Trải nghiệm sinh ᴍổ trên cả tuyệt vời ở Mỹ khiến mẹ Việt chỉ muốn đẻ nữa, đẻ ᴍãi

11

 

Qua hai lần sinh con ở Mỹ, chị Vân không thể tìm ra một điểm nào chê trách về điều kiện dịch vụ y tế trước và sau sinh. Đó là lý do chị còn muốn… đẻ nữa!Khoảnh khắc sinh nở là điều mà các mẹ luôn muốn ghi lại như một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời mình, trong đó có chị Võ Tuyết Vân (34 tuổi, hiện đang sống ở bang Ohio, Mỹ).

Điều đặc biệt là ca sinh con ở Mỹ của chị Vân còn được các bác sỹ ở “xứ người” quay lại, để làm món quà tặng gia đình nhỏ của chị. Clip đặc biệt này đã được chị Vân đăng tải lên trang cá nhân với khuyến cáo “Sợ máu đừng coi!”, thế nhưng quả thật chẳng có gì quá đáng sợ với những mẹ muốn có sự hình dung rõ ràng về một ca sinh mổ, nhất là khi được diễn ra tại bệnh viện của Mỹ:

Clip ghi lại toàn cảnh một ca sinh mổ. Cũng như bao trường hợp khác, sản phụ được phủ một tấm khăn xanh ngăn cách giữa ngực và bụng. Các bác sỹ, y tá sau khi rạch một vệt ngang trên bụng chị Vân, sẽ cùng hỗ trợ nhấc em bé từ bụng mẹ ra. Chỉ mất vài phút, một thiên thần nhỏ đã cất tiếng khóc chào đời trước sự vỡ òa cảm xúc của người mẹ. Ngay sau đó, em bé được cắt dây rốn, cân đo các chỉ số, lấy máu gót chân để xét nghiệm và ủ ấm trong chăn quấn trước khi đặt lại trên ngực mẹ.

Bức ảnh y tá chụp cho chị Vân, ngay sau khi đã làm xong hết mọi thứ cho em bé và trả lại mẹ.

Các bác sỹ đề nghị… livestream ca sinh mổ cho người thân

Chia sẻ về hoàn cảnh ra đời clip, chị Vân cho biết: “Clip được thực hiện khi mình sinh bé thứ hai, cách đây khoảng 5 tháng, tại bệnh viện Kettering, bang Ohio. Ca mổ diễn ra hoàn toàn bất ngờ, vì lúc đó mình đang mang bầu ở tuần thứ 37 thôi. Buổi tối trước đó, mình thấy bụng đau lâm râm, sáng ra liền bảo chồng chở đến viện để kiểm tra. Khi đến viện khám, bác sĩ yêu cầu mình phải mổ gấp vì có dấu hiệu sinh. Thêm vào đó tử cung mình một bên dày quá, nên phải mổ (lần sinh thứ nhất, mình cũng đã phải mổ vì lý do tương tự)”.

Ảnh chụp khi chị Vân chuẩn bị vào phòng mổ, vẫn còn vui vẻ sảng khoái selfie thoải mái.’

Khi đó, người nhà của chị Vân ở xa không tới kịp, chồng chị phải ở ngoài phòng mổ để trông con trai lớn, không vào phòng mổ cùng vợ được. Và điều bất ngờ là đội ngũ bác sỹ, y tá đã hỏi chị có muốn livestream hay gọi facetime cho người nhà chị ngay lúc đó hay không: “Họ sợ mình tủi thân vì không có người nhà đi cùng nên mới đề nghị như vậy. Nhưng mình suy nghĩ xong thì bảo thôi, chỉ nhờ mọi người quay phim lại giúp để cho người thân xem lại sau là được rồi. Cuối cùng, không ngờ trải nghiệm sinh mổ khi không có người thân bên cạnh cũng rất tuyệt vời vì mình nhận được sự chăm sóc rất tận tình từ y tá, bác sỹ”.

Phòng sinh lạnh nhưng trái tim sản phụ lại luôn thấy ấm áp

Điều mà chị Vân vẫn còn ấn tượng mãi về dịch vụ sinh nở ở bệnh viện là sự quan tâm chân thành của các bác sỹ, y tá ở đây: “Từ lúc vào phòng mổ, gây tê cột sống đến lúc mổ, lúc nào các y tá, bác sỹ cũng tạo cho mình cảm giác ấm áp, an toàn như mình đang ở với người thân của mình vậy. Trước đây, khi sinh mổ bé lớn, có ông xã ngồi cạnh nắm chặt tay mình. Còn lần này, bác sỹ gây tê và y tá đã thay ông xã nắm chặt lấy tay mình. Trong lúc mổ, có lúc mình cũng bị choáng, có lúc người mình cũng run lên, trong phòng rất lạnh, nhưng mình lại cảm nhận được sự ấm áp, ấm áp đúng nghĩa là tình người bao quanh luôn vậy”.

Lần đầu tiên em bé được gặp bố.

Em bé sinh ra nặng 3,4kg được đưa ra khỏi bụng chị Vân, mang đi cắt rốn, cân đo và được lấy máu gót chân để làm xét nghiệm, chích ngừa viêm gan B mũi đầu tiên trước khi mang trả lại mẹ một cách trọn vẹn, đầy yêu thương. Ngoài ra, điều đặc biệt là em bé khi vừa sinh ra còn được in dấu chân lên một tờ giấy và trao cho mẹ để giữ làm kỷ niệm. Mỗi một hành động của đội ngũ y tá, bác sỹ ở đây đều được làm rất cẩn thận, trân trọng. Vậy nên qua hai lần sinh con ở Mỹ, chị Vân không thể tìm ra một điểm nào chê trách về điều kiện dịch vụ y tế trước và sau sinh.

Mẹ và bé được tách riêng để chăm sóc tối ưu

“Đối với em bé, họ sẽ kiểm tra hết mọi thứ về bé như tai, mắt, mũi, các chỉ số… Đối với bé trai, lúc nào họ cũng khuyên mình nên cắt bao quy đầu cho bé ngay sau sinh, để tránh tình trạng bị dơ hay nhiễm trùng sau này. Họ cũng liên hệ đội ngũ làm giấy tờ, khai sinh tới tận phòng để làm cho bé. Họ còn cho người tới chụp ảnh cho bé, mình thích thì lấy, không thì thôi. Đặc biệt, y tá sẽ giữ bé hoàn toàn, chỉ khi nào đến giờ bú, y tá sẽ đem bé tới cho mẹ cho bú, giúp mẹ được nghỉ ngơi hoàn toàn sau sinh”, chị Vân kể thêm về những điểm vượt trội của dịch vụ sinh nở trên đất Mỹ.

Những em bé đẹp như ảnh tạp chí vậy.

Cũng theo chia sẻ của chị Vân, người sản phụ sau sinh cũng được hưởng những chế độ chăm sóc rất tuyệt vời: “Đối với mẹ bé, cứ cách khoảng 2-3 tiếng, y tá lại vào phòng kiểm tra huyết áp, kiểm tra dịch truyền 1 lần. Thậm chí y tá còn giúp mình thay cả đồ, rửa rát luôn. Họ còn giúp mình chọn đồ ăn, dặn mình ăn như thế nào để đủ chất với mau có sữa về cho bé. Chế độ ăn uống cũng rất đa dạng, phong phú, thậm chí mẹ sau sinh còn được ăn kem, uống nước đá… rất bình thường, không phải kiêng khem gì cả”.

Một bữa ăn ở bệnh viện, có cả cốc kem màu vàng cho bà đẻ.

“Mình cũng được dặn dò nằm nghỉ ngơi thoải mái, cảm thấy bất kỳ có dấu hiệu đau hay bất thường, chỉ cần bấm nút gọi là sẽ có y tá tới giúp ngay lập tức. Thậm chí mình khát nước hay đói bụng, y tá cũng luôn sẵn sàng mang nước hay đồ ăn cho mình bất kể giờ giấc nào. Khi cho mình uống thuốc giảm đau, y tá còn mang cho mình thêm ít bánh vì sợ mình bị xót bao t. ử vì chưa ăn gì nữa. Nói chung, mình cảm thấy vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi đi sinh con. Thế nhưng sự sung sướng ấy chỉ kéo dài được 3 ngày và bác sỹ đã cho mẹ con mình về nhà”.


Em bé nay đã được 5 tháng tuổi và luôn quấn quýt với anh trai.

Chị Vân cũng hài hước tiết lộ rằng trải nghiệm sinh con tuyệt vời như vậy cũng góp phần vào mong muốn… đi đẻ nữa của chị.

Theo afamily.vn

SHARE