Nhặt được tờ 100 đô la trên phố, bạn sẽ tiêu ngay hay đầu tư nó? Câu trả lời nằm ở ‘tài chính hành vi’ có ảnh hưởng tới việc cuộc đời sẽ giàu hay nghèo của bạn

12

Một trong những “thế lực” có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến thành công đó chính là sức mạnh của tâm lý học.

Bên cạnh đó, một khía cạnh rất rộng của tâm lý học đó chính là giải quyết các vấn đề về thành kiến nhận thức. Thành kiến về nhận thức nghĩa là “một sai lầm trong tư duy xảy ra khi con người xử lý và giải thích các thông tin về thế giới đang sống”.

Hãy tưởng tượng bạn đi đường và nhặt được tờ 100 đô la trên phố. Bạn sẽ làm gì với số tiền này – chi tiêu cho một bữa ăn đắt tiền? Hay bạn sẽ đầu tư nó? Câu trả lời nằm ở tài chính hành vi – kiểm tra xem bộ não của chúng ta ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta quản lý và đầu tư tiền.

Hầu hết mọi người sẽ có xu hướng chi tiêu khoản tiền đó ngay cả khi họ cân nhắc đến mức lương của mình. Có nghĩa là họ có thể sẽ chi 100 đô la thay vì đầu tư nó. Tại sao vậy?

Thiên lệch về hành vi trong tài chính là gì?

Tài chính hành vi là một lĩnh vực nghiên cứu tập trung vào các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư trên thị trường tài chính dựa vào cách họ diễn giải và hành động trên các thông tin cụ thể.

Các nhà nghiên cứu tài chính hành vi phát hiện ra rằng có nhiều lối tắt tinh thần mà chúng ta sử dụng khi đưa ra các quyết định phức tạp.

Bên cạnh đó, những suy đoán này có thể làm sai lệch các phán đoán và dẫn đến những bước đi sai lầm.

Thiên lệch về ​​hành vi là những niềm tin vô thức ảnh hưởng đến quyết định của chúng ta. Đồng thời, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến tiền bạc của chúng ta.

Dưới đây là năm xu hướng ​​nhận thức phổ biến có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với tiền bạc và các cách để vượt qua chúng.

1. Kế toán tinh thần

Kế toán tinh thần đề cập đến các giá trị khác nhau mà mọi người đặt trên tiền bạc, dựa trên các tiêu chí chủ quan, thường có kết quả bất lợi.

Một ý tưởng thú vị là chúng ta sẽ tách tiền của mình thành các “tài khoản tinh thần” với những mục đích sử dụng khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu của chúng ta.

Kế toán tinh thần đôi khi có thể làm tổn hại đến lợi nhuận của bạn.

Ví dụ, mọi người có thể chọn giữ tiền trong quỹ đại học thay vì trả nợ thẻ tín dụng. Số tiền đã được “hạch toán”, có nghĩa là họ sẽ gặp khó khăn khi trả lãi suất cao cho các hóa đơn thẻ tín dụng của mình vì có số dư mỗi tháng.

Thay vào đó, nếu chọn trả hết thẻ tín dụng, họ có thể sử dụng số tiền mà lẽ ra đã được chuyển thành lãi để thay vào đó xây dựng lại quỹ đại học của con họ – hoặc thậm chí sử dụng nó để đầu tư.

Cách khắc phục: Tạo một ngân sách để quản lý tài chính và xác định rõ hơn khi nào nên tiết kiệm, khi nào tiêu. Ngoài ra, hãy lập một kế hoạch về các chi tiêu những khoản lợi nhuận thu được, chẳng hạn như tiền thừa kế hoặc tiền thưởng cho công việc.

2.Nỗi lo mất mát

Nỗi lo mất mát là một thành kiến nhận thức khiến mọi người có xu hướng tránh rủi ro nhiều hơn là cố gắng để đạt được điều gì đó​​. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2019 trên tạp chí Scientific Reports cho thấy, mọi người thường nhạy cảm với những tổn thất hơn là với mức lãi tương đương khi đưa ra quyết định.

Giáo sư tài chính tại Đại học Kinh doanh Heider của Đại học Creighton Robert R. Johnson lập luận rằng lo lắng có thể khiến chúng ta mất nhiều hơn được.

Tuy nhiên, nỗi lo mất mát khiến chúng ta có thể tránh mọi rủi ro. Đó là lý do mọi người tiết kiệm hơn là đầu tư, mặc dù lạm phát sẽ làm giảm giá trị của khoản tiết kiệm – và nhiều khoản đầu tư.

Ông nói thêm: “Cách chắc chắn nhất để thu lại lợi nhuận lớn trong thời gian dài là đầu tư vào danh mục đa dạng, tùy thuộc vào mục tiêu đầu tư gồm các cổ phiếu phổ thông. Nếu có thời gian dài, nhà đầu tư không nên tiếp xúc với các danh mục có độ rủi ro thấp và lợi nhuận thấp như quỹ thị trường tiền tệ. Mặc dù vậy, nhiều nhà đầu tư lại làm vì họ sợ sự biến động của thị trường chứng khoán.”

Vậy làm sao để khắc phục nỗi lo mất mát?

Đừng phó mặc cho cảm xúc, hãy tạo một chiến lược đầu tư và tuân theo nó. Chuẩn bị tinh thần chấp nhận một số rủi ro bằng cách xem xét các tài sản thường hoạt động tốt chẳng hạn như quỹ chỉ số tuân theo S&P 500.

3. Tự tin thái quá

Tự tin thái quá là xu hướng xem bản thân tốt hơn người khác. Đó là điều bình thường trong đầu tư. Một đánh giá năm 2020 được công bố trên Tạp chí Quản lý Quốc tế cho thấy các nhà đầu tư cá nhân quá tự tin thường không quản lý và kiểm soát rủi ro đúng cách.

Sự tự tin thái quá có thể khiến một nhà đầu tư đánh giá quá cao khả năng và kiến ​​thức của bản thân họ. Điều này có thể dẫn đến những quyết định hấp tấp hoặc sai lầm. Ví dụ, quá tự tin vào các kỹ năng đầu tư có thể khiến nhà đầu tư tin rằng họ có thể định thời điểm chính xác cho thị trường, mặc dù thị trường nổi tiếng là không thể đoán trước.

Cách khắc phục: Nếu bạn là nhà đầu tư mới bắt đầu, hãy tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia và kiểm tra kỹ chiến lược đầu tư để thu thập kinh nghiệm và kiến thức. Bên cạnh đó, hãy cân nhắc việc đầu tư thụ động thay vì cố gắng tính thời điểm của thị trường.

4. Hiệu ứng “neo” tâm lý (Anchoring bias)

Điều này xảy ra khi một thông tin không liên quan nào đó chi phối cả quá trình suy nghĩ của bạn. Hiệu ứng “neo” tâm lý là một vấn đề khá quan trọng vì nhiều quyết định đầu tư đòi hỏi phải có các phán đoán phức tạp và dễ bị sai lệch.

Để khắc phục điều này, các nhà đầu tư nên dành thời gian để nghiên cứu và đưa ra quyết định. Đánh giá toàn diện về giá của một tài sản giúp giảm hiệu ứng “neo” tâm lý.

Cuối cùng, hãy luôn cập nhật các thông tin mới – ngay cả khi nó không phù hợp với những gì bạn đã học ban đầu.

5. Tâm lý “bầy đàn”

Tâm lý “bầy đàn”xảy ra khi các nhà đầu tư theo dõi người khác hơn là đưa ra quyết định của riêng họ dựa trên dữ liệu tài chính. Ví dụ, nếu tất cả bạn bè của bạn đang đầu tư vào cổ phiếu penny, bạn cũng có thể bắt đầu ngay cả khi nó rủi ro.

Mọi người có xu hướng đi theo đa số vì cảm thấy an toàn hơn. Ngoài ra còn có “nỗi sợ bỏ lỡ”: Nếu đồng nghiệp của bạn đang kiếm tiền đầu tư vào GameStop, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái khi ngồi bên lề.

Tâm lý “bầy đàn” đôi khi có thể phản tác dụng.

Cách khắc phục: Lùi lại và xem xét các khoản đầu tư một cách cẩn thận. Đi sâu vào các nguyên tắc cơ bản của công ty và xem liệu nó có thực sự giống như một khoản đầu tư chắc chắn hay không. Ngoài ra, hãy hoài nghi về những cổ phiếu hot được quảng bá trên các diễn đàn internet.

Bài học về tài chính

Các nhà kinh tế nghĩ rằng chúng ta đưa ra các quyết định tài chính bằng cách tối đa hóa lợi nhuận và tối ưu hóa kết quả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các quyết định của chúng ta bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố bao gồm cả cảm xúc và ​​nhận thức.

Điều đó có thể dẫn đến sai lầm tài chính. Nhận thức được chúng sẽ giúp bạn tránh những rủi ro. Bên cạnh đó, có một kế hoạch tài chính là bước quan trọng tiếp theo để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

SHARE