Không cần thiên phú, đây là 3 bí thuật giúp người xuất phát điểm thấp trở nên giàu, giỏi

12

3 điều ấy là gì?

Trong một chương trình truyền hình thực tế về diễn xuất, một ban giám khảo đã nhận xét một thí sinh tham gia chương trình rằng:

“Diễn xuất không phải là một loại nghệ thuật đơn giản, nỗ lực nhưng không có năng khiếu thì cũng không có ích gì.”

Câu nói này đã gây ra rất nhiều tranh cãi.

Không có năng khiếu thiên phú, sẽ không thể thành công?

Trên thực tế có rất nhiều người đều đang làm công việc mà trước đó mình không hề giỏi.

Tác giả Feng Tang trong một cuốn sách của mình mang tên “”Feng Tang’s Psychological Method of Success” cũng đề cập tới vấn đề này:

Feng Tang là một người nổi tiếng có thể làm nên việc và hoàn thành công việc một cách xuất sắc.

Ông là một chuyên gia quản lý yêu thích văn học và nghệ thuật, một nhà lãnh đạo kinh doanh thông thạo lý thuyết thành công của McKinsey và Tăng Quốc Phiên, đồng thời cũng là một nhà đầu tư có bằng tiến sĩ y khoa.

Trong cuốn sách mới của mình, ông chia sẻ về kinh nghiệm mà mình đã tích lũy suốt hơn 20 năm qua, và nói cho chúng ta biết làm thế nào để “biết mình, biết người, biết thế sự, biết trí tuệ.”

01

Biết mình: dựa vào mình để làm nên việc

Vẫn là câu hỏi ban nãy:

Không có thiên phú, quả thực không nên nên được việc lớn ư?

Tăng Quốc Phiên, một Nho gia nổi tiếng thời nhà Thanh của Trung Quốc từng nói: “Nhân sinh, “hữu thường” vi đệ nhất mỹ đức”.

Sống ở đời, mỹ đức tốt đẹp nhất của một người, chính là sự “kiên trì”.

Đối với đại đa số người, đại đa số ngành nghề mà nói, muốn đạt tới được “mức trần” của năng lực của bản thân, đó hoàn toàn không phải là chuyện dễ dàng.

Các cụ cũng đã có câu “cần cù bù thông minh”, biết khuyết điểm, thiếu sót của mình ở đâu rồi nỗ lực đi cải thiện khuyết điểm ấy, dần dần theo năm tháng, bạn sẽ tiến bộ và làm được tốt mọi việc.

Nhưng chỉ đâm đầu vào kiên trì mà không biết điểm mạnh của mình ở đâu, hướng phát triển của mình như nào thì sự kiên trì đó cũng chỉ là công cốc.

Người tài giỏi, họ tôn trọng tài năng của mình, nhưng cũng không phủ nhận tài năng của người khác, và họ càng giỏi trong việc phát hiện ra tài năng của mình.

Làm thế nào để phát hiện ra tài năng của mình, để biết xem mình giỏi ở đâu?

Feng Tang đưa ra 3 gợi ý sau:

1. Dù người khác phản đối, bản thân vẫn kiên trì

Nếu có một chuyện gì đó, dù người khác có phản đối, có ngăn cản không muốn bạn làm tới đâu mà bạn vẫn cứ làm, vậy thì nó cho thấy ở phương diện này, bạn là người có tài năng.

2. Khi làm việc gì đó, bạn thấy hứng thú và hài lòng

Có những việc trong mắt người khác là một việc rất khổ sở, nhưng với bạn, nó lại mang đến cho bạn niềm vui và sự hài lòng, bất kể là khi nào, bất kể có bận rộn tới đâu, bạn cũng vẫn muốn dành thời gian cho nó.

Người khác có thể không hiểu, nhưng bạn lại vui vẻ đắm chìm trong nó, và kiên trì được trong một khoảng thời gian dài, đó chính là nơi tài năng của bạn sẽ được phát triển.

3. Bạn có phong cách riêng, và có người sẵn sàng trả phí cho bạn vì điều đó

Nếu thứ mà bạn làm ra nó không khác gì so với những người khác, vậy thì bạn không cần thiết phải kiên trì đi làm điều này.

Chỉ khi tạo ra được thứ cho thấy phong cách của bạn, khiến người khác vừa trông thấy là biết ngay đó là bạn, đó là tác phẩm của bạn, đó mới là thứ xứng đáng để bạn bỏ ra tâm huyết đi làm.

Và, có người sẵn sàng trả phí cho những gì bạn làm hay không, lại chính là tiêu chuẩn kiểm nghiệm tốt nhất xem bạn đã làm tốt việc của mình hay chưa.

02

Biết người: quá trình tu dưỡng hoàn thiện bản thân của người thành công

Muốn nên được việc lớn, cần tới một vài tố chất cơ bản, đó là cơ sở để làm nên việc và cũng là cơ sở để tiến hành công việc.

Có 3 phương diện cần có ở một người nên được việc lớn.

1. Có “chí”

“Thường xuyên hạ quyết tâm” không bằng “hạ quyết tâm một lần nhưng lâu dài”, phàm là người thành công, đều có một chí hướng xa vời và lớn lao.

Bản thân Feng Tang khi còn trẻ thường xuyên quyết chí phải dành được giải Nobel.

Chí hướng này tất nhiên đến giờ vẫn chưa thành hiện thực, nhưng chính sự quyết tâm này đã thúc đẩy con đường văn học mà ông đi ngày càng xa, càng thuận lợi hơn.

Có một chí hướng lớn lao và lấy nó làm động lực thúc đẩy bản thân trở nên tốt hơn, đó chính là cách làm của kẻ trí.

2. Có “thức”

Có câu, đọc ngàn cuốn sách không bằng đi vạn dặm đường; đi vạn dặm đường không bằng học hỏi từ những người xung quanh.

Câu nói này cho thấy được tầm quan trọng của “kiến thức”.

Và kiến thức ấy tới từ nhiều nguồn, từ sách vở, từ trải nghiệm thực tế, và quan trọng hơn hết là từ chính những người xung quanh chúng ta.

Feng Tang khi nghiên cứu về y học luôn có một băn khoăn, vì sao mọi người cứ phải học những thứ cảm tưởng như không cần thiết như vậy?

Sau này, thầy giáo của ông đã nói với ông rằng:

“Tuy thầy không biết là vì sao chúng ta phải học nhiều thứ như vậy, nhưng có một điều thầy có thể nói với em đó là, nếu em hi vọng tới khám bệnh không phải là “một người”, mà chỉ là “một cơ quan” nào đó, vậy thì em sẽ không bao giờ có thể trở thành một bác sĩ giỏi.”

Câu nói này của thầy đã giải tỏa hết những ngờ vực của Feng Tang, cũng khiến ông nhận ra được tầm quan trọng của “kiến thức”.

Chỉ khi chỗ bạn đúng đủ cao, kiến thức bạn có trong đầu đủ rộng đủ lớn, bạn mới có thể nhìn nhận mọi việc một cách toàn diện và hoàn chỉnh hơn.

3. Có “hằng”

Không phải ngẫu nhiên mà các cụ lại có câu “đẽo cày giữa đường” hay “ba phải mười rằm cũng ư, mười tư cũng gật”.

Muốn nên được việc lớn, phải học cách kiên trì.

Rất nhiều người không hiểu bản thân mình, nhưng lại quá tò mò với thế giới.

Cứ như vậy, nhìn thấy cái gì cũng muốn thử, rồi cuối cùng không kiên trì được đến cùng.

Rất nhiều người luôn muốn nhanh chóng được công thành danh toại, cái gì cũng muốn thử, nhưng không thấy được kết quả liền từ bỏ.

Người như vậy, rất khó nên được việc lớn.

Đời người không phải một cuộc đua nước rút, mà là một đường chạy marathon.

Tạm thời thất bại hay bị bỏ lại phía sau, tất cả đều không phải vấn đề.

Quan trọng là, bạn có thể không ngừng tiến về phía trước, bạn kiên trì được tới cuối cùng.

03

Biết trí tuệ: người như nào có thể nên được việc lớn?

Dù những người thành công mỗi người có một đặc điểm khác nhau, nhưng ở họ đều có những phẩm chất tương đồng.

Lấy những phẩm chất ấy làm thước đo, chúng ta có thể “biết người”, cũng có thể “biết mình”.

Thứ nhất là thái độ với sự bi quan

Người lạc quan phát mình ra máy bay, trong khi người bi quan lại phát minh ra dù.

Người lạc quan trông thấy mặt tích cực tươi sáng của sự việc, trong khi người bi quan lại nhìn thấu được mặt tối trong bản chất con người.

Vì vậy, họ sẽ không có những kì vọng quá cao với người khác, cũng không kỳ vọng quá mức vào mọi việc, mà sẽ nhìn nhận mọi thứ với sự lạnh lùng, lý trí, rồi sau đó cố gắng hết sức làm cho tốt nhất có thể.

Thứ hai là sự cân bằng

Có câu nói rằng, công thành dễ nhưng giữ thành khó.

Đó là bởi lẽ công thành và giữ thành cần tới 2 sách lược khác nhau.

Một là chủ động, hướng ngoại, chính sách gặp đâu đánh đó.

Một là bị động, hướng nội, cần sự nhẫn nại kiên trì.

Đối chiếu vào một người, đây đồng thời là hai tính cách khác nhau. Tính cách trước cần tới sự dũng cảm, tính cách sau cần tới sự thận trọng cẩn thận.

Chỉ khi bạn trang bị đủ cho mình cả hai tính cách này, tỷ lệ thành công mới cao hơn.

Thứ ba là ngay lập tức hành động

Thứ đáng sợ nhất trên thế gian này chính là tính lười.

Khi có một lý do xác đáng, hoặc một sự phản kháng rất mạnh mẽ cản trở một người thì mấy ai có thể kiên trì được một việc gì đó?

Người nên được chuyện lớn, luôn tràn đầy khát vọng với thành công.

Và khát vọng ấy chính là động lực và động cơ thúc đẩy họ làm việc.

Thứ tư là dám làm

Vào thời khắc mấu chốt, quả quyết và dám làm.

Đứng trước một sự án quan trọng, dám nhận trách nhiệm; nhìn thấy cơ hội, dám đi giành lấy; thời khắc quan trọng, dám mạo hiểm.

Người không dám mạo hiểm, rất khó nên được việc lớn.

SHARE