Mời học siпh đếп пhà liêп hoɑп, ăп xoпg giáo sư qᴜɑy sɑпg пói: “Mẹ, ɾửɑ chéп đi пhé”

11

“Sɑᴜ khi ăп xoпg bữɑ, giáo sư cầm chéп đưɑ cho пgười mẹ già 70 tᴜổi: “Mẹ, ɾửɑ chéп đi пhé!””-&пbsρ; đây là một câᴜ chᴜyệп cảm độпg dù khôпg ɾõ пgᴜồп gốc пhưпg đɑпg được пhiềᴜ пgười chiɑ sẻ tɾêп mạпg xã hội…&пbsρ;Câᴜ chᴜyệп khiếп tôi thɑy đổi qᴜɑп пiệm củɑ mìпh về thế пào là thực sự yêᴜ thươпg và пghĩ cho пgười khác.

“Thời học Đại học, một lần khi đi thực tập về, chúng tôi dẫn cả nhóm về nhà giáo sư liên hoan… Sau khi buổi tối vui vẻ kết thúc, trên mâm chén bày la liệt. Khi mấy bạn học muốn mang đi rửa, thì giáo sư vẻ mặt tươi cười ngăn lại nói: “Đừng vội, có người rửa đây này!”. Giáo sư đem chén đũa bỏ vào bồn nước, trước tiên dội hết dầu mỡ, sau đó nhẹ nhàng đến bên người mẹ già 70 tuổi nói: “Mẹ, rửa chén đi nhé…”

Học sinh chúng tôi bỗng dưng thấy quá đỗi bất ngờ… Bình thường ông là một giáo sư thanh tao, nho nhã, sao lại có thể đối đãi với người mẹ đã cao tuổi như vậy? Lúc này, chỉ thấy bà cụ thay đổi hẳn nét ủ rũ nãy giờ trên bàn ăn… Khuôn mặt rạng rỡ, bà đi đến bên cạnh bồn rửa chén, chậm rãi rửa chén, mất khoảng nửa giờ mới xong.

Sau đó, giáo sư vui vẻ nói với bà cụ: “Mẹ vất vả rồi, nghỉ ngơi một chút nhé!”. Ông cầm khăn mặt, lau tay cho mẹ. Sau khi giáo sư đưa mẹ về phòng, lại quay vào bếp, đem chén ra rửa một lần nữa.

Nhìn lũ học trò chúng tôi, khi ấy còn đang kinh ngạc không hiểu gì, giáo sư nói: “Làm mẹ thì lúc nào cũng muốn làm chút gì đó cho con mình. Mặc dù già rồi, song trong mắt mẹ, con mãi mãi cần sự giúp đỡ của mẹ. Để bà rửa chén, bà sẽ cảm thấy con vẫn cần mẹ, một ngày trôi qua sẽ thấy rất phong phú và ý nghĩa. Hiếu kính cha mẹ, ngoại việc giúp đỡ cha mẹ ra, còn phải cho cha mẹ một cơ hội để yêu thương chúng ta”.

Tôi bất giác nhớ đến mẹ…

Hôm nay, mẹ tôi dây từ 5 giờ, nấu cháo cho chị em tôi ăn sáng rồi mới lên phòng gọi hai đứa dậy. Tôi thực lòng không muốn ăn một chút nào, chỉ ăn có vài thìa cho qua:

Cháo mặn lắm con không ăn được. Từ mai mẹ không cần nấu nữa đâu, để con ra ngoài ăn là được rồi, đâu cần mất công vậy chứ”.

Nghe tôi nói xong, mẹ tôi không nói gì, trong lòng tôi thấy có đôi chút hối hận, nhưng rồi tôi cũng quên luôn.

Hơn nữa, tôi hay thức khuya làm việc, mẹ tôi cứ 9 giờ tối lại lục đục nấu nướng đồ ăn đêm cho tôi, hôm thì tô phở bò, hôm thì bát bún riêu. Ngày nào mẹ cũng mang lên phòng bắt tôi ăn, đã không ít lần tôi cáu kỉnh với mẹ:

“Con thực sự không ăn nổi nữa, hôm nào cũng phải ăn. Con đã quá béo rồi”.

Những lúc đó mẹ đều cười: “Béo càng xinh. Ăn đi, ngon lắm đó”.

Lúc đó, tôi chỉ biết thở dài ngao ngán, cảm giác như mình là một đứa học sinh cấp hai không thoát ra nổi vòng tay của mẹ. Hôm kia có mấy đứa bạn cũ đến nhà chơi, chúng nó bảo rằng mẹ vẫn chăm sóc tôi hệt như hồi còn đi học, đứa nào cũng bảo tôi là sướng nhất. Tôi buông một câu nửa đùa nửa thật:

“Chúng mày cứ làm con mẹ tao một tháng xem chịu nổi không?”.

Tôi tình cờ quay sang nhìn mẹ. Mẹ không nói gì và lặng lẽ đi xuống bếp. Tôi luôn thắc mắc tại sao mẹ cứ phải dậy từ mờ sáng, hì hục nấu nướng trong khi các quán ăn đầy ngoài phố, đi vài bước chân là đến.

Thì ra, mẹ không những muốn dành cho tôi một tô cháo mà còn muốn dành cho tôi cả một tình yêu ngọt ngào trước khi bắt đầu một ngày vất vả ngoài kia. Mẹ cũng muốn dành cho tôi một tô phở ấm nóng khi tôi mệt mỏi bên bàn làm việc, để tôi không bao giờ cảm thấy chỉ có một mình, luôn có mẹ ở gần bên, như khi tôi còn bé.

Tôi vẫn thường nghĩ rằng mua cho mẹ một cái áo đắt tiền hay dẫn mẹ đi ăn ở một nhà hàng sang trọng thì mẹ sẽ vui. Tôi vẫn nghĩ để mẹ hưởng thụ, không cần phải vất vả làm việc là báo hiếu. Tôi cho rằng mình đã đủ khôn lớn, có thể tự làm được mọi thứ, nên luôn không muốn mẹ làm gì cả.

Tôi không biết rằng, đối với mẹ, tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ luôn cần được che chở và yêu thương. Để cha mẹ thể hiện sự quan tâm với chúng ta cũng là một cách báo hiếu, cách tuyệt vời để chúng ta thể hiện tình yêu với họ.

Mấy ngày nữa sẽ là sinh nhật của tôi, tôi sẽ nhờ mẹ nấu cho tôi một bữa ăn thật ngon, và sẽ tặng mẹ một đóa hoa lưu ly mà mẹ thích. Bởi vì ngày tôi cất tiếng khóc chào đời, mẹ chính là người vất vả nhất. Cảm ơn mẹ đã mang tôi đến với thế giới này và dạy cho tôi biết hai chữ “Yêu thương”.

Là con cái, dù khôn lớn đến mấy, thành công ra sao, dù có là ai trong xã hội này thì cũng cần cho cha mẹ cơ hội để thể hiện tấm lòng “bao la không vị kỷ” của mình. Không phải cứ chăm lo dành cho họ những thứ vật chất đắt tiền nhất mới là quan tâm tới họ, mà thấu hiểu họ, nghĩ tới cảm xúc của họ cũng là sự đền ơn chân thành trong đời.

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.

SHARE