10 kiểu người kiểu gì cũng nên được việc lớn trong tương lai, bạn thuộc loại nào?

12

Không phải ai trong xã hội này cũng có thể trở thành ông nọ bà kia, nhưng nếu bạn là một trong 10 kiểu người này, tỷ lệ thành công của bạn chắc chắn sẽ lớn hơn người khác!

1. Kiểu nhà nhân chủng học, rất giỏi trong quan sát các chi tiết

Quan sát hành vi của con người, hiểu rõ cách mọi người tương tác với các sản phẩm, dịch vụ và không gian về mặt vật chất và cảm xúc có thể đem lại cho cá nhân và tổ chức những kiến giải và tri thức mới.

Vì vậy, có những đứa trẻ rất “tinh mắt”, chúng nhìn nhận ra được những điều mà người khác không nhìn thấy, chúng có một óc quan sát vô cùng sắc sảo và tinh tế và một trái tim nhiệt huyết, năng nổ luôn đi sâu vào những tiểu tiết. Những đứa trẻ như vậy rất có thể trở thành những nhà nhân chủng học xuất sắc trong tương lai.

2. Kiểu nhà mạo hiểm, không sợ phạm sai lầm, sai thì lại thử, thử đến bao giờ đúng thì thôi

Khi một công ty có một ý tưởng mới và muốn tạo ra một mẫu thử nghiệm, họ cần tới những nhà thử nghiệm liên tục dám thử và phát hiện ra sai sót trong quá trình đạt được thành quả cuối cùng.

Vì vậy, một thái độ tích cực, không sợ mắc sai lầm là một yếu tố quan trọng để trở thành một nhà mạo hiểm thành công. Đừng để trẻ đắm mình trong thế giới ảo của máy tính, khuyến khích trẻ tương tác nhiều hơn với những người và đồ vật cụ thể, rất có ích cho phát triển trí não của trẻ sau này.

3. Kiểu nhà thụ phấn chéo, thụ phấn ở các giống khác nhau để cải thiện đặc tính của loài

Nếu đem áp vào ngành công nghiệp thì nhiệm vụ của những “nhà thụ phấn chéo” là khám phá các ngành công nghiệp và nền văn hóa khác nhau, rồi áp dụng những gì họ đã thấy và hiểu vào doanh nghiệp của mình.

Vì vậy, một tâm hồn cởi mở là rất quan trọng. Khuyến khích trẻ em học hỏi với sự tò mò và cởi mở với các nền văn hóa và sự vật khác nhau để chúng có thể thoát khỏi khuôn mẫu của các nền văn hóa hiện có, tránh tình trạng tâm lý bảo thủ, cố hữu là điều rất quan trọng. Trong xu thế hội nhập như hiện nay, những người cởi mở trong tư duy, có một tầm nhìn xa rộng luôn là những người tiên phong và đạt được những thành tựu độc đáo.

4. Kiểu vận động viên vượt rào, khắc phục chướng ngại vật (rào), không ngừng tiến về phía trước

Trong thời đại công nghiệp không ngừng đổi mới như hiện nay, bạn phải trang bị cho mình tinh thần kiên trì, thậm chí phát triển một bộ kỹ năng để vượt qua khó khăn trên con đường sáng tạo.

Vì vậy, sự kiên trì, khả năng chịu đựng và vượt qua được sự thất vọng nhanh chóng là một khả năng cần được trau dồi. Nếu có thể, hãy cho trẻ một cơ hội để “vật lộn”, để trẻ thử, để trẻ trải qua sự thất vọng khi thất bại, và dạy trẻ cách đứng dậy trở lại sau nỗi đau.

5. Kiểu hợp tác phát triển, hiểu rõ sức mạnh của đoàn đội và tận dụng tốt điều đó, có đặc điểm của một nhà lãnh đạo

Trong công ty, những người như vậy rất giỏi trong việc kết hợp nhiều nhóm làm việc khác nhau, dẫn dắt mọi người trong nhóm, đồng thời tạo ra các sáng tạo mới và các giải pháp đa lĩnh vực.

Dạy trẻ cách chia sẻ và hợp tác với người khác, để trẻ ý thức và hiểu rõ sức mạnh của đồng đội. Không phải ai cũng thích hợp làm lãnh đạo, nhưng các thành viên trong nhóm phải học được cách cố gắng hết sức để làm việc với những người khác.

6. Kiểu đạo diễn, kết hợp một nhóm người tài với nhân viên để kích thích hơn nữa sự sáng tạo của họ

Họ là những người biết cách liên kết các tài năng trong công ty hay trong nhóm lại với nhau, cho họ cơ hội, cho họ sân khấu để thể hiện thế mạnh của mình.

Dạy trẻ học cách nhận biết và tán thưởng tài năng của người khác, khen ngợi người khác một cách chân thành là một phương pháp rất tốt giúp trẻ không quá tự cao tự đại, không sống trong cái tôi quá lớn, không dễ thất vọng khi không bằng ai đó hay tùy tiện so sánh bản thân.

7. Kiểu kiến trúc sư trải nghiệm

Mấu chốt ở đây là sự trải nghiệm, để người tiêu dùng có cơ hội trải nghiệm những thứ còn hơn cả chức năng trên bề mặt của sản phẩm, và kết nối với nhu cầu lớn của khách hàng ở cấp độ sâu hơn

Trọng tâm là hiểu nhu cầu của mọi người và chuyển hóa để tạo ra trải nghiệm mới cho người tiêu dùng.

Sự sáng tạo đối với một người là rất quan trọng. Đứa trẻ phải giữ được một lòng “không đánh bài theo quy luật” và luôn có một dũng khí không sợ mình khác người.

8. Kiểu nhà thiết kế sân khấu, đặc điểm là tạo ra không gian phù hợp

Họ có thể biến môi trường vật chất thành một công cụ mạnh mẽ có thể tác động đến hành vi và thái độ của các thành viên, không gian mới được tạo ra cho phép nhóm đổi mới, thúc đẩy tinh thần làm việc chăm chỉ. Hãy luôn chú trọng ảnh hưởng của không gian đến tâm trạng làm việc.

Vì vậy, các bậc phụ huynh nếu có mong muốn con mình học giỏi, hãy chú tâm vào không gian một chút, không cần phải to hay nguy nga, sạch sẽ và đơn giản mới là mấu chốt.

9. Kiểu người trông nom, đặc điểm là rất biết chăm sóc người khác

Những “người trông nom” trong giới doanh nghiệp, họ không chỉ phục vụ khách hàng, mà họ còn chăm sóc khách hàng ngay cả sau khi khách đã mua hàng. Một người trông nom lành nghề sẽ đoán trước được nhu cầu của khách hàng và luôn có những cách thật đúng đắn để chăm sóc họ.

Việc nuôi dưỡng sự đồng cảm là rất quan trọng, để dạy trẻ cách quan tâm đến nhu cầu của người khác, bạn có thể bắt đầu bằng việc dạy trẻ chào hỏi cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình lớn.

10. Kiểu người thuyết giảng, đặc điểm là có thể lay động lòng người thông qua các câu chuyện

Người thuyết giảng có thể sử dụng các câu chuyện để truyền đạt các giá trị cơ bản của con người hoặc củng cố một số đặc điểm văn hóa nhất định để xây dựng tinh thần của nhân viên nội bộ và tăng cường sự hiểu biết của thế giới bên ngoài về công ty.

Khả năng diễn đạt là rất quan trọng. Hãy dạy trẻ dám nói, nói hay và nói có trật tự. Cha mẹ có thể bồi dưỡng cho con bằng cách đóng vai là “người nghe”.

SHARE