Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều từ những nỗi nuối tiếc, từ đó có thêm cảm hứng để hành động và thay đổi.
Tôi là một người làm công ăn lương từ 9h sáng đến 5h chiều. Ngoài ra, tôi còn viết lách và kinh doanh bán thời gian.
Thật khó_khăn khi phải thừa nhận tôi cũng có những nuối tiếc, nhưng chúng không còn là trở ngại đối với tôi nữa. Tôi muốn chia sẻ nỗi niềm của mình đến những người đồng cảnh ngộ, bởi các bạn cũng chẳng khác tôi là bao.
Không thử làm thêm nghề tay trái
Tôi đã hy sinh niềm đam mê làm ngoài giờ trong nhiều năm liền. Cuộc sống của tôi lúc nào cũng chỉ xoay quanh công việc, trong khi sở thích mới là thứ đem lại niềm vui.
Ai cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh tương tự: từ bỏ đam mê vì công việc. Vì sợ_hãi. Vì gia đình. Vì sợ sếp. Hoặc bởi vì bạn sợ mình sẽ làm việc quá sức và không còn đủ thời gian rảnh để bắt tay vào làm.
Không có nghề tay trái, sự nghiệp chỉ có thể tiến xa tới một chừng mực nào đó. Nếu may mắn, nghề tay trái còn có thể biến thành công việc chính của bạn. Đây là một viễn cảnh mà bạn nên suy nghĩ và thử một lần.
Không dám đứng lên chốπg lại sếp
Tôi từng làm việc cho vài vị sếp tồi_tệ. Họ đối xử không công bằng với các báo_cáo của tôi. Tôi thấy họ khoe mẽ về cách họ sẽ triệt tiêu các vị lãnh đạo khác, khiến đối thủ của mình bị sa thải.
Tôi đã chứng kiến tất cả trong im lặng. Tôi đã phớt lờ những chỉ trích mà họ nhắm vào nhóm tôi. Tôi đã để họ biến công việc thành trò chơi “giành ghế theo nhac”, khi mà người duy nhất còn đứng sẽ phải chịu hình phạt công khai.
Tôi hối tiếc vì đã không nói “Dừng lại!” với những kẻ đó. Kể cả khi bị ông ta sa_thải, tôi cũng không dám nói lên sự thật.
Nếu chứng kiến những hành vi ích kỷ và độ.c hại nơi công sở, xin đừng ngần ngại đứng lên và nói “Đủ rồi!”. Chỉ khi những điều xấu_xa bị lên án thì mới có chỗ cho sự tiến bộ. Rất nhiều người đang sống trong bóng_tối, nơi mà họ không biết người khác đang nhìn mình thế nào.
Không giúp đỡ nhân viên bị sa_thải
Tôi đã chứng kiến nhiều đồng nghiệp của mình bị sa_thải. Tôi hối tiếc vì đã không giúp đỡ những người người đó, để họ biết rằng mình được quan tâm, biết rằng công sức của mình cũng có giá trị.
Vì vậy, trong vài năm gần đây, tôi đã tạo thói quen đối xử với những người bị sa_thải với một sự tôn trọng giống như cách mà tôi đã nhận được khi trải qua chuyện đó vào năm ngoái.
Một ngày nào đấy, người bị sa_thải có thể là bạn. Những người bị sa_thải trước đó có thể đã tìm thấy một con đường mới tốt đẹp hơn và đưa bạn đi cùng họ. Do đó, đừng bao giờ đánh giá thấp một người vừa mất việc, bởi sau này họ sẽ đứng dậy và thành công hơn cả trước đó.
Bị sa_thải không có nghĩa là kém cỏi. Tất cả chúng ta đều là con người như nhau.
Không kiểm_soát được cuộc sống
Việc chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất khiến tôi cảm thấy mình giống như một tù nhân.
Khi đặt cược mọi thứ vào một nguồn tiền duy nhất, bạn trở thành người bị phụ thuộc. Bạn có nguy cơ bị đẩy vào cảnh túng_quẫn bất cứ lúc nào. Tôi ước gì mình đã kiểm soát cuộc sống và sự nghiệp sớm hơn, cũng như đủ can đảm để yêu cầu mọi người trả tiền khi sử dụng kỹ năng của mình.
Khi mới bắt đầu sự nghiệp, tôi chẳng có tài khoản tiết kiệm hay tài sản đáng giá gì. Chỉ một chiếc hóa đơn viện phí cũng đủ để làm tôi trắng tay. Sau này, khi hiểu hơn về tiền bạc, tôi đã tìm được cách kiếm tiền tự động mà không cần phải bỏ vốn ra thường xuyên.
Kiểm soát được sự nghiệp, bạn sẽ tự do để làm bất kỳ điều gì mình muốn. Nếu cần thiết, đừng ngại xin nghỉ phép 6 tháng để thay đổi cuộc sống của mình.
Không dám thử kinh doanh
Sau 7 lần khởi nghiệp thất_bại, tôi đã bỏ cuộc. Cứ nghĩ đến từ “kinh doanh” là tôi lại toát mồ_hôi. Tôi chọn công việc văn phòng từ 9h sáng đến 5h chiều để che giấu nỗi sợ của mình. Sau này, tôi mới thấy hối tiếc vì quyết định của mình.
Thật ra, 1-2 thất bại trong kinh doanh không thể khiến bạn trở thành kẻ kém cỏi. Niềm tin của bạn vào khả năng kinh doanh của bản thân mới là thứ làm nên sự khác biệt.
Nếu không thử một lần, bạn sẽ dành cả đời này để tự hỏi kinh doanh là như thế nào. Vì vậy, đừng ngại thử nghiệm những điều mới mẻ bên ngoài công việc văn phòng πhàm cháπ kia. Có thể bạn sẽ nhận ra mình làm chủ tốt hơn là làm công ăn lương cho người khác.
Bạn sẽ không bao giờ biết nếu không thử. Cứ thử, rồi thất_bại, thử, rồi thất bại, bởi đến một lúc nào đó, bạn sẽ là người chiến thắng.
Không xin nghỉ phép
Tôi hối tiếc vì đã không xin nghỉ phép một ngày trong tuần để tập viết lách. Tôi đã mất nhiều năm chờ đợi.
Lần đầu tiên thử xin, tay tôi ruπ bầπ bật. Tôi nghĩ mình sẽ phải trả giá bằng chính công việc trong mơ này – dẫn dắt một nhóm gồm 16 account manager (nghề quản lý quan hệ khách hàng-PV). Thế nhưng, hóa ra tôi đã nhầm. Phòng nhân sự đồng ý ngay lập tức. Trong công việc tiếp theo, tôi cũng thử xin và nhận được một cái gật đầu khác.
Làm việc 4 ngày/tuần nghĩa là tôi sẽ bị giảm 20% lương. Tuy nhiên, kiến thức mà bạn học được trong những ngày nghỉ phép này sẽ trở thành kế sinh nhai của bạn. Bạn sẽ học được tính tự lập, sức mạnh của sự hy sinh, dám hành động, giảm thiểu rủi ro và trở nên đa dạng hóa.
Hoặc bạn có thể làm như anh bạn Chris của tôi: dành nguyên một ngày nghỉ để xem các con khôn lớn và giúp chúng học bài.
Một công việc chỉ làm 4 ngày/tuần có thể thay đổi bạn tư duy và hành động. Đó là điều đáng để bạn hy sinh 20% lương của mình.
Không hiểu mục đích của lao động
Tôi hối tiếc vì đã không hiểu được bản chất của lao động sớm hơn.
Suốt phần lớn cuộc đời mình, tôi đi làm với tâm thế tìm kiếm công danh và tiền βạc. Tôi nghĩ chiếc xe BMW chính là ý nghĩa cuộc đời mình. Tôi mặc những bộ suit ngu_ngốc, cố trở thành một người không phải mình, để làm hài lòng những người sẽ chẳng bao giờ tới viếng nếu mình qua đời.
Hóa ra, đây mới là ý nghĩa mà một công việc văn phòng đem lại. Gặp gỡ những người bạn muốn làm việc cùng. Khám phá tài năng của mình. Trau dồi kỹ năng. Gặp gỡ những người có thể sẽ trở thành khách hàng của mình sau này. Tham gia các sự kiện. Thử nghiệm với tiền của người khác. Thử các ý tưởng mới lạ. Mày mò các ý tưởng kiếm tiền khác. Xem nỗi khổ của đồng nghiệp như của chính mình.
Làm việc giúp bạn sống một cách ý nghĩa. Mục đích của việc đi làm là kiếm đủ tiền để nghỉ hưu sớm nhất có thể, rồi làm bất kỳ thứ gì mà mình muốn, sau đó nghỉ ngơi một thời gian, trước khi đi làm trở lại mà chẳng bao giờ phải bận tâm xem lương mình bao nhiêu.
Bằng việc không quan tâm xem mình được trả bao nhiêu, bạn sẽ kiếm được số tiền gấp 3 lần mức lương đó. Đó là phương pháp phản trực quan.
Chẳng bao giờ là quá muộn để hối hận và hành động để thay đổi. Sự nuối tiếc chính là động lực lớn nhất của tôi.
Tại sao bạn không biến sự tiếc_nuối về công việc trở thành sức mạnh của chính mình?
Bài chia sẻ của Tim Denning – blogger người Úc, chuyên viết bài cho CNBC và Business Insider.
(Theo Medium)