Than phiền đã rất cố gắng nhưng vẫn không nhận lại được gì, người đàn ông nhận được câu trả lời sau khi được đề nghị mua ô tô với giá 1.8 triệu đồng

10

Đáp án cho thắc mắc của người đàn ông có lẽ cũng sẽ khiến nhiều người giật mình ngẫm lại bản thân.

Mua xe ô tô

 Có một vị khách hành hương than phiền rằng: Tại sao tôi đã rất cố gắng nhưng vẫn không nhận lại được gì? Tôi niệm kinh hành thiện rồi nhưng tại sao vận mệnh vẫn chưa thay đổi?

Thiền sư: Tôi cho cậu 500 nhân dân tệ (khoảng 1.8 triệu đồng) có được không?

Khách hàng hương: Sư phụ à, tiền của thầy tôi không dám lấy đâu!

Thiền sư: Tôi muốn cậu giúp tôi làm một việc này.

Khách hành hương: Sư phụ, thầy bảo tôi làm việc vì, tôi nhất định sẽ giúp thầy xử lý thật tốt.

Thiền sư: Hãy giúp tôi mua một chiếc ô tô.

Khách hành hương: Thưa thầy, 500 nhân dân tệ làm sao mua nổi một chiếc ô tô được?

Thiền sư: Anh vẫn biết 500 nhân dân tệ không mua được xe ô tô à?

Lời bình

Trên đời này có rất nhiều người đang vắt óc suy nghĩ làm sao để nhận lại được thật nhiều trong khi chỉ phải bỏ ra một ít công sức. Tuy nhiên điều đó rõ ràng không thể xảy ra.

 Nên dạy trẻ nhỏ như thế nào?

Vị khách đến thăm chùa hỏi: Thưa thiền sư, con của con không nghe lời và không thích học, con nên làm như thế nào?

Thiền sư: Anh đã từng photocopy qua các loại văn bản chưa?

Vị khách: Con đã từng làm việc này rồi ạ.

Thiền sư: Nếu trên bản photocopy có chữ sai chính tả thì anh sẽ sửa bản photocopy hay sửa bản gốc?

Vị khách: Sửa bản gốc ạ.

Thiền sư: Tôi nghĩ anh nên sửa cả bản gốc và bản photocopy mới là tốt nhất. Bố mẹ là bản gốc, gia đình là máy photocopy, con cái là bản photocopy. Con cái là tương lai của bố mẹ và bố mẹ cũng chính là tương lai của con cái.

Lời bình

Bố mẹ là người thầy tốt nhất của con cái, nếu bố mẹ không ưu tú thì làm sao giáo dục con cái trở nên ưu tú, làm sao yêu cầu con cái phải trở nên ưu tú được? Điều bố mẹ nên làm là cải thiện bản thân, đồng thời giúp con cái ngày càng ưu tú hơn.

Ảnh minh họa.

Ở một mình thầy có ăn thịt không?

Có một vị khách đến thăm một ngôi chùa nọ và hỏi sư trụ trì: Thưa thầy, thưa sư phụ, tôi muốn hỏi một câu hỏi không được cung kính cho lắm, không biết có được không ạ?

Thiền sư đáp: Mời anh cứ nói.

Vị khách hỏi: Ở trước mặt mọi người thầy ăn chay, vậy khi chỉ có một mình trong phòng, thầy có ăn thịt không?

Thiền sư không trả lời câu hỏi của vị khách mà hỏi ngược lại rằng: Cậu lái xe đến đây đúng không?

Vị khách đáp: Vâng.

Thiền sư nói: Lái xe cần phải cài dây an toàn. Vậy xin hỏi cậu cài dây an toàn là vì bản thân hay là vì để đối phó với cảnh sát? Nếu cài dây an toàn vì bản thân thì dù có cảnh sát hay không, cậu vẫn tự giác làm, có phải vậy không?

Lời bình

Một người không có kỷ luật tự giác, anh ta sẽ không thể kiên trì và đạt được thành công nếu không có sự giám sát của người khác.

 Nếu tất cả mọi người trên thế giới đều xuất gia

Có một nữ tín đồ rất có hứng thú với Phật giáo đã hỏi Thiền sư rằng: Nếu như người đời đều xuất gia giống như thầy thì liệu nhân loại có còn tồn tại được nữa không?

Thiền sư dường như không nghe thấy vấn đề này, ngài chỉ nhã nhặn quan tâm mà hỏi rằng: Con của cô bao nhiêu tuổi rồi? Là con trai hay con gái?

Nữ tín đồ đáp: 17 tuổi rồi ạ, là con gái.

Thiền sư: Thế thì chuẩn bị thi đại học rồi nhỉ.

Nữ tín đồ trả lời: Vâng ạ, cháu nhà con đang miệt mài ôn thi ạ.

Thiền sư: Hẳn là cô rất hi vọng cô bé sẽ đậu vào một trường đại học tốt?

Nữ tín đồ: Vâng thưa thầy, nếu muốn thi thì phải thi vào đại học Bắc Kinh, thi vào những trường đại học khác chẳng có ý nghĩa gì cả.

Thiền sư: Nếu ai cũng nghĩ giống như cô thì còn có ai đi làm ruộng nữa? Chẳng phải tất cả các trường đại học khác đều phải đóng cửa hay sao?

Nữ tín đồ không nói được gì.

Thiền sư: Cô có chú ý thấy không, cô đã trả lời xong vấn đề của chính cô rồi đấy?

Lời bình

Giống như việc không thể xuất hiện khả năng tất cả mọi người đều đỗ đại học Bắc Kinh, cũng không thể xuất hiện hiện tượng tất cả mọi người đều xuất gia. 

Trong nhân loại có vô cùng nhiều sự lựa chọn, các trường học khác cũng vẫn có thể tồn tại chứ đâu chỉ có mỗi đại học Bắc Kinh. 

Người xuất gia và hòa thượng chỉ là số ít trong nhân loại, giống như những thí sinh thi vào đại học Bắc Kinh cũng vật, là thiểu số mà thôi. Trong đời, không bao giờ có vấn đề nào mang tên “tất cả mọi người đều”.

SHARE