Muốn ưu tú, phải rèn luyện không ngừng, không được lơ là, đùn đẩy trách nhiệm. Bất kể bạn làm việc gì đi nữa, dù khó khăn đến đâu, cũng nên đi hết từng bước để hoàn thành.
Người xưa có câu: “Nếu một tổ chức không có quy củ, nhất định sẽ loạn.”
Người sống trên đời, không được sống quá phóng túng, phải có một tiêu chuẩn quy cũ, nhờ đó tu tâm dưỡng tính.
Nhà văn nổi tiếng Feng Jicai từng nói rằng:
“Sự tự tin của một người được xây dựng trên giới hạn chịu đựng.”
Biết giới hạn của mình đến đâu, nắm bắt điểm mấu chốt mới có thể khiến bản thân thành công.
Do đó, dù ở độ tuổi nào, có 6 điều bạn tuyệt đối nên tuân thủ:
1. Dù khó khăn đến đâu, cũng không được nợ không trả
Trình Tằng, một nhà giáo dục thời Bắc Tống từng nói rằng:
“Một người không giữ chữ tín không thể nào đứng trên thiên hạ.”
Sống có khó khăn đến đâu đi nữa, cũng không thể thiếu nợ không trả. Bởi vì người dám đưa than sưởi ấm cho bạn vào ngày tuyết tuyệt đối là ân nhân mà chúng ta nên biết quý trọng.
Khi bạn thành công, người dệt hoa trên gấm nhiều lắm, nhưng khi thất bại, hãy biết ơn những người đã sẵn sàng giúp đỡ bạn. Ghi nhớ số tiền mình đã vay, hoàn trả kịp thời khi đến thời hạn đã hứa.
Giống như câu: “Vay dễ trả nhanh vay lại mới không khó”. Đừng dễ dàng phản bội lòng tốt của người khác.
Làm người, nhân phẩm xếp đầu, thế nên phải sống cho xứng đáng với lòng tin của người đã giúp đỡ mình.
2. Dù mệt đến đâu, cũng không được đùn đẩy trách nhiệm
Trong tác phẩm “Tiến học giải” của Hán Vũ đế có nói: “Nghiệp tinh ư cần, hoang ư hi. Hành thành ưu tư, hủy ư tùy.”
Nghĩa là: “Học nghệ tinh là do cần cù phấn đấu, hoang phế do chơi bời; làm việc thành công là do suy nghĩ kỹ, bị hủy hoại do tùy ý, tùy tiện.”
Muốn ưu tú, phải rèn luyện không ngừng, không được lơ là, đùn đẩy trách nhiệm. Bất kể bạn làm việc gì đi nữa, dù khó khăn đến đâu, cũng nên đi hết từng bước để hoàn thành.
Chúng ta chỉ có thể đột phá thông qua việc tích lũy liên tục.
Muốn nhận được thành công, trước phải trải qua hàng ngàn khó khăn. Nếu bạn dùng khôn vặt để đạt được chiến thắng. Đó chỉ có thể xem là thành công tạm thời, sớm muộn gì cũng sẽ tự làm tổn thương mình.
3. Dù khổ đến đâu, cũng không được tính kế bạn bè
Mạnh Tử nói: “Người quen biết nhau, quý ở thấu hiểu. Người thấu hiểu nhau, quý ở chân tâm.”
Bước chân vào xã hội, bạn bè là những người vô cùng quan trọng. Người ta thường nói: “Ở nhà dựa vào cha mẹ, ra ngoài dựa vào bạn bè.”
Thế nên, dù có khổ thế nào đi nữa, cũng không được tính kế bạn bè!
Bạn tham lam tính kế một giờ, nhưng bạn lại mất đi người có thể cùng mình đi cả đời. Làm như vậy chỉ tổ tự chuốc lấy tổn thương.
Bạn bè chính là tài phú quý giá cả đời này của chúng ta, tính kế bạn bè chẳng khác nào tính kế chính mình.
Con người có thể suy nghĩ mông lung ngàn cách tính kế, nhưng ông trời chỉ “sắp sẵn số mệnh” đúng một lần. Càng tính toán với suy nghĩ tham lam, nhỏ nhen, chỉ càng làm số phận bản thân thêm thê thảm mà thôi!
4. Dù nghèo đến đâu, cũng không được trách cha mẹ
Đức Phật từng nói: “Nếu con cái không oán trách cha mẹ trong 1 năm, có thể dập tắt được lửa hận thù của oan gia trái chủ trong 30 năm.”
Hiện tại, dù có nghèo đến đâu, cũng không được oán trách cha mẹ. Bởi vì nhà là bến đỗ của mỗi người, là chỗ dựa ấm áp và đáng tin cậy nhất của chúng ta.
Đừng bao giờ trút những cảm xúc tiêu cực hay sự bất mãn trong nội tâm lên người nhà. Càng làm như vậy chỉ càng khiến phúc khí ít đi, vận may tránh xa.
Người xưa từng nói:
“Cha mẹ là phúc tinh trong cuộc đời mỗi người, hiếu thảo với cha mẹ chính là gieo duyên gieo phúc trên đồng ruộng đó.”
Ở đời, ai càng biết hiếu kính cha mẹ càng dễ dàng thành công. Ngược lại, người chỉ biết đổ lỗi cho người nhà một cách mù quáng thì cuộc sống chỉ càng trở nên tồi tệ hơn.
5. Dù có cùng đường, cũng không được đánh mất ý chí
“Tre có đốt, người có khát vọng.”
Làm người cũng như cách một cây tre trưởng thành. Cây tre nếu bị tách rời các đốt sẽ rất dễ đổ. Người nếu không có chí khí chỉ trở thành người bỏ đi.
Vì vậy, dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, cũng đừng nên đánh mất nghị lực sống.
Rất nhiều người dễ dàng đánh mất các nguyên tắc của bản thân vì không vượt qua được cám dỗ về tiền bạc, danh vọng…
Đừng tự hạ thấp bản thân, đừng tự đánh mất chí khí chỉ vì chìm ngập trong sự ham muốn.
Gặp chuyện gì cũng vậy, đừng hại người khác, cũng đừng phụ chính mình. Hãy sống là chính mình, có con đường cuộc sống của riêng bạn.
Chỉ khi bạn biết tôn trọng chính mình, người khác mới có thể tôn trọng bạn. Người sống có ý chí, mới xứng đáng được người khác tôn trọng.
6. Dù giàu đến đâu, cũng không được kiêu ngạo
Trong “Lễ ký” có ghi: “Người quân tử không tự khoa trương việc mình, không tự đề cao công lao của mình.”
Một người có đức hạnh thực sự sẽ không bao giờ tự khen mình và thổi phồng về công lao của mình.
Đời người vô thường, của cải có nay mai lại mất, sinh mệnh vui đó mai bỗng sầu. Cho dù bạn giàu có đến đâu, đừng kiêu ngạo; dù bạn có quyền lực đến đâu, cũng đừng khinh thường người khác.
Như câu: “Trời giông ắt mưa, người ngông ắt họa.”
Đừng quá ngông cuồng, phong thủy luân chuyển, bạn chỉ có thể tự cao một lúc, không thể tự cao cả đời được.
Trong cuộc sống, những người càng giỏi càng biết khiêm tốn. Chỉ khi biết bao dung người khác, bạn mới có thể hoàn thiện chính mình.
“Nước ở vị trí thấp mà thành biển, người biết hạ mình mới thành vua.” Chỉ có ai khiêm tốn mới càng dễ thành công.