3 ưu điểm của những người “thích ở 1 mình”: Cái số 1 cực kỳ quan trọng

10

Ở bất kỳ đâu cũng sẽ có 2 kiểu người: 1 kiểu sôi nổi, 1 kiểu lại thích lặng lẽ một mình. Kiểu thứ 2 đôi khi hay bị gọi là “tự kỷ”, song họ lại có những ưu điểm mà người khác không có.

Từng có nhà nghiên cứu làm cuộc điều tra ở chốn trường học và nơi công sở, nội dung là “Tập thể và một mình, bạn sẽ chọn cách nào?”

Nhà nghiên cứu đó phát hiện ra, phần lớn học sinh trong trường học chọn tập thể. Theo họ, không hòa đồng với tập thể là xa cách bạn học, dễ bị cô lập và bị bắt nạt.

Nhưng khi được hỏi tại sao lại chọn tập thể và muốn có thu được điều gì, họ đều không biết, chỉ cho rằng không thể bị rớt lại, những điều khác thì không rõ nữa.

Kết quả ở chốn công sở cũng như vậy. Phần lớn nhân viên cho rằng không hòa đồng với tập thể sẽ dễ bị hãm hại, trở thành cái gai trong mắt, chẳng hề có cảm giác tồn tại. Họ cho rằng người giỏi một mình là người không tầm thường.

Trong xã hội, phần lớn mọi người chọn tập thể nhưng không biết ý nghĩa của tập thể là gì, họ ghét người một mình, cho rằng người đó không hòa nhập. Nhưng những người thích “một mình” không hòa nhập thật sao? Có lẽ người càng khác với mọi người lại càng không tầm thường.

Người thích một mình hiểu rõ bản thân cần gì

Từng có người nói: “Nếu có một người không biết mình theo đuổi điều gì thì người đó cũng chẳng khác gì con rối.”

Xã hội là một sân khấu lớn, trên đó có những nhân vật khác nhau biểu diễn. Một số có thể là con rối bị động, một số lại là diễn viên tự chủ.

(Ảnh minh họa)

Những người thích “một mình” có thể bình tĩnh suy tính mục tiêu của cuộc đời, đưa ra kế hoạch trong cuộc sống, biết rõ bản thân cần gì và đây cũng là 1 ưu điểm cực kỳ quan trọng.

Một mình nhìn có vẻ đơn độc nhưng đằng sau đó có mục tiêu mạnh mẽ. Điều này dù gì cũng  thực tế hơn một bầy cừu không có mục tiêu, chỉ biết hùa theo số đông.

Đức Phật cũng từng nói, “Hiểu được người khác là khôn ngoan, hiểu được chính mình mới là thông tuệ”.

Người thích một mình sẽ không để ý người khác nhìn mình thế nào

Trong thâm tâm, mọi người đều mong được người khác tôn trọng và coi trọng, không muốn trở thành một người lạc lõng đáng thương nhưng cách nghĩ như vậy không được lâu. Bởi vì luôn để ý người khác nhìn mình thế nào sẽ dễ dàng đánh mất chính bản thân.

(Ảnh minh họa)

Người thích “một mình” không để ý đến ánh mắt của người khác mà chỉ quan tâm đến cuộc sống của bản thân. Theo họ, cuộc sống của mình thế nào không cần người khác chỉ cho, chỉ cần bản thân sống tốt là được.

Ở trong 1 xã hội vốn nhiều sự đua chen và không thiếu những thị phi này, người nào càng có khả năng “ở một mình”, người đó càng dễ có được sự hài lòng về bản thân và chính cuộc sống của mình.

Người thích một mình đều lặng lẽ tự tạo nên thành tích

Tính tập thể ở nơi làm việc có lẽ là điều bất đắc dĩ. Thực ra con người là như vậy, thường vì không bị bài trừ mà từ bỏ cách nghĩ thật sự của bản thân, từ bỏ chính mình. Người không thích một mình luôn thích cuộc sống tập thể bề ngoài.

(Ảnh minh họa)

Còn những người thích “một mình” lại càng trân trọng thời gian của bản thân, không vì người khác mà từ bỏ chính mình. Thế nên họ luôn lặng lẽ cố gắng, bỏ ra vô số tâm sức để rèn luyện bản thân phía sau người khác.

Nếu con người muốn có thành tựu thì việc phải làm trước tiên chính là phải chịu đựng sự cô đơn. Người sống một mình không phải quái nhân hay kẻ lập dị, chỉ là họ có cách nghĩ và chủ kiến của chính mình, theo đuổi lý tưởng của bản thân và thực hiện hóa những ý tưởng riêng của họ mà thôi.

SHARE