Những nguyên tắc kiêng kỵ cơ bản cần ghi nhớ trước khi chuẩn bị tiễn ông Công, ông Táo chầu trời.
Lễ muộn
Điều đầu tiên và quan trọng nhất trong ngày ông Công ông Táo chính việc làm lễ vào “giờ đẹp”. Mặc dù công việc cuối năm có bận rộn đến mấy, rất nên sắp xếp thời gian để lễ cúng ông Công ông Táo đúng thời điểm đẹp nhất trong ngày.
Theo quan niệm dân gian, trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp sẽ là khoảng thời gian tốt để tiễn ông Công ông Táo về trời. Ngoài ra, có thể làm lễ trước ngày từ 1-2 ngày, không nên quá sớm hay quá muộn.
Mâm cơm cúng sai món
Mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng khác nhau, có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn. Nhưng nguyên tắc vẫn sẽ áp dụng vào một số món cơ bản và đặc biệt cần lưu ý đối với những món ăn kiêng kỵ như thịt vịt, ngỗng, chim, trâu, dê, chó… hoặc dùng các hoa quả giả để bày trong mâm cúng.
Có thể đơn giản hóa mọi thứ một cách nhanh gọn khi chuẩn bị các thứ đồ đơn giản hơn khi dâng cúng cau trầu, nước và hoa quả.
Thả cá chép bừa bãi
Việc phóng sinh hay thả cá về trời được thực hiện nhiều sau lễ cúng ông Công ông Táo. Tuy nhiên, điều kiêng kỵ nhất là thả cá chém bừa bãi, hay đựng cá chép trong túi nilon rồi thả xuống ao hồ.
Điều này không chỉ gây nên sự phản cảm, làm ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái mà còn kiêng kỵ khi cá sẽ không được “vẫy vùng” để đưa ông Công ông Táo về trời.
Đốt quá nhiều vàng mã
Có lẽ việc đốt nhiều vàng mã ngày ông Công ông Táo luôn là vấn đề được bàn thảo, tìm cách giải quyết. Điều này tuỳ thuộc vào sự ý thức, hiểu biết của từng người, vì thế đừng quá lạm dụng mua sắm vàng mã trong ngày tiễn ông Công ông Táo chầu trời.
Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ những thứ thật cần thiết và hóa sau khi nghi lễ hoàn thành sẽ giúp tiết kiệm tối đa, tránh đi sự lãng phí.
TUẤN ĐẠT