Uống 1-2 chén rượu vào buổi tối tốt xấu thế nào? BS sẽ phân tích cho bạn biết sự thật!

13

Nhiều người trong chúng ta đang duy trì thói quen uống một vài chén rượu nhỏ vào buổi tối. Điều này có giúp ích cho việc chăm sóc sức khỏe không?

Theo thói quen từ xưa đến nay, người ta tin rằng uống rượu trắng điều độ có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích sự thèm ăn, giảm mệt mỏi và bồi bổ tinh thần, vì vậy, nhiều người đã quen với việc uống vài chén rượu trắng mỗi tối.

Vào mùa đông lạnh giá, nhiều người thích uống rượu trắng để chống rét. Tuy nhiên, theo các bác sĩ trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ) thành phần chính của rượu là cồn, đây là một chất có hại, dù uống một lượng nhỏ trong thời gian dài cũng sẽ mang đến những tác hại không ngờ cho cơ thể.

Những mối nguy hiểm của việc uống vài chén rượu mỗi tối là gì?

1. Gây ung thư

Nguy cơ ung thư do rượu bia được các nghiên cứu chứng minh là không kém gì thuốc lá, lấy rượu làm ví dụ, trong một chai rượu có khoảng 80 gam cồn nguyên chất.

Tính trên cơ sở uống một chai mỗi tuần, nguy cơ ung thư do rượu gây ra tương đương với phụ nữ hút 10 điếu thuốc và nam giới hút 5 điếu.

Nghiên cứu hiện tại cho thấy có 7 loại ung thư liên quan đến uống nhiều rượu, chẳng hạn như ung thư gan, ung thư thanh quản, ung thư họng và ung thư miệng, cũng như ung thư vú, ung thư thực quản và ung thư đại trực tràng.

2. Dễ gây đột quỵ

Rượu không chỉ gây ung thư mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ.

Trung bình mỗi ngày tăng 40 gam rượu có thể làm tăng 35% nguy cơ đột quỵ.

Rượu có thể tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương và phá hủy chức năng bình thường của hệ thần kinh.

Nghiện rượu mãn tính cũng có thể gây viêm đa dây thần kinh, bệnh mạch máu não và bệnh cơ tim, cũng có thể làm suy giảm chức năng tạo máu và gây loét dạ dày, viêm dạ dày và viêm tụy.

Ngoài ra, uống nhiều rượu bia trong thời gian dài còn có thể làm tổn thương tế bào sinh sản, khiến thế hệ sau (sinh con ra) bị chậm phát triển trí tuệ.

3. Giảm chất lượng giấc ngủ

Rượu bia không chỉ gây ra hàng loạt bệnh mà còn phá vỡ nhịp điệu và sự điều độ của công việc và nghỉ ngơi.

Uống rượu trước khi đi ngủ có thể khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu, thậm chí gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Những hiểu lầm về cách uống rượu

1. Uống vào mùa đông có thể làm ấm bụng và cơ thể

Vào mùa đông, thời tiết lạnh giá, một số người đã quen với việc uống rượu để làm ấm bụng và giải cảm. Đúng là một vài phút sau khi uống rượu sẽ có cảm giác nóng ran rõ rệt, toàn thân ấm lên, nhưng đây chỉ là ảo giác, ảo giác rằng hơi nóng của rượu truyền lên bề mặt cơ thể.

Ngoài ra, rượu có tác dụng làm giãn nở mạch máu, nhiệt lượng sẽ nhanh chóng từ máu truyền lên bề mặt cơ thể khiến cơ thể tạm thời có cảm giác ấm áp.

Tuy nhiên, càng uống nhiều thì nhiệt lượng tỏa ra càng nhanh, cơ thể nóng lên sau khi uống chỉ là hiện tượng tạm thời. Sau khi nhiệt độ đó mất đi, các mao mạch giãn nở, không thể tích trữ nhiệt năng khiến thân nhiệt giảm liên tục, bạn sẽ cảm thấy rõ là cơ thể run lên và nổi da gà.

2. Uống tốt cho mạch máu

Nhiều người quen uống một ly rượu vang đỏ trước khi đi ngủ vì nghĩ rằng nó có thể bảo vệ hệ tim mạch. Tuy nhiên, liệu chất resveratrol có trong rượu vang đỏ có thể bảo vệ mạch máu hay không vẫn chưa được khoa học chứng nhận.

Nếu uống nhiều bia rượu trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực mạch máu, dễ dẫn đến cao huyết áp, tăng mỡ máu.

Lời khuyên

  • Vì sao tập thể dục thể thao lại được đánh giá cao trong việc loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể?

  • GS dinh dưỡng trả lời: Làm thế nào để đánh giá cơ cấu khẩu phần ăn đã hợp lý chưa?

  • 26 nghiên cứu từ 150.000 người: Ăn nhiều cá hơn có thể giảm tới 20% nguy cơ mắc bệnh này

Trên thực tế, lượng rượu uống an toàn nhất là 0, tuy nhiên trong một số trường hợp không thể tránh khỏi việc uống rượu bia, vì vậy chúng ta nên tìm cách giảm thiểu tác hại của việc uống rượu bia.

Hãy ngồi xuống và uống từ từ, uống với tốc độ chậm sẽ là lý tưởng, làm sao để không vượt quá tốc độ xử lý của gan.

Uống nhiều nước trong quá trình uống rượu, vì rượu có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng nước bên trong và bên ngoài tế bào của cơ thể.

2/3 lượng nước trong cơ thể tập trung ở tế bào, sau khi rượu vào cơ thể sẽ khiến nước trong tế bào di chuyển đến mạch máu dẫn đến khô miệng, lưỡi.

Điều đáng nói là trong rượu bia có chứa chất cồn, vì vậy không nên uống thuốc sau khi uống rượu, để không làm tăng tác dụng phụ của thuốc đối với cơ thể, thậm chí gây nguy hiểm.

*Theo BS Gia đình (TQ), Health/TT

SHARE