Nếu một người không có hệ thống kiến thức, anh ta khó có thể có chất lượng tư duy tốt, và đương nhiên không thể nhìn thấu sự vật để tìm ra bản chất. Do đó, học hỏi luôn là mấu chốt đưa chúng ta đến con đường thành công và kiếm được nhiều tiền!
Trong cuốn sách “Cách sống” có nói về công thức để có cuộc sống hạnh phúc và thành công là:
Cuộc sống x kết quả công việách suy nghĩ x nhiệt huyết x năng lực.
Nói cách khác, 3 yếu tố tạo nên thành tựu là cách suy nghĩ, sự nhiệt tình và năng lực của một người. Như ông Inamori Kazuo đã nói: “Cách suy nghĩ có thể quyết định kết quả của cuộc đời.”
Thành tựu cuộc sống của một người là kết quả các tích của tư duy, nhiệt huyết và khả năng. Khả năng đó chính là tài năng và chỉ số IQ, còn sự nhiệt tình được kiểm soát bởi sức mạnh ý chí.
Từ những nghiên cứu trên, người ta đúc kết được 9 quy tắc có thể giúp bạn thay đổi cuộc sống, cải thiện khả năng kiếm tiền của mình:
1. Nguyên tắc cho đi:
Bản chất của cho đi là để giải quyết vấn đề cho người khác. Thông qua cách đó, chúng ta mới có thể mang lợi cho cả người và mình.
Tất cả những người thành công hầu hết đều có tư duy văn hóa cho đi.
Trên TikTok, một giáo viên tài chính đã lấy một ví dụ hài hước về việc tiêu tiền, cô ấy nói rằng người giàu dùng tiền như một hạt giống, gieo vào mùa xuân và thu về càng nhiều hơn vào mùa thu. Trong khi người nghèo lại quen dùng tiền như bắp rang, vừa nổ “pang” đã ăn trọn.
“Gieo hạt” chính là loại văn hóa cho đi, mặc dù không biết sẽ gặt hái được bao nhiêu quả trong năm tới, nhưng chỉ cần bạn kiên trì tiếp tục gieo trồng, nhất định sẽ gặt hái được gì đó.
Nhưng đa số nhiều người lại không nguyện ý trả giá, vì họ sợ tiền mất tật mang. Trên thực tế, không phải cứ nghe “cho đi” là gặp ai cũng phải đối xử tốt. Bạn cần sống có nguyên tắc riêng, trả giá trên cơ sở nhất định và có giới hạn…
2. Nguyên tắc mục tiêu: Nỗ lực mà không có mục tiêu, còn đáng sợ hơn người không nỗ lực
80% mọi người đều không thể sống cuộc đời theo ý mình, cuộc sống mỗi ngày đều tầm thường và vô vị vì thiếu mục tiêu, đây là một điều rất khủng khiếp.
Lấy nguyên tắc cho đi làm nền tảng, bạn không nên tùy tiện trả giá công sức khi chưa có mục tiêu và phương hướng cố định, làm như vậy công sức bạn bỏ ra sẽ trở nên vô giá trị.
Đa số sai lầm của nhiều người là nỗ lực mù quáng, không mục tiêu rõ ràng, đây chính là “cái hố” của chăm chỉ không định hướng.
Do đó, hãy đưa ra một mục tiêu rõ ràng, hợp lý, có thể trong đời bạn chỉ đạt được 10% các mục tiêu lớn, nhưng nhất định bạn có thể đạt được hơn 100% những mục tiêu nhỏ nếu bạn cố gắng.
Không có mục tiêu, nỗ lực sẽ uổng phí. Nhưng có mục tiêu thôi vẫn chưa đủ, muốn có cuộc sống tốt đẹp, hãy hành động càng sớm càng tốt.
3. Nguyên tắc hành động: Biết thì phải làm, kiến thức đưa vào hành động mới có ý nghĩa!
Biết nhưng không làm được, nhìn sơ thì do vấn đề năng lực, nhưng có đôi khi là do vấn đề thực hành.
Tại sao nhiều người biết rất nhiều nhưng mãi vẫn chưa thành công?
Vì đa số họ thường dùng tiêu chuẩn suy nghĩ để đo lường cuộc sống, nhưng lại chưa từng dùng hành động để chứng minh.
4. Nguyên tắc giản đơn: Nắm được bản chất, sau đó đơn giản hóa vấn đề
Đơn giản hóa vấn đề là gì?
Nắm bắt bản chất của sự vật thông qua vẻ bề ngoài, sau đó đơn giản hóa các vấn đề phức tạp và cuối cùng là giải quyết vấn đề thông qua ít quy trình hơn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng này, bởi vì nó đòi hỏi khả năng suy luận logic, vững vàng và tư duy chất lượng cao. Mà điều quyết định chất lượng của logic và tư duy là hệ thống kiến thức mà một người có.
Nếu một người không có hệ thống kiến thức, anh ta khó có thể có chất lượng tư duy tốt, và đương nhiên không thể nhìn thấu sự vật để tìm ra bản chất.
Nhưng có người dù đã tìm ra bản chất vẫn chưa đủ, bởi vì nhiều thứ sẽ phát sinh trong quá trình bạn đơn giản hóa nó. Do đó, hãy thực hành nhiều để học hỏi cách bình tĩnh giải quyết khi có vấn đề phát sinh.
5. Nguyên tắc diễn tập: Thành công cần có ngôn ngữ, tránh mất mát, giảm thiểu rủi ro và tỷ lệ thất bại.
Diễn tập ý chỉ việc tìm ra quá trình và kết thúc của một sự việc nào đó trong suy nghĩ trước khi bắt đầu thực hiện nó. Giải pháp tạo ra bởi quá trình tính toán này được gọi là một cuộc diễn tập.
Ví dụ, trước mỗi buổi biểu diễn trên sân khấu, các nghệ sĩ đều cần đi diễn tập trước một số buổi, vì sợ phát sinh vấn đề. Nhờ diễn tập trước, họ có thể phát hiện vấn đề xảy ra và giải quyết, ngăn chặn kịp thời.
Diễn tập càng nhiều, tỷ lệ thất bại càng thấp. Trong nhiều trường hợp, chúng ta không chỉ phải luyện tập trong trí não mà còn cần phải luyện tập trong phạm vi nhỏ ngoài đời để tránh những tổn thất không đáng có cho mình, cũng như tăng tỷ lệ thành công lên nhiều hơn.
6. Nguyên tắc “ngẫm lại”: Thất bại không đáng sợ, đáng sợ là thất bại cùng một chỗ đến 2 lần.
Người ta thường nói “Thất bại là mẹ thành công”. Nhưng bạn cần biết thất bại là thứ phản tỉnh để chúng ta sửa chữa và rút kinh nghiệm.
Trên con đường hoàn thành mục tiêu, thất bại không đáng sợ. Nhưng không nên thất bại nhiều lần ở cùng một chỗ, bởi vì điều đó chứng tỏ bạn chưa học hỏi được gì sau lần thất bại trước.
Khi thất bại, đừng oán thán, hãy ngẫm kĩ nguyên nhân, và rút ra bài học để lần sau không tái phạm nữa.
7. Nguyên tắc liên tục: Con đường tắt tốt nhất dẫn đến thành công là kiên trì
“Cách duy nhất để thành công là tiếp tục làm và đừng bỏ cuộc nếu bạn vẫn chưa thành công.” – Kazuo nói.
Quyết định tiếp tục hay từ bỏ, đòi hỏi quyết tâm của người đó cao tới đâu. Nhiệt huyết là thứ có thể giúp con người vượt qua được bóng tối. Nhiều người hay bỏ cuộc giữa chừng, nên hầu như không thể làm việc gì lâu bền.
8. Nguyên tắc giá trị: Hãy chú trọng giá trị thay vì giá cả. Bản chất của giá cả chỉ là vẻ bề ngoài.
Giá trị là gì? Giá trị đại diện cho lợi ích lâu dài và bạn có thể không thấy được quá nhiều lợi nhuận ngay bây giờ. Cái giá của “lợi trước mắt” chính là chỉ cần bạn làm sẽ có lợi ngay lập tức, nhưng nó chỉ mang tính chất ngắn hạn, không có tính bền vững lâu dài.
Thế nhưng hầu hết mọi người đều tập trung quá nhiều vào “giá cả”, bị vẻ ngoài mê hoặc, đây là lý do thực sự khiến bạn khó thành công.
Ngay cả người nổi tiếng như Buffett cũng từng như vậy, lúc đầu chiến lược của ông ấy là chú ý đến giá cả, chỉ mua cổ phiếu rẻ, nhưng vì chú ý giá cả mà mãi không thành. Sau này, ông ấy mới thay đổi chiến lược đầu tư sang chú trọng giá trị, nhờ vậy trở thành huyền thoại trong giới kinh doanh.
9. Nguyên tắc biết ơn: Gặp điều tốt, hãy biết ơn. Gặp điều xấu, cũng hãy biết ơn.
Không có sự trưởng thành nào mà không có nỗi đau!
Cuộc đời của một người không thể thuận buồm xuôi gió mãi được. Chúng ta hãy biết ơn những điều tốt, lại càng biết ơn những điều xấu, vì khi gặp nó mới có cơ hội phát triển. Nên nhớ, con người thường trưởng thành nhanh nhất khi gặp khó khăn…