Các bậc phụ huynh Việt Nam thường có thói quen nói ” nhà mình nghèo, không có tiền” khi con vòi vĩnh thứ gì đó. Bởi họ sợ con tiếp xúc với đồng tiền khi còn quá nhỏ, sợ chúng bị chi phối bởi đồng tiền. Thế nhưng, với người Do Thái bài học chi tiêu lại là một trong những bài học đầu tiên mà bố mẹ dạy cho con.
Không giống như những bậc phụ huynh ở các quốc gia khác, phụ huynh Do Thái thường dạy con cách tiêu tiền ngay khi còn rất nhỏ. Thói quen của các bậc phụ huynh Việt Nam chính là sợ con tiếp xúc với đồng tiền khi còn quá nhỏ, sợ chúng bị chi phối bởi đồng tiền, sinh ra mè nheo và vòi vĩnh bố mẹ.
Tuy nhiên, tại một đất nước khác trên thế giới, bài học chi tiêu lại là một trong những bài học đầu tiên mà bố mẹ dạy cho con mình, đó chính là các bậc làm cha mẹ người Do Thái.
Thay vì cấm con tiêu tiền hoặc tránh né những câu hỏi liên quan tới chuyện tiền bạc của con cái, bố mẹ Do Thái thường trực tiếp đưa cho con tiền để con đạt được mục đích, song, đương nhiên trước khi làm điều đó, họ đã trang bị cho con 3 bài học đơn giản này:
1. Tiền không phải là lá tự nhiên mọc trên cây, con cần chăm chỉ làm ra tiền trước khi tiêu xài chúng
Bố mẹ Do Thái thường yêu cầu con cái mình làm việc vặt trong gia đình và trả thù lao cho chúng. Đúng theo câu nói tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình.
Thông qua những lần lao động để có được tiền, những đứa trẻ sẽ biết rằng chúng cần phải cố gắng, vất vả nhường nào mới được cầm tiền trong tay. Do đó, việc tiêu pha của chúng cũng không phải là vô tội vạ.
2. Cho con biết rằng con luôn hạnh phúc hơn rất nhiều những số phận hẩm hiu khác
Những đứa trẻ sẽ chỉ luôn nghĩ rằng chúng thua thiệt hơn bạn bè vì chúng thiếu thứ này thứ nọ, rất ít khi chúng chịu nhìn xuống để thấy mình đang ở đâu, có những gì và hơn những ai. Vì thế, phụ huynh Do Thái thường xuyên dành thời gian cuối tuần để đưa con đến những buổi từ thiện, gặp gỡ và trao quà cho những hoàn cảnh kém may mắn hơn mình.
Thông qua những hoạt động này, những đứa trẻ Do Thái sẽ nhận thức được rằng điều mình đang sở hữu có thể chẳng cao sang hơn ai, nhưng cũng là niềm mơ ước của rất nhiều người khác. Khi đó, con sẽ hình thành ý thức tôn trọng, nâng niu và quý trọng hạnh phúc mà mình đang có.
3. Nếu không muốn là những người nghèo kiết xác, chúng ta cần phải biết tự kiểm soát và quản lý ham muốn
Thông thường, trẻ con thường dễ dàng nổi hứng lên thích món này thích món kia trong siêu thị hoặc các cửa hàng đồ chơi, việc chúng chỉ trỏ với bố mẹ rằng con muốn mua chẳng có gì là lạ.
Thế nhưng, bố mẹ Do Thái sẽ không đáp ứng con mình ngay lập tức, cũng không nói với chúng rằng “nhà mình không có tiền”, mà họ áp dụng cách dạy con như sau. Mỗi tuần hoặc mỗi tháng, ngoài số tiền có được do làm việc vặt cho bố mẹ, những đứa trẻ sẽ được phát thêm một món tiền gọi là tiền tiêu vặt.
Những đứa trẻ được toàn quyền xử lý khoản tiền đó: mua sắm, tặng, cho một ai đó… mà không cần hỏi bố mẹ. Tuy nhiên, khi tiền hết, chúng cũng không được phép xin thêm mà phải chờ cho tới lần được cung cấp tiền tiêu vặt tiếp theo.