt đầu thâm nhập thị trường Mỹ cùng các thị trường quốc tế khác”, đây là những dòng bình luận về VinFast từ tạp chí Auto Evolution.

Tuy nhiên, tham vọng “chinh phục thế giới” của hãng xe Việt vẫn chưa dừng lại bởi mới đây hãng xe này đã xác nhận “chuẩn bị cho giai đoạn phát triển kế tiếp” thông qua việc sắp xếp lại lãnh đạo cấp cao.

Theo đó, ông Phạm Nhật Vượng – nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Vingroup, công ty mẹ của VinFast sẽ chuyển từ vai trò Chủ tịch HĐQT VinFast sang đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc VinFast, thay cho bà Lê Thị Thu Thủy.

Đồng thời, ông Phạm Nhật Vượng cũng sẽ tiếp quản vị trí Giám đốc Điều hành. Trong khi đó, bà Lê Thị Thu Thủy sẽ chuyển từ vai trò Tổng Giám đốc VinFast sang đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT.

cm-pham-nhat-vuong-1-1706072167.jpg

Trên cương vị Tổng Giám đốc VinFast, ông Phạm Nhật Vượng sẽ trực tiếp quản lý các hoạt động vận hành, bao gồm sản xuất toàn cầu, bán hàng và chiến lược thị trường.

Theo VinFast, sau quá trình tăng trưởng mạnh mẽ và đạt được những thành tựu kinh doanh nhất định, đặc biệt là việc công ty thâm nhập thành công thị trường Bắc Mỹ và niêm yết trên sàn Nasdaq, Hội đồng quản trị xác định đây là thời điểm thích hợp để sắp xếp lại vai trò của các thành viên lãnh đạo, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển kế tiếp.

Còn nhớ, mở đầu Báo cáo thường niên 2022 của Vingroup, tỷ phú Phạm Nhật đã khẳng định: “Vingroup  đã  chính  thức  bước  vào  cuộc  chơi  toàn  cầu  với  quyết  tâm  chinh  phục  thế  giới. Đạt  được  mục  tiêu  này  tất  nhiên không hề đơn giản, thậm chí còn khó khăn hơn rất nhiều so với trước đây”.

Đường xa lắm nỗi đoạn trường, hành trình tiên phong tiến ra thị trường quốc tế của VinFast hẳn không phải con đường trải đầy hoa hồng mà sẽ còn rất nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước. Tuy nhiên với những thành tựu mà VinFast đạt được ở thời điểm hiện tại, đây vẫn là niềm tự hào và truyền cảm hứng cho các thương hiệu Việt.

Và chắc chắn với sự dẫn dắt của “thuyền trưởng” Phạm Nhật Vượng, con thuyền VinFast sẽ còn tiến xa hơn hơn nữa trong tương lai như cái cách VinFast “dám nghĩ lớn, dám hành động” để hiện thực hóa mục tiêu từ một nhà máy được xây dựng trên bãi đầm lầy ở Hải Phòng chỉ trong vòng 5 năm đặt chân lên bản đồ thị trường xe quốc tế bằng những dấu ấn riêng của chính mình.

SHARE