Nghèo sở dĩ luôn hoàn nghèo, đó là ßởi 6 Ƭhói quen vô cùng xấu xí

12

 

Học Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) có một đôi vợ chồng giáo sư, họ và một đồng nghiệp đã lập thành một nhóm, cùng nhau đi du lịch 18 quốc gia và nghiên cứu trong suốt 20 năm. Và họ phát hiện ra rằng, người nghèo sở dĩ nghèo, đó là vì sáu “thói quen xấu” sau đây.

Thói quen xấu thứ nhất: Người nghèo lãng phí hơn trong việc tiêu tiền

Nhóm nghiên cứu của MIT đã điều tra và nghiên cứu ở các nước nghèo ở Châu Phi trong nhiều năm, họ phát hiện ra rằng các nước nghèo trên thế giới đều được cung cấp các gói viện trợ và trợ cấp kinh tế khác nhau với mục đích giúp họ thoát khỏi nghèo đói càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là những người nghèo, sau khi nhận được tiền cứu trợ, họ đã không tiết kiệm hoặc dùng nó để đi phát triển, mà ngay lập tức sử dụng chúng cho đủ loại tiêu dùng, họ hoàn toàn không hiểu thế nào là tiết kiệm, tiền vừa tới tay, họ ngay lập tức sẽ có một bữa tiệc lớn, và tiền cũng chẳng mấy mà hết sạch.

Thói quen xấu thứ 2: Người nghèo chi tiêu nhiều hơn cho tiêu dùng so với người giàu

Người giàu tiêu tiền tất nhiên nhiều hơn người nghèo, nhưng họ chi tiêu cho tiêu dùng thực ra lại không nhiều như chúng ta vẫn hay nghĩ, phần lớn tiền họ dùng cho các hoạt động giúp gia tăng giá trị như đầu tư, kinh doanh… Trong khi rất nhiều người nghèo ở Châu Phi, sau khi có tiền, họ không đầu tư vào bản thân, cũng không tiêu cho giáo dục của con cái, mà là mua tivi hay các sản phẩm tiêu dùng khác. Khi người khảo sát hỏi vì sao không dùng tiền mở mở rộng sản xuất mà lại đi mua tivi, họ nhận được câu trả lời rằng: tivi quan trọng hơn ăn uống.

Ngoài ra, có một số tín dụng vi mô với lãi suất thấp, mục đích ban đầu là giúp đỡ người nghèo. Tuy nhiên, sau khi vay thành công, nhiều người nghèo đã không chọn khởi nghiệp hoặc mở rộng sản xuất mà thay vào đó đi mua nhiều loại hàng xa xỉ, kết quả là không thể trả nợ, dẫn đến nợ nần, lãi nọ chồng lãi kia, rồi rơi vào hố đen tài chính …

Thói quen xấu thứ 3: Người nghèo không tin vào giáo dục

Nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts thông qua một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng giáo dục là khoản đầu tư dài hạn đáng tin cậy nhất, cứ mỗi năm đầu tư thêm vào giáo dục, mức lương trung bình sẽ tăng 8%.

Nhưng nhiều người nghèo ở các quốc gia đều không tin vào giáo dục, thay vào đó, họ ủng hộ lý thuyết “Học hành cũng vô dụng”, cho rằng người không đi học, không tiếp nhận giáo dục vẫn sẽ có thể kiếm được tiền, thậm chí còn sống sung sướng hơn người có bằng cấp cao siêu này nọ. Bất kể có bao nhiêu người thu được lợi ích lớn lao từ giáo dục, bất kể quốc gia nhờ vào giáo dục mà có sự thay đổi mạnh mẽ tới đâu, họ cũng “nhìn nhưng không thấy”. Nói trắng ra là họ không có niềm tin vào giáo dục, và đơn giản là vì đầu tư dài hạn vào giáo dục, không thể đáp ứng mong muốn ngắn hạn của những người nghèo này.

Thói quen xấu thứ 4: Người nghèo không tin vào thường thức, nhưng lại dễ dàng tin vào những điều thần bí nào đó

Nhóm nghiên cứu của MIT đã thuyết phục người nghèo tiêm vắc-xin miễn phí cho con cái họ trong thời gian họ đang tác nghiệp ở Châu Phi, nhưng họ đã bị từ chối một cách thô lỗ. Bởi lẽ người dân địa phương không tin vào những điều có căn cứ khoa học mà họ nói, họ phải đợi cho đến khi đứa trẻ bị bệnh nặng lắm rồi mới đưa trẻ đến bệnh viện. Kết quả là, hoặc là phải tiêu tốn rất nhiều tiền, hoặc là cứ đứng vậy nhìn con cái ra đi. Ngược lại, trong hầu hết mọi việc, người giàu có xu hướng tin vào khoa học và thường thái hơn.

Thói quen xấu thứ 5: Người nghèo sĩ diện hơn người giàu

Sĩ diện chỉ là hư vinh, so với tiền, so với sự an toàn của bản thân, người giàu trước giờ không quá đặt nặng vấn đề sĩ diện, bạn đá người ta hai phát, bạn mắng người ta vài câu, người ta tuyệt đối sẽ chẳng bao giờ liều mạng lại với bạn, bởi lẽ bạn đánh họ, họ tuy nguy hiểm, nhưng nếu họ đánh lại bạn, nhỡ bạn muốn kiện lại họ thì sao, kiểu tranh cãi đến cùng vì sĩ diện này, người giàu cho rằng càng tránh được thì càng tốt. Ngược lại, rất nhiều người vừa nghèo vừa nóng tính, càng nghèo, lòng tự trọng càng cao, càng không muốn người khác nói mình nghèo, dù chỉ là một cái liếc nhìn khinh thường, họ cũng có thể vì vậy mà xung đột với bạn, hoàn toàn không thèm suy nghĩ xem vì chút sĩ diện ấy mà phải mất bao nhiêu tiền và thời gian.

Thói quen xấu thứ 6: Người nghèo thiếu sự nhẫn nại, có thói quen tiêu tiền để giải tỏa áp lực và lo lắng trong lòng

Áp lực cuộc sống với người nghèo là rất lớn, vì muốn giải tỏa áp lực, họ có xu hướng tiêu tiền, chẳng hạn như tự thưởng cho mình một bữa ăn sang chảnh hay mua những món đồ hàng hiệu đắt tiền. Vỗn dĩ không có bao nhiêu tiền, nhưng lại thích dùng số tiền có hạn ấy đi tiêu vào những thứ không cần thiết, kết quả, càng không có tâm tư kiếm tiền, cũng chẳng kiếm thêm được bao nhiêu, không kiếm được thì lại càng áp lực, lại lo lắng, lại tiêu tiền để giải tỏa… cứ như vậy rơi vào vòng luẩn quẩn không thể tự thoát ra.

Thiên Vy

Theo Báo Dân Sinh

SHARE