Làm việc gấp năm gấp mười nhưng hiệu quả không bằng một câu hỏi: Để thăng tiến, đừng ngại nói với sếp điều này!

16

Chăm chỉ không phải con đường hiệu quả nhất để đi đến thành công. Người thành công và một nhân viên “quèn” cách nhau chỉ một câu nói.

Trong đại dịςh, nhiều người đã thay đổi, chuyển sang làm việc tại nhà trong vài tháng qua, các cuộc họp trực tuyến cũng trở nên phổ biến hơn. Mặc dù những cuộc họp này đôi khi có vẻ thừa, nhưng bạn có thể tận dụng chúng để làm lợi thế cho mình bằng cách đặt những câu hỏi phù hợp. Theo Forbes , có một câu hỏi đặc biệt sẽ giúp bạn xây dựng mối quaπ hệ tốt hơn với sếp.

Viết cho Forbes, chủ sở hữu chỉ số IQ lãnh đạo Mark Murphy giải thích, một trong những kỹ thuật hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng là hỏi sếp của bạn câu hỏi sau: “Làm thế nào để tôi có thể tiếp tục phát triển và cải thiện, trường hợp của tôi cần phải cải thiện điểm nào?”. Đây không phải là chủ đề bạn nên thảo luận hàng tuần mà là chủ đề bạn nên hỏi mỗi tháng một lần tại một trong những cuộc họp tổng kết hàng tháng.

Priscilla Claman, Chủ tịch bộ phận chiến lược nghề nghiệp trong một lần chia sẻ với Harvard Business Review có nói: “Bạn càng được mọi người biết đến và chú ý càng nhiều thì bạn càng có lợi về. Đặt câu hỏi đơn giản này mỗi tháng một lần sẽ giúp sếp tôn trọng, đánh giá cao và ghi nhận sự nỗ lực của bạn đối với công việc”.

Chiến thuật này sẽ giúp bạn hình thành mối quan hệ với sếp ở một vài cấp độ. Sau đây là 4 lý do đặt câu hỏi có thể cải thiện mối quan hệ nhân viên – quản lý và để biết thêm về cách tốt nhất khi làm việc. Thói quen này sẽ khiến bạn tự tin hơn ngay lập tức.

1. Hạn chế áp lực

Forbes cho biết, khi bạn chủ động yêu cầu sếp hướng dẫn thẳng thắn, điều đó sẽ giúp họ loại bỏ áp lực “thiết kế các kế hoạch phát triển phức tạp” .

Một cuộc khảo sát gần đây của Leadership IQ về “Trạng thái phát triển năng lực lãnh đạo năm 2020” cho thấy chỉ 20% số người nói rằng “người lãnh đạo của họ luôn đóng vai trò tích cực trong việc giúp nhân viên phát triển và phát huy hết khả năng của họ”. Bằng cách đặt ra câu hỏi này, bạn đang chuyển trách nhiệm từ sếp sang cho chính mình.

2. Tìm ra vấn đề mới

Nếu sếp của bạn không hay đưa ra những lời nhận xét mang tính xây dựng, việc đặt ra câu hỏi này sẽ giúp họ có một diễn đàn để chia sẻ một số gợi ý. Murphy viết: “Thông qua cách này, chúng ta có thể biết được những suy nghĩ trong đầu họ. Và đó là những nhận xét đáng giá mà bạn cần”.

Khi bạn chủ động trao đổi về những thiếu sót của bản thân với lãnh đạo, bạn sẽ nhận lại được những lời khuyên bổ ích. Quan trọng hơn, những lời khuyên đó cực kỳ quan trọng cho định hướng tương lai của bện. Với vai trò là người đi trước, sếp có thể nhìn ra những vấn đề của bạn và chỉ cho bạn cách để điều chỉnh sao cho phù hợp với công việc hơn. Ở đó chắc chắn sẽ có những điểm mà bạn chưa từng nghĩ tới.

3. Xây dựng niềm tin

Bằng cách chứng tỏ rằng bạn đáπh giá cao sự thấu hiểu của sếp, bạn đang chứng minh rằng mình quan tâm đến ý kiến ​​và phảπ hồi của họ, Murphy giải thích. Sự tin tưởng sẽ càng được củng cố hơn nữa khi bạn thực hiện theo lời khuyên mà sếp đã chỉ ra cho bạn.

Một người lãnh đạo chắc chắn sẽ có thiện cảm nhiều hơn với người nhân viên chủ động học hỏi thay vì chỉ chúi đầu vào làm việc. Trò chuyện nhiều hơn còn giúp bạn hiểu rõ hơn về phong cách làm việc, tác phong của lãnh đạo, từ đó bạn sẽ học được những bài học hữu ích cho mình để thích nghi và phát triển.

4. Nhấn mạnh chất lượng hơn số lượng

Murphy viết: “Bạn sẽ không cải thiện mối quaπ hệ với sếp bằng cách online 24 giờ một ngày và không bao giờ nghỉ ngơi. Trớ trêu thay, những nhân viên có mối quaπ hệ tuyệt vời với sếp lại cảm thấy tự do hơn khi được trao đổi trong giờ nghỉ giải lao (do đó làm tăng năng suất và sức khỏe tổng thể của họ)”.

Không phải lúc nào cũng chăm chăm làm việc cũng là tốt. Có khi bạn cần dừng lại để nhìn nhận lại và đón nhận phản hồi từ cấp trên để thay đổi, vì chưa chắc điều bạn đang dốc sức thực hiện đã là một con đường đúng.

Bằng cách thúc đẩy các cuộc trò chuyện hiệu quả với sếp trong các cuộc họp, bạn đang xây dựng một mối quan hệ chất lượng với những người tài giỏi, điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai trong tương lai.

Nguồn: Best life online

SHARE