Ba sai lầm lớn của đời người, lỡ nhầm một ly là đi một dặm!

9

Cuộc sống không hề dễ dàng, hãy thực hiện tốt từng bước trước khi bạn có thể tiến thêm một bước dài. Nhất định sẽ thuận buồm xuôi gió, nếu bạn không mắc phải ba sai lầm này!

Con người sống trên đời, không có một ai hoàn hảo cả, ai cũng khó tránh phạm phải sai lầm. Những lỗi lầm phạm phải trong đời sẽ dạy bạn những bài học, tránh để bạn phạm lỗi lần nữa.

Tuy nhiên, có những lỗi lầm, một khi đã mắc phải, sẽ mang lại tai họa rất lớn cho bản thân, thậm chí còn thay đổi quỹ đạo sống của chính chúng ta.

Sai lầm khi coi nền tảng ban đầu là tài năng

Trong “Kinh Đạo đức: Chương 33” viết: “Kẻ biết người là người khôn, kẻ tự biết mình là người sáng suốt”.

Vào thời xưa, có một người ăn xin nhỏ bé hàng ngày phải xin ăn kiếm sống. Một ngày nọ, anh đến một quán rượu nhỏ. Ông chủ quán thấy anh ta đáng thương nên nhận anh ta vào làm, đặt tên cho anh ta là Phú Quý, và yêu cầu anh ta ở lại quán để làm việc vặt.

Phú Quý rất biết ơn ông chủ, hàng ngày làm việc rất chăm chỉ, ông chủ thấy cậu làm việc nghiêm túc nên ông dần giao lại công việc của quán rượu cho cậu. Công việc làm ăn của quán cũng ngày càng tốt hơn.

Sau vài năm, công việc làm ăn của ông chủ quán ngày càng lớn mạnh, Phú Quý cũng trở nên nổi tiếng ở những vùng lân cận.

Mỗi lần ra ngoài luôn nghe thấy tiếng người khác khen ngợi: “Phú Quý thật sự rất lợi hại”; “Nếu không nhờ Phú Quý, quán rượu này phải đóng cửa mất”; “Phú Quý nếu cậu đến quán của chúng tôi, tôi sẽ để cậu làm chủ “.

Dần dần, Phú Quý cũng tin rằng việc kinh doanh nhà hàng tốt được như bây giờ đều nhờ công lao của mình, cậu ta trở nên kiêu ngạo, đối với ông chủ quán càng ngày càng lạnh nhạt.

Cuối cùng, có một ngày, ông chủ quán rất tức giận với Phú Quý, Phú Quý trong lúc tức giận cũng bỏ đi. Cậu ta nghĩ:” Tôi hiện tại đã không còn là người ăn xin của năm xưa nữa. Tôi có nơi để đi. Không biết có bao nhiêu quán muốn để tôi làm chủ tiệm đây?”

Tuy nhiên, cậu ta đã nhầm, khi đến quán ăn trước đây, chủ quán đã nói: “Trước đây, do cậu đang làm việc ở quán đó và chúng tôi muốn hợp tác với họ nên đã nói mấy lời khách sáo đó với cậu, nhưng cậu nhìn cậu bây giờ đi, ra đường hỏi xem có ai biết cậu không. Vì vậy tôi không muốn nhận cậu vào làm.”

Cuối cùng, Phú Quý không tìm được công việc nào nữa, đành quay trở lại đi xin ăn.

Bạn biết đấy, sự thiếu hiểu biết lớn nhất của một con người là không nhận ra vị trí của chính mình và đặt nhầm nền tảng làm khả năng của bản thân. Những người thực sự thông minh, họ sẽ bình tĩnh trước những lời khen ngợi hay nói xấu của người khác.

Không nên vì bên ngoài tác động vào sự được mất của bản thân mà cảm thấy vui mừng hay thất vọng. Có thể hiểu bản thân một cách khách quan nhất, sẽ không kiêu căng ngạo mạn khi tiếp xúc với người khác, đường đời mới có thể ngày càng rộng mở.

Sai lầm khi coi sự nóng nảy của bản thân như một loại tính cách

“Kinh Đạo Đức: Chương 8” nói: “Tính thiện như nước, thủy lợi thì vạn vật không tranh giành”.

Nó nói với chúng ta rằng hãy học cách kiểm soát tính khí của mình như nước. Chắc hẳn, xung quanh bạn luôn có những người dễ dàng nổi khùng lên khi gặp chuyện nhỏ nào đó. Khi nào khuyên nhủ anh ấy, anh ấy luôn nói: “Chịu thôi, tính cách của tôi là như thế này rồi.”

Như mọi người đều biết, tính cách là một sự tu dưỡng của mỗi người. Ôn hòa sẽ khiến người ta như gió xuân, ai cũng quý mến. Nhưng những ai xem nóng tính như là tính cách riêng của mình thì sẽ khiến người ta tránh càng xa. Nó cũng sẽ mang lại tai họa cho chính mình.

Trong “Luận ngữ biệt tài” ghi: “Người sáng suốt có bản lĩnh không nóng nảy, kẻ tầm thường có bản lĩnh nhưng nóng nảy, người thấp kém vừa không có bản lĩnh vừa nóng nảy.”

Nóng tính là bản năng, làm sao để khống chế sự nóng tính đó mới là tài năng. Nói tóm lại, một người được giáo dục tốt sẽ không để cảm xúc nhất thời của mình ảnh hưởng đến người khác.

Suy cho cùng, cuộc đời con người thắng ở hòa khí, thua ở sự nóng nảy. Chỉ khi biết cách kiểm soát cơn nóng nảy, bao dung với người khác, bạn mới có thể khiến cuộc sống của mình tràn ngập ánh nắng.

Sai lầm khi xem tình bạn “độc hại” là tình bạn tâm giao

Theo cách hiểu về “Đạo” của mỗi người, Lão Tử chia con người thành ba loại: “Bậc sáng suốt nghe đạo thì gắng sức thi hành, kẻ tầm thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, kẻ tối tăm nghe đạo thì cười rộ”. Tương tự, bạn bè được phân thành ba, sáu hoặc chín lớp.

Nếu bạn nhầm bạn xấu là bạn tốt, nhẹ thì bị lừa, nặng thì nguy hại tới sự an toàn của bản thân, mang lại họa lớn cho chính mình.

Sai lầm khi xem nền tảng là một tài năng, đánh giá quá cao bản thân, nhất định sẽ thu hút sự ghen ghét của mọi người.

Nếu bạn nhầm tính nóng nảy của mình là tính cách riêng của bản thân, buông thả bản thân, bạn chắc chắn sẽ đắc tội người khác.

Tưởng lầm tình bạn xấu là bạn tâm giao, nhẹ dạ cả tin, nhất định sẽ rước họa vào thân.

Vì vậy, khi chúng ta đưa ra quyết định nhất định phải suy nghĩ kỹ lưỡng.

Bởi vì đời người không có diễn tập, thậm chí cả cơ hội để chúng ta bắt đầu lại từ đầu cũng không có. Vì thế hãy lạc quan, nhưng thật thận trọng trong mỗi bước đi.

SHARE