Có hàng ngàn lý do cho công việc thất bại, nhưng vấn đề lớn nhất thực ra nằm ở bản thân mỗi người.
Nếu bạn luôn không ngừng cố gắng nhưng sự nghiệp vẫn cứ mãi giậm chân tại chỗ, bạn sẽ dễ dàng đổ lỗi cho các nguyên nhân bên ngoài như: nền kinh tế, Covid-19, hoặc đơn giản chỉ là do sếp. Điểm chung của những nguyên nhân này là gì? Chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Thay vào đó, vấn đề cốt lõi nhất lại bị hầu hết mọi người bỏ qua: Điều ngăn cản sự tiến bộ trong sự nghiệp của bạn không phải là bên ngoài; nó nằm ở chính bạn.
Dưới đây là bảy điều nên ngừng làm để thúc đẩy sự nghiệp của bạn ngay lập tức:
1. Cái bẫγ bận rộn
Nếu bạn đã đạt đến thời điểm mọi thứ lặp đi lặp lại theo một vòng nhất quán thì đây không phải là một dấu hiệu đáng mừng. Ví dụ một ngày bạn vội vã đến công ty, hoàn thành cho xong phần công việc của ngày hôm qua còn dang dở, rồi làm tiếp công việc ngày hôm nay, và sau đó về nhà sau giờ tăng ca. Đây chưa phải vấn đề lớn nhất, tệ hơn nữa, bạn bị cuốn vào những thứ vụn vặt đến mức bạn dường như vắt kiệt sức lực để làm nhưng chẳng bao giờ đạt được mục tiêu đã đề ra.
Bận rộn không giống như làm việc hiệu quả, khi bạn chưa nhận thức rõ ràng về những gì mình muốn, bạn sẽ không thể tiến bộ. Bạn phải đưa ra quyết định cứng rắn và nghiêm túc với nó. Chỉ khi xác định được đâu là cái đích cuối cùng cần hướng đến bạn mới có thể sắp xếp các mục tiêu của mình với kế hoạch để đạt được chúng — và tránh xa những thứ có thể làm bạn chệch hướng.
2. Nghi ngờ bản thân
Nếu bạn có thói quen tự nói với bản thân rằng “Tôi không đủ… (giỏi, tài năng, kinh nghiệm)”, bạn đang đang tự tạo ra rào cản cho chính mình.
Không gì có thể kìm hãm hành trình sự nghiệp của bạn hơn những suy nghĩ bạn đang nuôi dưỡng trong đầu. Hãy chú ý đến lời nói và thay thế tự phê bình bằng tự nói chuyện có tính khích lệ. Sự thật là ai cũng có nghi ngờ, nhưng những người thành công là những người vượt qua nỗi sợ hãi và làm mọi thứ trước khi họ sẵn sàng. Hãy nhớ rằng: Sẽ không ai tin vào bạn trừ khi bạn làm vậy.
3. Cho rằng mình đã biết tất cả
Không thể phủ nhận những bài học đã được đúc kết từ hàng trăm, hàng ngàn năm bởi những con người lỗi lạc. Nhưng trong môi trường công sở không ngừng phát triển, một số kiến thức đó đi kèm với “thời hạn sử dụng”. Và nếu bạn nghĩ rằng bạn đã sở hữu mọi thứ bạn cần, bạn có nguy cơ nhanh chóng trở thành một “chuyên gia” không có kiến thức (và có lẽ không cần thiết).
Khả năng thích nghi và học hỏi của bạn là điều cần thiết cho sự tồn tại và phát triển trong sự nghiệp, vì vậy hãy nỗ lực có ý thức để bổ sung vào bộ kỹ năng của bản thân. Sử dụng sự tò mò để tìm kiếm những ý tưởng, thông tin, quan điểm mới, thậm chí (và đặc biệt) nếu chúng khác với ý tưởng của bạn. Mục tiêu trở thành một người học hỏi suốt đời và bạn sẽ nâng cao nền tảng kiến thức của mình — và giá trị.
4. Không đặt bản thân lên hàng đầu
Trong công việc, chúng ta thường quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của khách hàng, của sếp để từ đó hoàn thiện bản thân. Nhưng nếu tất cả thời gian của bạn dành cho các cuộc gọi Zoom với nhóm và khách hàng của bạn hoặc giải quyết các yêu cầu của việc dạy dỗ con cái tại nhà, bạn sẽ không bao giờ tập trung vào nhu cầu của mình — và có thể bị kiệt sức.
Đây là vấn đề: Đặt bản thân lên hàng đầu không khiến bạn trở nên ích kỷ. Chủ động và có chủ đích với việc tự chăm sóc bản thân có nghĩa là bạn ưu tiên sức khỏe của mình và làm như vậy có nghĩa là bạn có năng lượng và là phiên bản tốt nhất của mình, sẵn sàng đối mặt với những thử thách mà không phải đánh đổi bằng sự tỉnh táo hoặc sức khỏe cá nhân.
5. Quên rằng thời gian là tài sản quý giá nhất
Nếu ngày của bạn kéo dài hàng tuần và hàng tháng, hoặc nếu bạn cảm thấy không có đủ giờ trong ngày, bạn có thể cần phải đánh giá lại cách làm việc và quản lý thời gian của mình.
Thời gian là một thứ quý giá và không thể tái sinh; nó sẽ tiếp tục tiến về phía trước và bạn không bao giờ có thể lấy lại thời gian lãng phí. Hãy bảo vệ thời gian của bạn bằng cách tạo ra ranh giới và nói không với việc đi chơi với những người tiêu hao bạn hoặc làm những việc không giúp bạn hoàn thành mục tiêu của mình. Thuê ngoài những công việc cần thiết mà bạn không thích, nhờ vậy bạn có thể tập trung thời gian để sử dụng tài năng của mình một cách cao nhất và tốt nhất.
6. Nghĩ rằng mọi người biết khả năng của bạn
Đừng bắt người khác phải đoán xem tại sao bạn lại quan trọng; khiến đối phương nhanh chóng hiểu được bạn là ai, bạn có thể mang lại cho họ điều gì, giá trị của bạn, điểm khác biệt của bạn ở đâu, cách bạn có thể giúp họ và cách họ có thể hỗ trợ bạn.
Cập nhật bản thân liên tục để chứng minh rằng bạn có thể làm được những gì, làm nổi bật điểm mạnh và nhấn mạnh và khả năng chứ không phải bạn đã từng như thế nào. Thêm vào đó, hãy tăng cường khả năng lãnh đạo bằng cách liên tục chia sẻ trí tuệ, quan điểm và hiểu biết sâu sắc của bạn thông qua mạng xã hội và những kết nối ngoài đời.
Chủ động giúp người khác hiểu, thích và tin tưởng bạn đồng nghĩa với việc mở ra nhiều cơ hội hơn trong tương lại.
7. Làm việc cá nhân
Thật tuyệt vời nếu chúng ta có thể trở thành anh hùng và tự mình làm mọi thứ, nhưng rất tiếc cuộc sống không như chúng ta tưởng tượng. Nếu bạn muốn vượt lên, bạn cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.
Về cốt lõi, kinh doanh được cung cấp bởi con người. Công việc, khách hàng hoặc cơ hội tiếp theo của bạn có thể sẽ đến từ một người bạn biết (hoặc một người nào đó mà người khác biết), vì vậy bạn nên vun đắp các mối quan hệ của mình. Trước tiên, hãy tập trung vào việc trở thành một người đồng nghiệp và người bạn tuyệt vời đối với những người khác, vì vậy khi cần sự giúp đỡ, giới thiệu, hỗ trợ hoặc phản hồi, bạn có thể liên hệ với bộ lạc của mình để được giúp đỡ.
Và nếu có một vấn đề khúc mắc, đừng ngần ngại tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia và người cố vấn. Hợp tác với một người có bộ kỹ năng bổ sung cho chính bạn có thể giúp bạn tiến xa hơn những gì bạn có thể làm một mình.
Nguồn: Forbes