Có đến 8 loại trí thông minh, bạn thuộc kiểu thông minh nào và nên chọn nghề nghiệp gì?

20

Con người có những kỹ năng tự nhiên không giống nhau. Người thì thiên về thể thao, và phối hợp vận động tốt hơn. Người thì ngay từ khi còn nhỏ đã có khả năng tiếp thu ngôn ngữ và học từ mới rất nhanh.

Nhưng hầu như mọi người đều không hiểu hết về khả năng của bản thân, kết quả là chọn nghề sai. Hoặc cũng có thể yêu thích công việc đang làm, nhưng luôn gặp khó khăn trong việc xác định những kỹ năng học tập hiệu quả để giúp bản thân ngày càng xuất sắc hơn.

Lý thuyết về những kiểu trí thông minh

Để hiểu rõ hơn về khả năng và kỹ năng của bản thân, tôi xin giới thiệu tới bạn lý thuyết về những kiểu trí thông minh “theory of multiple intelligences”.

Xuất bản lần đầu trong cuốn Những mô hình tâm trí (Frames of Mind), nhà tâm lý học Howard Gardner – giáo sư đại học havard – chỉ ra rằng con người có tới 8 loại trí thông minh khác nhau và mỗi một loại sẽ đại diện cho những cách khác nhau mà chủ nhân của nó dùng để xử lý thông tin.

Ảnh: CNBC

Nếu bạn muốn trở nên xuất chúng ở một lĩnh vực nào đó thì cách tốt nhất đó là biết được điểm mạnh của bản thân và phát triển thế mạnh đó

Dưới đây là 8 loại trí thông minh theo xác định của Gardner, mời bạn đọc và tự đánh giá bản thân trên thang điểm từ 1-5:

1. Trí thông minh Không gian (Spatial Intelligence – ‘Picture Smart’)

Đây là khả năng suy nghĩ trừu tượng và đa chiều kích. Nếu đạt điểm 5, bạn là người có khả năng lập luận về không gian và khái niệm hóa – những phẩm chất được tìm kiếm trong các lĩnh vực như kiến trúc, thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh, thiết kế nội thất, ngành hàng không.

Một số lựa chọn công việc tiềm năng:

1. Phi công

2. Nhà thiết kế thời trang

3. Kiến trúc sư

4. Bác sĩ phẫu thuật

5. Nghệ sĩ

6. Kỹ sư

2. Trí thông minh Vận động (Bodily-Kinesthetic Intelligence – ‘Body Smart’)

Cho phép bạn điều khiển và sử dụng cơ thể một cách linh hoạt, mạnh mẽ; khả năng này còn giúp bạn thực hiện nhiều kĩ thuật vận động khác nhau. Nếu thuộc “típ thông minh” này, bạn có thể trở thành vận động viên, dễ dàng chạy quanh sân, chuyền bóng, hoặc có thể trở thành vũ công biểu diễn những động tác phức tạp

Một số lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:

1. Vũ công

2. Nhà trị liệu vật lý

3. Vận động viên

4. Thợ máy

5. Thợ xây

6. Diễn viên.

3. Trí thông minh Âm nhạc (Musical Intelligence – ‘Music Smart’)

Nhạy bén với nhịp điệu, cao độ, tiết tấu, tông giọng, giai điệu, âm sắc. Thông minh típ này thì có khả năng hát, chơi nhạc cụ điêu luyện. Nổi tiếng với trí thông minh âm nhạc bao gồm Beethoven, Jimi Hendrix and Aretha Franklin.

Một số lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:

1. Ca sĩ

2. Nhạc trưởng

3. DJ

4. Giáo viên âm nhạc

5. Sáng tác ca khúc

6. Soạn nhạc.

4. Trí thông minh Ngôn ngữ (Linguistic Intelligence – ‘Word Smart’):

Nhạy cảm với ý nghĩa của từ, trật tự từ, âm thanh, nhịp điệu từ, độ dài thời gian của từ. Người có thông minh tip này thường giỏi viết truyện, đọc và ghi nhớ thông tin.

Một số lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:

1. Nhà thơ

2. Tiểu thuyết gia

3. Nhà báo

4. Biên tập viên

5. Luật sư

6. Giáo sư tiếng Anh

5. Trí thông minh Logic – Toán học (Logical-Mathematical Intelligence – ‘Number/Reasoning Smart’)

Có khả năng phân tích vấn đề một cách hợp lý, thực hiện các phép toán và điều tra các vấn đề một cách khoa học. Một số người nổi tiếng thuộc nhóm thông minh này như Albert Einstein , Bill Gates, đặc biệt giỏi trong việc xây dựng nhưng phương trình, chứng minh và giải quyết những bài toán trừu tượng.

Một số lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:

1. Lập trình viên máy tính

2. Nhà toán học

3. Nhà kinh tế học

4. Nhà kế toán

5. Nhà khoa học

6. Kỹ sư

6.Trí thông minh Giao tiếp (Interpersonal Intelligence – ‘People Smart’

Giúp bạn tương tác hiệu quả với người xung quanh. Nhạy cảm với tâm trạng, cảm xúc, tính khí và động cơ của những người xung quanh. Về cơ bản, có kiểu thông minh này bạn sẽ dễ dàng hiểu, đồng cảm, hợp tác với những người xung quanh.

Một số lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:

1. Nhà quản lý

2. Nhà đàm phán

3. Chính trị gia

4. Nhà xuất bản

5. Chuyên gia bán hàng

6. Nhà tâm lý học

7. Trí thông minh Nội tâm (Intrapersonal Intelligence – ‘Self-smart’):

Giúp bạn thấu hiểu cảm xúc, mục tiêu, những băn khoăn lo lắng của bản thân để rồi từ đó có được năng lực vạch và thực hiện kế hoạch theo những sở trường bản thân.

Kiẻu thông minh không đặc biệt cần thiết cho riêng loại nghề nghiệp nào mà là phẩm chất cần có ở mọi người trong xã hội hiện đại phức tạp ngày nay, nơi mà mỗi người đều phải tự đưa ra những quyết định liên tiếp cho bản thân mình.

Một số lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:

1. Nhà trị liệu

2. Chuyên gia tư vấn

3. Nhà tâm lý học

4. Nhà doanh nghiệp

5. Triết gia

6. Nhà lý thuyết

8.Trí thông minh Thiên nhiên (Naturalist Intelligence – “Nature Smart”)

Có khả năng cảm nhận được các sắc thái trong tự nhiên, bao gồm việc phân biệt giữa động vật và thực vật cũng như các yếu tố khác trong tự nhiên và đời sống. Những cá nhân với trí thông minh tự nhiên đáng chú ý bao gồm: Charles Darwin và Jane Goodall.

Một số lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:

1. Nhà địa chất học

2. Chủ trại nông nghiệp

3. Nhà thực vật học

4. Nhà sinh vật học

5. Nhà bảo tồn

6. Người trồng hoa, cây cảnh

Hãy hiểu và phát triển thế mạnh tự nhiên của bạn

Nếu gặp khó trong việc đánh giá năng lực thiên bẩm của bản thân, hãy hỏi những người gần bạn nhất về sự quan sát của họ. Hoặc, hãy xem xét những thứ bạn thấy bị thu hút khi còn trẻ. (Thông thường khi còn là những đứa trẻ, chúng ta thường tự nhiên chọn những hoạt động có liên quan chặt chẽ với những khả năng bẩm sinh)

Bạn hãy nhớ, đây chỉ là một bài tập nhanh và đơn giản nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về điểm mạnh bản thân. Các kỹ năng và sở thích của bạn liệu có phù hợp với nghề nghiệp của bạn không? Nếu không, làm thế nào để bạn có thể sử dụng nó vào những việc bạn muốn?

Khi hiểu sâu hơn về tài năng thiên bẩm của bản thân, chúng ta sẽ tìm ra được cách tốt hơn để đạt được mục tiêu cả trong cuộc sống cá nhân và trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

Theo CNBC

SHARE