Thế giới hàng tỷ người, nhưng những người ưu tú thì đều có những phẩm chất ưu tú như nhau, dưới đây là 6 “bảo bối” giúp bồi dưỡng nên những thế hệ sau ưu tú, duy trì sự giỏi giang của dòng tộc giống như gia tộc Bối thị.
Cổ ngữ Trung Quốc nói: “Quân tử chi trạch, ngũ thế nhi trảm; phú quý truyền gian, bất quá tam đại.”
Ý muốn nói không ai giàu quá ba họ.
Nhưng cũng tại chính Trung Quốc, có một gia tộc không những “giàu quá ba đời” mà thậm chí còn hưng thịnh suốt 17 đời, đó là “Gia tộc Bối thị” ở Tô Châu, Trung Quốc.
Người nổi tiếng nhất trong dòng họ này là Bối Dật Minh, hay Ieoh Ming Pei, ông là một trong những kiến trúc sư thành công nhất của thế kỉ 20, ông được trao tặng giải thưởng Pritzker vào năm 1983. Tài năng thiết kế của ông được nhiều người biết đến và nổi tiếng quốc tế. Viện bảo tàng Louvre, Paris; Bảo tàng Tô Châu, Bảo tàng Nghệ thuật Miho ở Nhật Bản và rất nhiều công trình quốc tế khác đều là những kiệt tác của ông Bối Dật Minh. Ông đã giành được rất nhiều giải thưởng về kiến trúc trong suốt cuộc đời của mình. Ông thậm chí còn được mệnh danh là “bậc thầy cuối cùng của kiến trúc hiện đại”, ngay cả giới kiến trúc Mỹ cũng gọi năm 1979 là “Năm của Bối Dật Minh”.
Bối gia sở dĩ có thể hưng thịnh trong suốt nhiều năm như vậy, một phần không nhỏ phụ thuộc vào cách giáo dục con cái của gia tộc này.
“Để lại “tài” sản cho con cháu, không bằng để lại “đức” nghiệp cho chúng, để lại tài sản riêng không bằng để lại sản chung cho con cháu.”
Quy định của Bối gia chính là: bất kể là nam hay nữ, đã là con cháu Bối gia thì phải đi học, con gái cũng phải “biết chữ biết đọc sách”.
Hơn nữa “nam đinh bắt buộc phải làm việc”, không được phép sống kiểu công tử nhà giàu.
Có một điểm đặc biệt đó là dù làm ngành gì hay sinh sống ở đâu thì con cháu họ Bối cũng đều có một điểm chung là đều đã học Đại học Harvard, đó là lý do tại sao dân gian hay nói đùa rằng mang họ Bối là phải đi học Harvard. Một nền giáo dục tri thức rất quan trọng đối với sự kế thừa của dòng họ Bối vĩ đại này.
Thế giới hàng tỷ người, nhưng những người ưu tú thì đều có những phẩm chất ưu tú như nhau, dưới đây là 6 “bảo bối” giúp bồi dưỡng nên những thế hệ sau ưu tú, duy trì sự ưu tú của dòng tộc giống như gia tộc Bối thị.
Kiến trúc sư Bối Dật Minh, nhân vật nổi tiếng nhất của dòng họ Bối
1. Hiếu học
Khổng Tử nói: “Sinh ra đã hiểu biết, là thượng đẳng; trải qua quá trình học hành để hiểu biết là nhị đẳng; gặp khó khăn mới đi học hỏi là tam đẳng; gặp khó khăn hoài nghi cuộc đời nhưng vẫn không chịu đi học hỏi thì đó là hạ đẳng.”
Gia Cát Lượng nói: “Không học hành khó mà phát triển thành tài, không lập chí khó mà học được thành danh.”
Học hành là con đường bắt buộc nếu muốn thành tài, chỉ bằng cách không ngừng học hỏi mới có thể không ngừng tiến về phía trước một cách đầy tự tin. Nhà trường chỉ là những nơi đem lại tri thức trong một khoảng thời gian, trong khi học tập không chỉ là học những kiến thức trong sách giáo khoa. Phải hình thành cho trẻ thói quen chủ động học tập, yêu thích học tập ngay từ nhỏ, mới có thể đảm bảo con cái sau này sẽ không bị tụt lại, không lo con không tìm được việc hay không có chỗ đứng trong xã hội.
2. Biết xấu hổ
Xấu hổ là biểu hiện của tính cách của một người, nhưng không biết xấu hổ lại là một khuyết điểm. Biết xấu hổ về hành vi xấu của mình là sự đánh thức các giá trị đạo đức của trẻ và là bước đầu tiên trong quá trình tự sửa chữa bản thân.
Nuôi dưỡng ý thức xấu hổ của trẻ không chỉ để giúp trẻ phát triển nhân cách hoàn thiện mà còn là con đường an toàn cho tương lai của trẻ. Hãy cho trẻ biết điều gì có thể làm và điều gì không nên làm, hãy cho trẻ biết rằng nếu chúng làm sai, chúng sẽ bị chê cười và bị từ chối! Chỉ những đứa trẻ như vậy mới có thể sửa chữa lỗi lầm của mình và lớn lên thành những người tốt hơn và mạnh mẽ hơn!
Những người thầy người cô và cha mẹ tốt, khi con cái mắc lỗi và cảm thấy xấu hổ trong lòng, họ sẽ khéo léo tận dụng cảm giác xấu hổ này để hướng dẫn trẻ nhận thức một cách thấu đáo sự nguy hiểm của những hành vi sai trái của mình, đồng thời hướng dẫn trẻ không ngừng sửa chữa và cải thiện bản thân.
3. Cầu tiến
Đối với con trẻ, cha mẹ có thể không đòi hỏi chúng phải đứng đầu trong các kỳ thi, hay phải trúng tuyển vào đại học, nhưng phải rèn luyện cho con chí tiến thủ và tính tự giác, để con học cách không từ bỏ dù gặp phải khó khăn hay thất bại.
4. Siêng năng và tiết kiệm
Một học giả nổi tiếng nói rằng tất cả những người tầm thường trên thế giới đều bị đánh bại bởi hai chữ “lười biếng”. Không biết bao nhiêu đứa trẻ đã bị hủy hoại và bao nhiêu người đã bỏ lỡ mất cơ hội chỉ vì lười biếng. Có thông minh tới đâu, gia đình có giàu có tới đâu thì sự siêng năng và tiết kiệm đều quan trọng đối với mọi đứa trẻ!
Càng nỗ lực càng may mắn. Vận may, tức là phải vận động lên thì mới có được, cũng có nghĩa là có làm, có học, có chăm chỉ thì vận may mới tìm tới.
Tiết kiệm không phải là chỉ trích con cái về chuyện ăn mặc của chúng, mà là để rèn luyện cho trẻ cách sống có cái độ, có giới hạn. Các bậc cha mẹ ngày nay dù giàu hay không cũng luôn muốn phải sắm cho con những món đồ hiệu nổi tiếng và tốt nhất. Điều này có thể dễ dàng khuyến khích thói quen sống ngông cuồng và bất cần của trẻ. Sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ chỉ thích mặc quần áo hàng hiệu đắt tiền mà không chịu ý thức về tình hình kinh tế gia đình nói chung.
Siêng năng và tiết kiệm là nền tảng của những đứa trẻ ưu tú.
5. Có quy tắc
Nghĩa là phải để trẻ học cách tuân thủ các quy tắc và quy định. Những trẻ hiểu quy tắc, sau này lớn lên sẽ dễ hiểu xã hội hơn.
Tất nhiên, bảo trẻ tuân thủ quy tắc không phải là cấm trẻ suy nghĩ, cấm trẻ sáng tạo, mà là dạy trẻ biết tuân thủ những quy tắc đạo đức tối thiểu nhất của một người được ăn học, của một người tử tế.
6. Kiên trì
Có một câu chuyện như này.
Có một lần, thầy Sokrates giao bài tập về nhà cho học sinh của mình, theo đó thì các học sinh mỗi ngày sẽ phải vung tay 100 lần. Sau 1 tuần, ông hỏi tình hình hoàn thành, 90% học sinh đều kiên trì làm. Một tháng sau, ông lại hỏi, chỉ còn 50% học sinh kiên trì được. Một năm sau, ông lại hỏi, chỉ còn duy nhất một học sinh kiên trì được, và người đó chính là triết học gia nổi tiếng sau này, Platon.
Trong các học trò của Sokrates, không thiếu những người thông minh hơn Platon, nhưng thành tựu của Platon lại là lớn nhất, đây hoàn toàn không phải sự ngẫu nhiên mà đó là kết quả của sự kiên trì.
Xã hội hiện đại khiến con người ta trở nên vội vàng hơn, không ít người quá nôn nóng với danh lợi, với thành công mà đánh mất đi cái nền tảng cơ bản nhất của thành công, đó là sự kiên trì, nhẫn nại. Hãy để trẻ kiên trì làm một việc nhỏ mỗi ngày, cũng có thể cùng làm với trẻ, đây là một cách tốt giúp bồi dưỡng nên tính cách kiên trì cho trẻ.