Cuộc sống sẽ dạy cho chúng ta cách trưởng thành trong đau thương. Nhưng hãy nhớ không có vết thương nào là không thể chữa lành. Chỉ cần bạn biết được ba điều sau, bạn sẽ trở thành người thầy thuốc tốt nhất của bản thân.
Sống ở đời, nào có ai là không bị tổn thương. Chỉ là có những người luôn biết tự chữa lành đau thương cho chính mình. Chúng ta sống cũng như việc chúng ta đang tu tập. Mỗi người sẽ từ những đứa trẻ ngây thơ non nớt biến thành một con người dày dạn gió sương.
Cuộc sống sẽ dạy cho chúng ta cách trưởng thành trong đau thương. Nhưng hãy nhớ không có vết thương nào là không thể chữa lành. Chỉ cần bạn biết được ba điều sau, bạn sẽ trở thành người thầy thuốc tốt nhất của bản thân.
Biết mình
Biết mình có nghĩa là hiểu mình và biết được sức mình đến đâu. Khi đau khổ ập đến, nhiều người đều than trách sao số phận mình đen đủi thế. Nhưng mọi chuyện ở đời đâu phải vô duyên vô cớ mà xảy ra. Mọi thứ đến với bạn đều có lý do riêng của nó.
Phương hướng phát triển của một sự việc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Bạn là ai? Trình độ nhận thức của bạn đến đâu? Cách bạn kiểm soát cảm xúc của mình? Cách bạn ứng phó với chuyện đó? Cho nên mới có câu: “Người quý là ở chỗ tự biết mình.”
Người biết mình sẽ không tùy tiện đánh giá cao bản than, càng không bao giờ dễ dàng tự hạ thấp mình. Họ hiểu rõ ưu và khuyết điểm của bản thân. Chỉ có như vậy, họ mới có đủ dũng khí để theo đuổi ước mơ và đủ sức mạnh để chấp nhận mọi hậu quả.
Bạn luôn là nhân vật chính trong cuộc đời bạn. Những gì đã xảy đến với bạn suy cho cùng cũng chỉ là những vị khách qua đường. Bạn vẫn là bạn, ngay cả khi bạn đã thất bại hay bị tổn thương. Giá trị của bạn sẽ vĩnh viễn không vì thế mà đổi thay. Đó chính là sự chịu trách nhiệm trước chình mình của một người trưởng thành. Và cũng là điều kiện tiên quyết để ta bắt đầu tiến trình làm lành với bản thân.
Biết mình là hiểu và chấp nhận mọi chuyện đều có nhân quả của nó. Cuộc sống này do chính mình tạo ra. Tất cả những điều đã xảy đến cũng đều là vì ta mà xảy đến. Khi bạn nhìn thấy hết những cái nhân mà mình đã gieo, bạn cũng sẽ thản nhiên chấp nhận hết những cái quả mà mình phải nhận.
Đừng cố chấp
Con người luôn muốn người khác phải nghe theo mình. Đó chính là căn nguyên của mọi nỗi khổ.
Tâm lý học có một thuật ngữ là “tái thiết tri nhận“. Tái thiết tri nhận là học cách mở ra một góc nhìn mới, một lối tư duy mới để nhìn nhận vấn đề trên cơ sở những tri nhận sẵn có.
Chỉ cần chúng ta hiểu, luôn tồn tại nhiều cách khác nhau để giải quyết cho một vấn đề, thì ta sẽ không bao giờ bị rơi vào chấp niệm. Vì thế, chúng ta cần phải học cách nhìn nhận một sự việc từ nhiều góc độ khác nhau. Sau đó, bản thân sẽ buông bỏ chấp niệm để tìm ra một phương pháp mới để tìm phương hướng giải quyết.
Không cố chấp chính là tự mình tin ở mình, là tự mình tìm lối thoát cho mình trong trùng trùng mẫu thuẫn giữa thực tại và lý tưởng. “Sống chính là khi ta không ngừng thuyết phục và luôn đồng hành với chính mình.”
Những đau khổ mà bạn đã từng trải qua sẽ chỉ trở thành quá khứ khi bạn thực sự chấp nhận rằng nó đã xảy ra rồi. Bạn sẽ không còn phải đau đáu trong lòng mãi một câu hỏi vì sao. Bạn chỉ cần tìm cách để thuyết phục mình phải đối mặt với nó. Chỉ cần nói cho mình hiểu thì bản thân sẽ không còn nhiều đau khổ nữa.
Cuộc sống vẫn luôn có những ngày tăm tối chẳng thể tìm nổi ánh sáng. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể trở thành ánh sáng của chính mình. Hãy nhớ chỉ cần bạn sẵn lòng thì không gì có thể cản nổi bước chân bạn.
Tự kiểm soát
Song song với việc chấp nhận và nhìn lại sự thật, thay đổi cũng là một điểm mấu chốt rất quan trọng trong quá trình chữa lành tổn thương. Bởi vì, chỉ khi làm mình tốt lên thì chúng ta mới có thể vượt qua khó khăn, gặp được những người tốt hơn và sống một cuộc sống cao cấp hơn. Đương nhiên, mọi thay đổi chỉ có tác dụng khi nó được hiện thực hóa bằng các hành động cụ thể. Trong đó, việc tự kiểm soát được coi là một bước bắt buộc phải làm.
Tự kiểm soát chính là biết khống chế và điều tiết bản thân. Đó là một loại năng lượng giúp ta tự cứu lấy chính mình ra khỏi những điều tiêu cực và không ngừng tiến lên phía trước. Chúng ta sẽ phải dùng hành động để hóa giải mọi nỗi đau.
Thực tế, đối với những người đau khổ, việc tạo ra được những thay đổi lớn dường như là không tưởng. Nhưng nếu là các thay đổi nhỏ thì chúng ta hoàn toàn có thể.
Bắt đầu bằng việc tạo lập các thói quen tốt như đọc sách một tiếng trước khi đi ngủ, tập thể dục mỗi ngày, hay là tự nấu ăn cho mình. Đừng coi thường những thay đổi nhỏ bé, bởi đó chính là những viên gạch đầu tiên dựng xây nên một cuộc sống mới hạnh phúc cho bạn. Chỉ cần bạn có thể kiên trì tích lũy trong một thời gian, cuộc đời bạn nhất định sẽ mở ra một trang mới.
Tôi không mong đời này mình được thuận buồm xuôi gió. Nhưng tôi hi vọng, mỗi khi phải đối diện với khó khăn, tôi sẽ luôn đủ mạnh mẽ để đương đầu với chúng. Đời này có đến tám chín phần đều là chuyện không như ý. Những khó khăn, trắc trở đó chính là cơ hội để ta chuyển mình. Thái độ của bạn khi ấy sẽ quyết định xem bạn có thể chuyển hóa nguy thành an hay không.
Chỉ có tự kiểm soát mới tự cứu được mình. Trong mọi hoàn cảnh, tinh thần tích cực và hành động tự giác luôn là liều thuốc tốt lành cho tâm hồn.
Tuy nhiên, vận mệnh vô thường khó đoán. Nếu như có thể coi những vui sướng buồn đau là một phần của cuộc đời, bạn sẽ tìm thấy được ý nghĩa của sự đau thương và vất vả. Trên thế giới này, không có ai hiểu bạn hơn chính bạn. Người thực sự có khả năng chữa lành cho bạn cũng chỉ có chính bạn mà thôi. Tâm định thân an.
Mong bạn hãy luôn nhớ kỹ ba điều trên. Để cho dù đang ở trong giông tố, bạn vẫn có thể sống dũng cảm, hiên ngang và kiên cường.