Muốn sống một đời thuận lợi thì tốt nhất tránh xa 3 điều không nên nói, 3 việc không nên làm này

69

Các bậc tiền bối dạy đời bằng một quá trình đúc kết kinh nghiệm cuộc sống chắt lọc từ thực tế mà nên triết lý sống. Kinh nghiệm cuộc sống của người đi trước sẽ mãi là những bài học “bất thành văn” nhưng vô cùng giá trị cho tất cả chúng ta, dù ở địa vị nào, số phận nào đi chăng nữa.

Trong cuộc sống này, một người khôn khéo, biết đối nhân xử thế thường có được thành công, được sự nể trọng của người đời và chỗ đứng vững chắc trong xa hội. Ai cũng mong muốn học được cách để thành công như vậy, nhưng thực tế đó là những bài học, nguyên tắc ứng xử bất thành văn, không được dạy ở bất kỳ tầng lớp nào. Sự rèn luyện của mỗi người sẽ quyết định cuộc sống của họ có thuận lợi, may mắn hay không.

Bởi thời gian được sống có hạn nên nếu không làm những điều không nên làm thì sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian để làm những điều nên thử làm. Không phải những điều quá cao xa, trước tiên bạn chỉ cần ghi nhớ những việc nên làm và những điều không nên nói sau đây:

3 điều không nên nói

Không nói chuyện riêng tư của người khác

Chúng ta sống ở đời mỗi người đều có sự tôn nghiêm của mình và lấy đó là lẽ sống của mình vì vậy đừng bao giờ cố bới móc, bàn tán về khuyết điểm cũng như chuyện riêng tư của người khác.

Không nên quá khoe khoang về bản thân

“Bầu trời không bao giờ cho mình là rộng lớn, mặt đất cũng chưa bao giờ tự nhận mình sâu thẳm, người thật sự có học thức và được dạy dỗ thì không cần mở miệng tự cho bản thân là tài giỏi.

Vào cuối triều đại nhà Thanh, Tả Tông Đường đã chinh phục phía Tây và giành lại Tân Cương, ông còn có những đóng góp không hề nhỏ cho đất nước. Tả Tông Đường có một thói quen đó là mỗi lần lập được công trạng đều muốn đi khoe khoang với mọi người về những chiến tích mà ông lập được, đặc biệt là lần thu phục phía Tây. Những người muốn gặp ông để bàn chính sự cũng rất ngán ngẩm khi phải nghe đi nghe lại những câu chuyện năm đó của ông.

Tả Tông Đường là một người có năng lực, và những công lao đáng được ca ngợi của ông ấy quả thực là đúng, và ông ấy vẫn bị người khác chỉ trích, vì vậy tốt hơn là chúng ta không nên nói những gì chúng ta muốn nói về bản thân quá nhiều dù đó có là sự thật đi chăng nữa.

Những câu nói không mang lại giá trị thì đừng nên nói ra

Khổng Tử có câu: “Phù nhân bất ngôn, ngôn bất hữu trung.” Có nghĩa là thà không nói thì thôi, còn nếu đã mở miệng thì phải nói cho chính xác, nói đúng vào trọng tâm câu chuyện.

Đừng nói những lời vô bổ, dù có nói nhiều thì cũng không có ích lợi gì. Chỉ cần nói những lời phù hợp với đúng người vào đúng thời điểm.

3 điều không nên làm

Đừng hấp tấp, vội vàng

Tăng Quốc Phiên là một trong “Tứ đại danh thần phục hưng cuối thời nhà Thanh”, ông được hậu thế đánh giá rất cao, hết lời ca tụng. Khi đọc sách, ông không bao giờ đọc qua loa, đọc tóm tắt, nếu đọc không hiểu câu trước thì nhất quyết không đọc đến câu sau; chưa đọc xong quyển này thì chắc chắn không đụng đến quyển khác. Tuy ông thi 9 năm mới đậu được tú tài nhưng khi đã thông thạo hết những kiến thức đã được học, con đường tương lai của ông ngày càng thuận lợi, bốn năm sau ông đỗ tiến sĩ. Trong khi những người bạn đỗ tú tài trước ông thì không có người nào đủ năng lực tham gia thi tuyển chọn tiến sĩ chứ đừng nói đến chuyện thi đậu.

Tăng Quốc Phiên cho rằng, ông gặt hái được thành công như vậy chính là nhờ vào việc ông không chọn cách đi đường tắt, hấp tấp hành động để rồi kết quả lại không đi đến đâu.

Không được làm những việc hại người

Kết cục của những kẻ muốn làm hại người khác thường là “Bắt đầu bằng việc làm hại người khác và kết thúc bằng việc làm hại chính mình.”

Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng:

Ngày xửa ngày xưa, ở Bắc Kinh có một ông chủ tiệm giặt là, cửa hàng của ông ta làm ăn rất tốt, hàng xóm của ông ta tuy làm nghề gốm nhưng việc buôn bán của người thợ gốm rất ế ẩm.

Người thợ gốm cho rằng cửa hàng giặt là ảnh hưởng đến phong thủy của cửa hàng nhà mình, hại mình không thể buôn may bán đắt. Vì thế người thợ gốm bèn bịa chuyện với nhà vua rằng người thợ giặt có tài nghệ của tổ tiên truyền lại, có thể giặt voi đen thành voi trắng.

Nhà vua rất vui mừng vì ở đất nước này chỉ có voi đen, voi trắng được xem là biểu tượng của sự may mắn, điềm báo của sự thịnh vượng và sức mạnh, nên đã ra lệnh cho thợ giặt rửa voi đen thành voi trắng.

Người chủ tiệm giặt là không dám kháng chỉ vua, sau khi về nhà không ngừng thở dài. Vợ anh hỏi tại sao và cho anh ý kiến.

Ngày hôm sau, người thợ giặt đến gặp nhà vua và nói: “Cái chậu giặt của tôi quá nhỏ, không thể chứa được một con voi. Xin hãy đặt một chiếc bình gốm có thể chứa một con voi trước”.

Vì vậy, nhà vua đã ra lệnh cho người thợ gốm làm một cái chậu có thể chứa một con voi trong vòng ba ngày. Người thợ gốm chết lặng không biết phải làm thế nào, cuối cùng ông ta bị vua xử tử vì không hoàn thành nhiệm vụ kịp tiến độ.

Đừng làm bất cứ việc gì chỉ vì ham lời

Người tham lam rút cuộc sẽ trả một cái giá rất đắt bởi vì trong cuộc sống này không có bữa ăn nào là miễn phí và không có điều tốt đẹp nào từ trên trời rơi xuống cả. Những kẻ lừa đảo luôn lợi dụng lòng tham và sự nhẹ dạ cả tin của người khác để chuộc lợi cho bản thân.

Có rất nhiều việc muốn hoàn thành tốt thì phải dựa vào nhân duyên. Không nên hợp tác làm ăn với những kẻ tham lam bởi không sớm thì muộn, những người tham lam sẽ đem đến phiền phức cho người khác. Kết giao với họ, không những không được mọi người yêu quý, ngược lại còn tự mình đánh mất rất nhiều cơ hội tốt.

Đừng vì tham lam lợi lộc mà làm những việc bất chính. Khi nói đến lợi ích, một số là bề ngoài và mọi người có thể nhìn thấy, nhưng một số là vô hình và không phải ai cũng nhìn thấy được. Muốn nhận lại được thì trước hết phải biết cho đi.

SHARE