Trong kinh Phật có câu: “Bệnh tật từ miệng mà ra, tai họa cũng từ miệng mà ra.” Hãy thận trọng trong từng lời nói và việc làm của mình. Đừng để cái miệng ngăn cản phước lành của bạn.
Một triết gia từng nói thế này:
“Con người sống cả đời, bớt quản, bớt nói, bớt nghĩ, chính là phúc.”
Tôi đồng ý sâu sắc với nhận định này.
Phần đời còn lại, quản nhiều chỉ thêm thù, nhiều chuyện càng thêm họa, nghĩ nhiều lại thêm nhiều phiền não.
Thế nên, muốn sống an nhàn, tận hưởng phúc khí cả đời, nên gắng sửa đổi 3 điều sau:Trong kinh Phật có câu: “Bệnh tật từ miệng mà ra, tai họa cũng từ miệng mà ra.” Hãy thận trọng trong từng lời nói và việc làm của mình. Đừng để cái miệng ngăn cản phước lành của bạn.
Một triết gia từng nói thế này:
“Con người sống cả đời, bớt quản, bớt nói, bớt nghĩ, chính là phúc.”
Tôi đồng ý sâu sắc với nhận định này.
Phần đời còn lại, quản nhiều chỉ thêm thù, nhiều chuyện càng thêm họa, nghĩ nhiều lại thêm nhiều phiền não.
Thế nên, muốn sống an nhàn, tận hưởng phúc khí cả đời, nên gắng sửa đổi 3 điều sau:
Bớt quản
Trong cuốn sách “Tỉnh thế hằng ngôn” có giảng một câu:
“Lời không hợp, hãy bớt nói. Việc không liên quan, hãy bớt quản.”
Tọc mạch, là cái tính khiến nhiều người ghét nhất, nhưng nó lại là bản tính của rất nhiều người.
Cách đây một thời gian, bà hàng xóm cạnh nhà tôi đột nhiên phàn nàn:
“Có lòng tốt mà không được đền đáp, đúng là làm ơn mắc oán. Từ nay, tôi nhất định sẽ không bao giờ lo nghĩ giúp mấy người nữa.”
Tôi hỏi bà ấy có chuyện gì thế?
Bà ấy càm ràm rằng đi giúp người ta còn bị mắng…
Sau đó, tôi lập tức hiểu ra, trong xóm tôi, bà hàng xóm này được mệnh danh là người “nhiệt tình nhất xóm” và cũng là người “nhàn nhất xóm”.
Bà ấy nghỉ hưu lâu rồi, ở nhà có con cháu nuôi dưỡng nên không lo lắng gì về vấn đề tiền bạc hết. Thế nên, bà ấy thường hay đi quản chuyện khắp nơi.
Thấy hai vợ chồng người ta cãi nhau, bà ấy chạy tới khuyên can; nghe tin người khác trúng giải đặc biệt, bà ấy cũng tìm tới tận cửa để hỏi thăm.
Mà chưa hết đâu, phải nói rằng chuyện gì không có mặt bà ấy, thì bà ấy nhất định sẽ tìm cách để biết. Còn chuyện gì đã có mặt bà ấy, thì hôm sau nhất định cả xóm đều biết.
“Quản chuyện” mãi rồi thành ra thích soi mói, và tự cho mình cái quyền tự do đánh giá về người khác. Con cái nhà người ta không thích ra ngoài chơi, mà thích ở nhà học, qua miệng bà ấy lại thành con bé bị “tự kỉ”.
Người ta quanh năm suốt tháng làm online, buổi tối ra ngoài chơi với bạn hoặc mua chút đồ ăn, lại bị bà ấy đồn thành được “bao nuôi”…
Nhà tôi cũng từng trở thành “nạn nhân” trong cốt truyện bà ấy thêu dệt vài lần.
Lần này, bà ấy gây một trận lớn với anh trai, chỉ vì lo “quản chuyện bao đồng”. Anh trai bà ấy tính cho cháu gái căn nhà làm quà cưới, nhưng bà ấy lại khuyên anh trai nên cho cháu trai, cháu gái gả cho người ta rồi thì đâu còn là cháu mình…
Nhà văn Pháp Marc Levy từng viết trong cuốn sách “Người trộm bóng” rằng:
“Bạn không thể can thiệp vào cuộc sống của người khác, ngay cả khi đó là vì lợi ích của chính họ”.
Học để bớt quản chuyện người khác, đó cũng là một khóa học bắt buộc trong cuộc đời này.
Bớt nói
Trong các câu chuyện ngụ ngôn của người Do Thái có một câu chuyện thế này:
Một mục sư nói với người hầu của mình:
“Hãy đến chợ mua thứ đắt nhất về đây.”
Mục sư nghĩ người hầu sẽ mua về một số thức ăn như gà, vịt, cá,… nhưng cuối cùng người hầu lại mua về một cái lưỡi.
Hai ngày sau, mục sư lại sai người hầu ra chợ, bảo anh ta:
“Hãy mua thứ rẻ nhất ở đó về.”
Mục sư nghĩ lần này người hầu sẽ mua về một ít thức ăn thô, nhưng không ngờ anh ta vẫn mua về một cái lưỡi.
Lúc này, mục sư bối rối hỏi:
“Hai ngày trước, tôi bảo anh mua thứ đắt nhất, anh đã mua cái lưỡi. Hôm nay, tôi muốn anh mua thứ rẻ nhất, anh cũng mua về cái lưỡi. Đây là có ý gì?”
Người hầu đáp:
“Cái lưỡi này, nếu dùng tốt thì rất cao quý, còn dùng xấu thì lại trở nên đê hèn.”
Khi bước chân vào xã hội, trải qua nhiều vấp ngã, chúng ta nhất định sẽ nhận ra, những người đại trí tuệ thường rất kiệm lời.
Nói nhiều mà làm hư chuyện, còn không bằng nói khéo mà nói ít.
Có nhiều người cho rằng, nói sai thì xin lỗi chứ có sao đâu. Tôi đánh giá cao thái độ dám làm dám nhận lỗi của bạn. Nhưng tôi rất muốn hỏi bạn một câu:
“Những tổn thương mà các lời nói sai mang lại, có thể được xóa nhòa chỉ bằng một lời xin lỗi hay không?”
Xét cho cùng, lời nói đôi khi lại là thứ còn tổn thương người hơn dao hay súng, bởi vì vết thương do dao đâm dễ lành, nhưng vết thương gây ra bởi “cái lưỡi khẩu nghiệp” thì biết lấy gì chữa?
Vì vậy, thay vì xin lỗi vì đã nói sai, tốt hơn hết là hãy nói ít thôi.
Hãy thận trọng trong từng lời nói và việc làm của mình.
Trong kinh Phật có câu: “Bệnh tật từ miệng mà ra, tai họa cũng từ miệng mà ra.”
Thế nên, đừng để cái miệng ngăn cản phước lành của bạn.
Bớt nghĩ
Bệnh từ tâm mà ra là có thật!
Cách đây một thời gian, khi đi thăm bệnh một người bạn, tôi nhận thấy vấn đề của cô ấy nằm ở việc cô ấy đã suy nghĩ quá nhiều.
Bạn trai của cô ấy gần đây vì tăng ca kiếm tiền mua nhà nên cuối tuần không về nhà được. Nhưng theo cô ấy nghĩ, thì là do anh ta không yêu cô ấy nữa…
Thấy cô ấy cứ buồn rầu mãi, tôi đề nghị chở cô ấy đến tận nơi bạn trai cô ấy làm việc để cô ấy kiểm chứng bất ngờ. Cô ấy chần chờ mãi nhưng cũng đồng ý.
Đến nơi, bạn trai cô ấy vui mừng khi thấy cô ấy đến thăm, còn tính bỏ ngang công việc đang làm để dẫn cô ấy đi ăn cơm, uống thuốc thêm.
Lúc này, cô ấy mới ngộ ra là do bản thân tự đem đến cho mình rắc rối!
Có đôi lúc, suy nghĩ quá nhiều chỉ khiến chúng ta tự mang đến phiền phức, mà kìm hãm hạnh phúc của chính mình!
Trong cuốn sách “Điều ước của Nhím” của nhà văn nổi tiếng người Hà Lan, nhân vật chính là một chú nhím rất hay suy nghĩ lung tung.
Bởi vì mình đầy gai góc, nên nó chưa bao giờ có một người bạn thân nào.
Một ngày nọ, nhím nghĩ ra một ý, mời hết tất cả động vật đến nhà làm khách. Nó cầm bút viết thư, nhưng vừa viết xong một bức thư lại bất an:
Nếu voi đến, nó sẽ đạp gãy cái bàn mất.
Nếu con lửng đến, sẽ chẳng có chủ đề gì để nói.
Nếu cá voi đến, không chừng nhà mình sẽ bị phun nước đến chìm mới thôi…
Nghĩ mãi, nghĩ mãi, cảnh tượng hãi hùng khi hơn 30 loài động vật đến thăm lần lượt hiện ra trong đầu nhím.
Lúc này, sóc gõ cửa nhà nhím. Cả hai đã cùng trò chuyện vui vẻ cả buổi chiều.
Có thể thấy, rất nhiều người sử dụng trí tưởng tượng mạnh mẽ của mình để tự đánh bại bản thân. Chưa gặp sóng gió, đã lo sợ hãi rồi!
Hãy bớt suy nghĩ lại, suy nghĩ nhiều quá chỉ là đang tự hành hạ mình mà thôi!