Cha mẹ có 5 tầng, dạy dỗ ra 5 kiểu con cái, tạo nên 5 cuộc đời khác biệt: Bạn thuộc kiểu cha mẹ nào?

27

Cha mẹ luôn nghĩ ra rất nhiều phương thức để nuôi dạy con mình, mong muốn con mình có được cuộc sống tốt hơn. Nhưng điều thực sự chúng cần là gì?

Trong buổi họp lớp đầu năm, sau màn chào hỏi, chia sẻ về những sự kiện diễn ra trong năm vừa qua, chúng tôi cùng quay về chủ đề được quan tâm nhất: Giáo dục, hoà hợp với con cái.

Bạn học Tuấn Anh nói: “Thằng bé nhà tôi không thân với tôi chút nào. Tôi mỗi ngày đều bận rộn với việc làm ăn, không có thời gian để ở bên nó. Nhưng có mẹ nó bầu bạn rồi. Tôi cho nó tiền để tiêu xài, thế không được sao?”.

Bạn học Bằng An nói: “Điều được coi trọng hiện nay chính là bầu bạn. Con bé nhà tôi nói, bố mà không ở bên con nữa, con sắp khôn lớn rồi đấy!”.

Bạn học nữ Hồng Cúc chen vào một câu: “Bầu bạn cũng chia thành nhiều loại, bầu bạn chất lượng cao mới có hiệu quả!”.

Nữ bạn học tên Thanh Thảo năm nào bất ngờ hỏi một câu: “Các cậu đang là cha mẹ thuộc tầng lớp thứ mấy? Thử so sánh một chút, xem bản thân có làm được đến nơi đến chốn hay không, thì tự khắc sẽ tìm được câu trả lời về việc giáo dục con cái thôi”.

Các bạn học không khỏi kinh ngạc, làm cha mẹ vẫn phân chia tầng thứ nữa ư?

Nghiêm túc suy nghĩ một chút cũng không có gì kì lạ, nhu cầu của con người phân thành tầng thứ. Loại lý luận này hoàn toàn có thể suy rộng đến những lĩnh vực khác.

Tầng thứ của cha mẹ có quan hệ mật thiết chặt chẽ với tầng thứ nhu cầu của con cái, cũng có thể chia thành 5 tầng thứ.
Tầng thứ nhất: Chi tiền cho con không tiếc tay

Tối nhớ từng xem một đoạn video, có cô con gái của một người nông dân cầm điện thoại gọi điện cho bố mình, bảo bố cô đổi cho cô một chiếc điện thoại mới. Người bố không có cách nào, đã chi ra mấy tháng tiền lương ứng trước cho con gái. Cô con gái có được chiếc điện thoại mới rất đắc ý, bởi sẽ không thua kém bạn bè nữa.

Một ngày kia, cô ở trên phố vừa khéo gặp cha mình đang làm việc. Nhìn thấy người cha mình đang vất vả khuân vác, mồ hôi nhễ nhại, lòng cô chua xót không thôi. Cô con gái này kể ra vẫn còn có lương tâm.

Mấy năm trở lại đây, trên phương tiện truyền thông không thiếu những bản tin về đứa con bất hiếu lớn tiếng quát mắng, thậm chí đánh đập cha mẹ. Kiểu con “bỏ đi” này thật khiến chúng ta phẫn nộ. Nhưng, nhìn ngược lại, cha mẹ đã giáo dục họ ra sao dẫn đến cách hành xử của họ khi trưởng thành?

Thực tế, gia đình hiện đại đều có điều kiện sống ngày càng phát triển. Ngoài việc đảm bảo cung cấp những nhu cầu cuộc sống cần thiết cho con, cơ bản là con cái tay chỉ món đồ nào, người lớn liền đi mua đến đó. Dẫu gia đình không có được điều kiện như thế, cũng cố gắng xoay sở đủ cách, thậm chí vay nợ để thỏa mãn con cái. Bạn cần phải nhìn nhận thực tế rằng, cha mẹ cung cấp những nhu cầu vật chất thiết yếu cho con là điều nên làm, nhưng điều đó mãi luôn không đủ. Hôm nay cô gái trong câu chuyện tôi kể ở trên có thể si mê chiếc điện thoại và được cha cô đáp ứng nhưng ngày mai là những đòi hỏi quá quắt hơn so với điều kiện thực tế của cha cô thì sao? Nếu không phải vô tình nhìn thấy sự vất vả, nỗ lực làm lụng để đáp ứng sở thích của cô, có lẽ cô ấy sẽ chẳng bao giờ tỉnh ngộ.
Tầng thứ hai: Không tiếc dành thời gian cho con cái

Bố mẹ nuôi con khôn lớn, con cái phụng dưỡng bố mẹ lúc về già. Tình yêu thương, là giữa hai bên qua lại với nhau.

Bạn học Tuấn Anh của tôi về phương diện này làm được quá kém. Anh ta vì kiếm tiền, lúc con trai chào đời, anh đã không có mặt ở bệnh viện. Đợi đến khi anh về đến nhà, con trai đã chào đời được 7 ngày. Anh chỉ có thể cố gắng kiếm tiền, mong lấy nhiều tiền hơn để bù đắp.

Từ đây, anh lại bỏ lỡ càng nhiều hơn quá trình trưởng thành của con. Lần đầu tiên con anh bi bô tập nói, lần đầu tiên con anh tập tễnh học đi, anh đều không có bên cạnh. Có một lần khó khăn lắm mới tranh thủ được chút thời gian để đi tham dự buổi họp phụ huynh của con. Khi đến trường anh mới nhận ra không biết con mình học ở lớp nào. Người cha như vậy, con trai thân với anh mới lạ!

Trái lại, bạn học Bằng An về mặt này làm được tốt hơn nhiều.

Vốn mang nặng tư tưởng truyền thống, bạn học Bằng An luôn muốn có con trai. Thấy con sinh ra lại là con gái, lúc đầu anh thật sự không thích lắm, nhưng vẫn tận hết trách nhiệm của người cha mà hết lòng chăm sóc lo lắng cho con. Thời gian lâu dần, tình cảm cha con cũng ngày càng gắn bó. Có người trêu anh lấy con trai của mình để đổi. Anh nói, dù có là gì đi nữa cũng đều không đồng ý.

Những lúc rảnh rỗi, anh thường cùng con đi chơi, đi sở thú, kể chuyện cho con nghe… Từ chính kinh nghiệm của mình, anh khuyên mọi người hãy cố gắng bầu bạn với con khi có thể, tận dụng tối đa thời gian. Mỗi thời điểm được chứng kiến tiến trình phát triển của con đều rất đáng trân trọng, tuyệt đối không nên bỏ phí và đều thu lại hạnh phúc. Bởi thế, con gái của anh rất thân thiết với bố, quán bố, thậm chí trong các hoạt động ở lớp, ví dụ đi dã ngoại, nếu không có bố tham gia, cô bé đều không chịu đi vì cảm giác không có bố che chở, bảo vệ.
Tầng thứ thứ ba: Phụ huynh đặt nặng thành tích

Có câu chuyện về một em học sinh lớp ba, tự mình làm bản thống kê. Bố mẹ cậu tổng cộng đã đăng ký cho cậu 10 khóa học bổ túc. Chúng đã chiếm cứ hết toàn bộ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của cậu, hoàn toàn biến cậu thành cỗ máy học tập. Cậu bé đó không thích chút nào, thỉnh thoảng tâm sự với cô giáo dạy thêm.

Điều này xuất phát từ tâm lý: Không để cho con thua ở vạch xuất phát, đa phần cha mẹ có tâm lý chung như vậy. Có thể thấy trong thâm tâm, họ mong con thành rồng, thành phượng mạnh mẽ đến mức nào.

Nhưng, đó là mơ ước, là mong muốn của cha mẹ. Còn con cái họ thật sự mong mỏi điều gì?

Con trẻ mệt, sợ hãi, áp lực, cha mẹ có biết không?

Liệu họ có từng nghĩ rằng để cho con trẻ học nhiều như vậy, con trẻ lại không cảm thấy vui, thử hỏi ý nghĩa nằm ở đâu đây?

Mục tiêu cao nhất của tương lai mà họ vẽ ra cho con lại ở chỗ nào? Có thể thực hiện được không?

Thay vì vẽ ra một vòng tròn lớn, nhưng lại không có cách nào lấp đầy được, chi bằng hãy để cho trẻ có được một khoảng không gian để chúng tận hưởng tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên vốn thuộc về cái tuổi của chúng.

Tầng thứ thứ tư: Cha mẹ nâng cấp bản thân để nuôi dạy con cái tốt hơn

Cha mẹ là người thầy đầu tiên, và cũng là đối tượng mà con cái học tập, bắt chước. Bạn học D là người thích ngủ muộn điển hình, thường hay thức đêm để đọc tiểu thuyết, xem phim.

Nhưng từ sau khi mang thai, tình mẫu tử đã lấn át tất cả. Mỗi ngày cô lập ra thời gian biểu để thay thay thế tập tính trước đây. Kiên trì ngủ sớm dậy sớm, không chỉ mang đến sức khỏe tốt cho con, hơn nữa còn dưỡng thành thói quen sinh hoạt có giờ giấc cho con.

Ngoài ra, cô còn không ngừng nâng cao kiến thức, nỗ lực hoàn thiện bản thân để trở thành một người mẹ chuẩn mực để nuôi dạy con được tốt hơn. Mỗi ngày học tập, tiến bộ cùng con, cô đã trở thành tấm gương tốt của con, còn làm phong phú tri thức cơ bản cho mình.
Tầng thứ thứ năm: Ủng hộ, khích lệ con trẻ hãy làm chính bản thân mình

Ngày trước từng xem qua một đoạn phim, một bé gái 5, 6 tuổi tham gia chương trình tiết mục văn nghệ nào đó. Bé gái ấy diễn một vai hề. Diễn xuất cũng không được xem là tốt lắm, nhưng bé lại rất vui thích, mọi người ở dưới đều cười ngả cười nghiêng.

Ban giám khảo vừa cười vừa cho một chữ X to đùng, không cho cô vượt qua. Bé gái đó đã khóc, cô bé đảo mắt nhìn quanh, thấy mẹ mình đang đứng ở hậu trường. Người mẹ không cười, mà giơ hai ngón tay cái khích lệ con.

Thiết nghĩ, có sự ủng hộ hết mình của người mẹ, bé gái ấy sẽ có tự tin để thử thách bản thân tiếp nữa. Dù kết quả thế nào, cô đều đã từng cố gắng thể hiện bản thân. Ước mơ thời niên thiếu, chỉ cần có được sự ủng hộ và khích lệ của cha mẹ, có lẽ sẽ thực hiện được, điều này ai biết được đây?

Làm cha mẹ, tầng thứ cao nhất chính là:

Khi người khác đều không để ý, không xem trọng đứa con của mình mà có thể dang rộng đôi tay cho con cái ôm ấm áp, ủng hộ khích lệ con đi phát huy khả năng của mình.

Niềm cổ vũ và khích lệ đến từ cha mẹ chính là nguồn sức mạnh cho con trẻ nỗ lực vươn lên. Dù con trẻ có ở bất cứ đâu cũng đều sẽ không thấy cô đơn trơ trọi.

Không kể là cha mẹ, dù có bận rộn ra sao, xin hãy mang đến cảm giác ấm áp thích hợp và kịp lúc cho đứa con của mình.

SHARE