Tầm nhìn của một người xa hay gần, lớn hay nhỏ đều tiềm ẩn trong phản ứng đầu tiên của họ khi gặp một vấn đề nào đó. Cách phản ứng với các vấn đề cho thấy tầm hiểu biết và những gì mà người này tích lũy được qua năm tháng.
01
Thích ứng với thay đổi
Sống ở đời, thứ duy nhất không thay đổi chính là “thời gian luôn thay đổi”.
Nếu không thể thích nghi được với sự thay đổi, thời đại khi bỏ rơi bạn, tới một cái vẫy tay cũng chẳng buồn làm.
Chỉ có những người không ngừng học tập, duy trì trạng thái tiến bộ giữa xã hội thay đổi mỗi ngày như hiện tại, mới có thể thuận lợi tiến về phía trước.
Đối mặt với môi trường rộng lớn khó thay đổi xung quanh, đừng nghĩ cách đi chinh phục nó, phương pháp tốt nhất là thay đổi chính mình.
Đối mặt với nguy cơ, càng nhanh chóng thay đổi tâm thái, càng dễ dàng cảm nhận được rằng, cuộc sống thực ra tồn tại vô vàn khả năng, đời người cũng không phải chỉ có một kết cục.
Xã hội hiện đại là xã hội mà chỉ những kẻ mạnh mới có thể sinh tồn, điều chỉnh bản thân về trạng thái tốt nhất, đi thích ứng với môi trường biến đổi không ngừng, ta mới có thể chạm tay tới được mục tiêu mà mình mong mỏi.
Cuộc sống không ngừng xoay chuyển, và bạn, cũng đừng ngừng thay đổi.
02
Giải quyết vấn đề cảm xúc
Cuộc sống luôn tồn tại những điều chúng ta khó có thể nắm bắt, ai cũng vậy, không tránh khỏi việc phải đối mặt với những nguy hiểm và thách thức.
Gặp phải vấn đề, khó tránh khỏi các cảm xúc như phẫn nộ, mệt mỏi, thất vọng hay đau khổ… chúng khiến chúng ta khó có thể tĩnh lại, dùng cái đầu suy nghĩ để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.
Lúc này, việc chúng ta cần làm là kiểm soát cũng như xử lý sao cho tốt nhất những cảm xúc của mình, có bình tĩnh, lý trí mới xuất hiện, lý trí có “quay về”, ta mới tìm ra được giải pháp giải quyết vấn đề thỏa đáng nhất.
Có cảm xúc tiêu cực là bản năng, là hiển nhiên, nhưng biết cách kiểm soát nó, mới là bản lĩnh.
Chỉ khi kiểm soát được cảm xúc, bạn mới kiểm soát được cuộc đời mình.
Vì vậy, khi gặp vấn đề, trước tiên hãy giải quyết cảm xúc không tốt của mình trước, rồi hãy đi giải quyết vấn đề đó.
03
Xử thế có cái “độ”
Bất kể là việc gì, trước tiên hãy làm cho rõ mọi chuyện, rồi sau đó hành động cũng chưa muộn.
Hành động, đôi khi cần có mánh khóe, cần kiên quyết và dứt khoát.
Rất nhiều khi, hành động cần từ từ, từng bước một thật ổn định, sau cùng mới có thể có được thành công.
Gặp những chuyện khác nhau, cũng cần tới những phương pháp xử lý khác nhau.
Càng gặp việc “gấp”, thì càng phải “ổn”, phải “tĩnh”
Trong cuộc sống, gặp phải những tình huống đột xuất, không thể dự đoán là điều không thể tránh khỏi.
Gặp việc mà càng vội vàng, càng nhanh nhảu, thì càng ẩu đả, càng loạn, càng dễ làm hỏng việc.
Rất nhiều cái gọi là trí khôn thực ra đều tiềm ẩn trong sự “trầm ổn” và “bình tĩnh”.
Gặp chuyện khó, phải “biến”
Gặp vấn đề mà cứ cứng nhắc một giải pháp, một kiểu tư duy, sẽ rất dễ đi vào ngõ cụt; cứ mù quáng bảo thủ, sẽ chỉ tự chuốc thêm rắc rối cho mình.
Nhiều khi, thứ làm khó chúng ta không phải khó khăn, mà là tâm lý không chịu biến đổi.
Gặp chuyện không đâu, phải “tránh xa”
Gặp phải những chuyện và người không đâu, không cần thiết phải lãng phí thời gian và sức lực để vướng vào làm gì.
Học cách kịp thời “thoát thân”, mới tránh được những phiền phức và tổn thương lớn hơn sau này.
Đối với những chuyện không hay ho đã xảy ra, nghĩ thoáng một chút, đối với quá khứ không thể thay đổi, hãy nhắm mắt làm ngơ.
Không “tương tư” những chuyện không đâu là một loại thái độ sống, cũng là một trí tuệ của những kẻ khôn ngoan.