Dù lương cao đến mấy cũng đừng làm 3 thể loại công việc này: Đốt sức khỏe nhanh hơn đốt tiền

12

Cân bằng giữa công việc và sức khỏe mới là đạo làm giàu đúng đắn. Đừng bao giờ để vật chất đè đầu cưỡi cổ, điều khiển quyết định của mình.

01.

Thời buổi ngày nay, công việc còn quan trọng hơn cả ba bữa ăn mỗi ngày. Bởi vì không có công việc, chúng ta còn chẳng có tiền mà ăn, chẳng có tiền mà sống, càng không có nền tảng để bàn về hạnh phúc. Do đó, ai ai cũng mải miết chạy vội trên con đường sự nghiệp. Nhân sinh chỉ còn công việc, công việc và công việc.

Trên thực tế, dưới góc nhìn của những người lao động thu nhập trung bình khá trở xuống, có lẽ công việc và tiền bạc được đánh đồng với cuộc sống.

Đối với những người trẻ, hiện nay áp lực cạnh tranh rất lớn. Muốn có một vị trí vững chắc, tiền lương khá khẩm, cơ hội thăng tiến, bắt buộc phải cống hiến gần như toàn bộ thời gian và tâm huyết của mình.

Đối với những người ở một độ tuổi nhất định, công việc là sự đảm bảo cho gia đình của họ. Tiền cơm nước chợ búa cho vợ, tiền đóng học cho con, tiền nhà, tiền xe… Không quá khi nói họ đã trói buộc cả gia đình mình vào guồng quay của công việc, càng không còn lựa chọn nào khác ngoài cống hiến hết mình.

Tuy nhiên, đặt công việc lên vị trí hàng đầu không có nghĩa là bạn được bỏ bê chính mình, không màng gia đình, mù quáng vào những guồng quay chỉ vì đồng tiền. Chung quy sẽ tới một ngày, chúng sẽ bòn rút hết sinh mệnh của mỗi người, khiến bạn rơi vào cảnh mất nhiều hơn được.

Có một trường hợp như sau: Một chàng trai trẻ là kỹ sư mạng của một tập đoàn công nghệ nổi tiếng. Kể từ khi trở thành nhân viên chính thức, anh luôn phải sẵn sàng dành ra 24/24 giờ mỗi ngày để làm việc, bất kể ban ngày hay ban đêm, bất kể đang ăn hay đang ngủ. Không phải do anh “nghiện” công việc, mà là công việc “nghiện” anh. Bất cứ lúc nào hệ thống cũng có thể phát sinh trục trặc, yêu cầu anh phải lập tức rà soát và tìm ra vấn đề để sửa lỗi.

Thời buổi ngày nay, công việc còn quan trọng hơn cả ba bữa ăn mỗi ngày. Bởi vì không có công việc, chúng ta còn chẳng có tiền mà ăn, chẳng có tiền mà sống, càng không có nền tảng để bàn về hạnh phúc. Do đó, ai ai cũng mải miết chạy vội trên con đường sự nghiệp. Nhân sinh chỉ còn công việc, công việc và công việc.

Vì vậy, dù đã có vợ con nhưng anh vẫn ít có thời gian về nhà, có khi cả tuần mới về nhà một lần. Thời gian còn lại, đặc biệt là vào ban đêm, anh thường làm việc thâu đêm để bảo trì server hoặc ngủ lại công ty để trực, phòng trường hợp có lỗi phát sinh.

Tuy nhiên, vào một đêm, không biết cơ thể có vấn đề gì mà anh ngất xỉu ngay trước máy tính.

Một đồng nghiệp cũng ở lại trực đêm tình cờ nhìn thấy, lập tức gọi điện báo cứu thương và đưa anh đến bệnh viện. Bác sĩ cấp cứu gần 1 tiếng đồng hồ mới giành lại anh từ cửa tử thần. Khi anh tỉnh dậy đã là chập tối ngày hôm sau. Điều đầu tiên đập vào mắt là những người thân của anh đang ở bên cạnh. Người vợ ôm đứa con ba tuổi, cả hai ngồi bên giường mà mắt đỏ hoe.

Lúc đó, chàng trai trẻ mới biết rằng, chỉ một chút nữa thôi, nếu đồng nghiệp không phát hiện kịp thời thì có lẽ anh đã không bao giờ tỉnh lại được nữa.

Sau khi trải qua bài học nhớ đời này, anh nhận ra: Tiền có thể kiếm lúc này lúc khác, công việc cũng việc, nhưng nếu mất đi sức khỏe đồng nghĩa với đặt dấu chấm hết cho tất cả.

Sức khỏe của một người không chỉ thuộc về bản thân, mà còn thuộc về gia đình. Nếu sức khỏe có mất đi thì cuối cùng, có lẽ người chịu đau đớn vẫn là gia đình anh.

02.

Đó là lý do buộc chúng ta phải luôn biết cân đối giữa sự nghiệp và sức khỏe của mình. Chỉ những ai đủ sức cho một cuộc đua đường dài mới có thể chạm tới vạch đích cuối cùng.

Có rất nhiều công việc trên thế giới, nhưng đứng trước ba loại công việc này, dù có đánh đổi bằng mức tiền lương cao đến mấy đi nữa, bạn cũng cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi nhận lời. Vì rất có thể, số tiền bạn kiếm ra còn không đủ để chi trả phí khám chữa bệnh.

Thứ nhất, công việc yêu cầu thức đêm trường kỳ

Trong cuộc sống hiện đại, việc thức khuya dường như đã trở thành chuẩn mực trong cuộc sống của hầu hết mọi người. Không chỉ các bạn trẻ có xu hướng thích cuộc sống về đêm mà dân văn phòng, những người làm việc dưới áp lực cao cũng thường xuyên thức đến 1-2h sáng để làm việc và ngủ đến 8-9h sáng hôm sau mới uể oải thức dậy. Những người làm công việc kỹ sư, IT, thiết kế, nhà báo… lại càng có thói quen này. Họ thường xuyên tăng ca ở công ty, nhận thêm công việc ở nhà và để hoàn thành những nhiệm vụ đó, họ buộc phải đi ngủ muộn hơn, thậm chí là làm thâu đêm suốt sáng.

Khi được hỏi tác hại của việc thức khuya, đảm bảo 99% trong số đó đều có thể trả lời rõ ràng rạch mạch, thậm chí đủ hiểu biết để trình bày như một bài nghiên cứu những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, nhưng họ vẫn làm.

Theo các chuyên gia cả Đông và Tây, trong cơ thể con người tồn tại một chiếc đồng hồ sinh học. Nếu chúng ta can thiệp và đảo ngược quy luật của chiếc đồng hồ này thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng, cũng như “con đường tới nghĩa địa đang dần ngắn lại”. Không phải tự dưng mà con số những vụ “đột tử” do thức khuya ngày một tăng lên.

Thứ hai, môi trường công việc ô nhiễm

Có không ít người cả ngày phải làm việc trong nhà máy, phải tiếp xúc với các hóa chất hoặc sản phẩm công nghiệp gây ô nhiễm cao liên tục, trong một thời gian dài. Thời gian đầu, mọi người sẽ không nhận thấy sự thay đổi về sức khỏe nhưng thực chất, chúng đang chôn vào cơ thể những nguy cơ tiềm ẩn rất đáng sợ. Đó là những “quả bom” nổ chậm, một khi gặp kích thích, toàn bộ mạng sống đều trở nên mong manh.

Đặt bản thân vào môi trường làm việc như vậy không khác gì đánh cược mạng sống để lấy tiền bạc. Một khi thua cược, có thể, số đồng lương bạn nhận được còn thấp hơn chi phí chữa chạy bệnh tình trong tương lai.

Thứ ba, những công việc vắt kiệt sức lực cơ thể

Mọi công việc đều cần tiêu hao năng lượng, hoặc là năng lượng thể chất, hoặc là năng lượng tinh thần. Thế nhưng, với một số nghề nghiệp “bóc lột” sức khỏe quá mức, vắt kiệt hơi sức trong người, bạn nhất định phải cảnh giác.

Đến máy móc cũng sẽ phát sinh hỏng hóc, chập cháy nếu bị quá tải. Cơ thể con người càng không phải sắt đá, luôn cần được nghỉ ngơi và phục hồi đều đặn.

Tiền bạc chỉ đáp ứng được cuộc sống hiện tại, còn sức khỏe mới là gốc gác để lo nghĩ cho cuộc sống tương lai. Hãy nhớ rằng, phải luôn cân bằng được cả hai thứ mới là đạo làm giàu khôn ngoan. Để công việc “đè đầu cưỡi cổ” thì sớm muộn cũng đẩy cơ thể đến mức phải “đình công”.

SHARE