Các cuộc biểu tình ở Mỹ không làm giảm khả năng tái cử của Trump. Washington sẽ coi Bắc Kinh là đối thủ số một.
Khả năng tái cử vẫn cao “chót vót”
Ông Dmitry Suslov, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện Châu Âu và Quốc tế tại Trường Kinh tế Đại học Nga (HSE), chuyên gia của Câu lạc bộ Thảo luận Valdai, trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin TASS vào hôm thứ Bảy, đã bình luận về chủ đề tái cử của Tổng thống Donald Trump và những gì đang diễn ra ở nước Mỹ.
Theo ông Dmitry Suslov, cơ hội Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tái đắc cử tại cuộc bầu cử tháng 11 sẽ không thấp đi chút nào bất chấp tình trạng bất ổn đang kẹp chặt nước Mỹ sau cái c.h.ế.t của người Mỹ gốc Phi George Floyd ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota.
Vị chuyên gia Nga cho rằng, ngược lại, tình trạng bất ổn sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ của ông Donald Trump huy động thêm được nhiều cử tri.
“Các cuộc biểu tình không có khả năng đảm bảo thất bại của Donald Trump trong cuộc đua tái cử, vì ông ấy có khả năng kiểm soát cử tri của mình”, chuyên gia Dmitry Suslov nói.
“Trái lại, các cuộc biểu tình làm sâu sắc thêm sự chia rẽ trong xã hội Mỹ liên quan đến các giá trị văn hóa. Đảng Dân chủ đang chuyển mạnh sang phía đối lập sau những cuộc biểu tình này.”
Chuyên gia Dmitry Suslov chỉ ra rằng những tư tưởng của ông Bernie Sanders, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ bang Vermont, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ đã từ bỏ cuộc đua tổng thống, lại đang trở thành ưu thế trong số các đảng viên đồng đảng.
“Các nhà dân chủ trung tâm, như Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi và cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden phải thích nghi với điều này và cũng nghiêng về bên trái ” ông Dmitry Suslov giải thích.
“Hầu hết những người Cộng hòa đều ủng hộ Trump. Họ sẽ tiếp tục ủng hộ ông và nhìn vào sự phát triển trong phe Dân chủ như một sự thù địch to lớn và hoàn toàn.”.
Theo chuyên gia Nga, các cuộc biểu tình thể hiện mối lo ngại của các cử tri của Tổng thống Hoa Kỳ về việc họ “đang bị c.ư.ớ.p đất nước ” và đang bị áp đặt với chính sách đa văn hóa.
Những người ủng hộ đảng Cộng hòa bị phẫn nộ bởi các thống đốc Dân chủ, không hành động, trong khi Đảng Cộng hòa đang ngày càng bảo thủ, tỏ ra đúng đắn hơn trong tình cảm đó.
Cụ thể là việc ông Trump đã đích thân điều động lực lượng vệ binh quốc gia (quân đội), yêu cầu các thống đốc bang phải mạnh tay ngăn chặn những đối_tượng biểu tình quá_khích, lợi dụng tình hình để tiến hành các hành vi c.ư.ớ.p ph.á.
Mỹ sẽ coi là cả Nga, Trung Quốc là đối thủ
Xã hội Mỹ sẽ tiếp tục bị phân cực, theo ý kiến của chuyên gia Dmitry Suslov, bất kể kết quả của cuộc bầu cử tổng thống sắp tới sẽ thế nào.
“Hoa Kỳ sẽ rơi vào tình trạng bất ổn định chính trị trong nước trong một vài năm tới, điều này sẽ có tác động khá tiêu cực đến chính sách đối ngoại của Washington,” – ông Suslov nhận định.
“Điều đó có nghĩa là trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, những định hướng mang hơi hướng đặc trưng của đảng Cộng hòa (cứng rắn) đó sẽ được ưu tiên. Rất có thể sẽ xuất hiện những thỏa thuận lưỡng đảng, nhấn mạnh sự răn đe nhằm vào Nga và coi Moscow như một đối thủ. Điều tương tự cũng sẽ diễn ra với Trung Quốc nhưng Washington sẽ coi Bắc Kinh là đối thủ số một.”
Tình trạng bất ổn lan rộng đã nhấn chìm nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ sau cái c.h.ế.t của một người đàn ông người Mỹ gốc Phi có tên George Floyd, người đã c.h.ế.t sau khi một sĩ quan cảnh sát chẹn cổ bằng đầu gối khi thực hiện hành động bắt giữ.
Vào ngày 26/5, tất cả các sĩ quan liên quan đến vụ bắt giữ c.h.ế.t người đã bị sa thải. Đến ngày 29/5, cảnh sát viên Derek Chauvin, đã bị bắt vì tội g.i.ế.t người cấp độ ba và t.ộ.i ngộ_sát cấp độ hai.
Tuy nhiên, vào ngày 3/6, Tổng chưởng lý bang Minnesota Keith Ellison đã buộc t.ộ.i Chauvin với t.ộ.i g.i.ế.t người cấp độ hai. Ba sĩ quan khác liên quan đến vụ việc c.h.ế.t người cũng bị bắt giữ và hiện đang phải đối mặt với cáo_buộc hỗ trợ và tiếp tay cho tội g.i.ế.t người cấp độ hai.
Theo Báo Giao Thông