Trước kɦi “bay quốc tế” vào пgày 18 Tɦáпg Cɦíп, Bộ Giao Tɦôпg Vậп Tải đã ra văп bảп “Hỏa tốc” cɦỉ đạo Cục Hàпg Kɦôпg Việt Nam và các cơ quaп ɦữu trácɦ tɦực ɦiệп “các biệп pɦáp cầп tɦiết.”
Báo Giao Thông dẫn văn bản chỉ đạo của ông Lê Anh Tuấn, thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, ký vào tối 16 Tháng Chín, cho biết Bộ Giao Thông Vận Tải yêu cầu Cục Hàng Không Việt Nam “thống nhất với các cơ quan hữu trách Việt Nam và các đối tác Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Cambodia và Lào (bao gồm các hãng hàng không) về đối tượng, quy trình nhập cảnh và những điều kiện của Việt Nam trước khi lên máy bay.”
Việt Nam siết chặt khách nhập cảnh từ nước thứ ba qua sáu đường bay quốc tế vừa mở. (Hình: Lê Hữu Việt/Tiền Phong)
Theo đó, các hãng hàng không chỉ bán vé cho người đã có thị thực nhập cảnh và địa điểm lưu trú cụ thể tại Việt Nam.
Khi bán vé, hãng hàng không “chịu trách nhiệm kiểm tra giấy xác nhận xét nghiệm âm tính với COVID-19 do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp.” Đồng thời, phải gửi cho Cảng Vụ Hàng Không Việt Nam danh sách hành khách dự kiến đi trên chuyến bay trước 12 tiếng tính đến giờ khởi hành. Trước khi bay 30 phút, hãng phải gởi danh sách chi tiết từng hành khách đi trên máy bay.
Ngoài ra, quy định về những điều kiện của Việt Nam đối với người muốn nhập cảnh là trước khi lên máy bay phải kiểm tra thân nhiệt, cài đặt ứng dụng khai_báo y tế điện tử (NCOVI), giấy xác nhận RT-PCR âm tính với COVID-19 của cơ quan y tế có thẩm quyền nước sở tại cấp trong vòng ba ngày trước đó (trừ một số nơi không cấp loại giấy này).
Tất cả người ngoại quốc nhập cảnh vào Việt Nam “phải mua bảo hiểm y tế quốc tế có thể thanh toán tiền khám chữa bệnh tại Việt Nam trong thời gian lưu trú tại Việt Nam.”
Đối với người không có bảo hiểm y tế, cá nhân phải tự chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức giá do cấp có thẩm quyền Việt Nam quy định theo pháp luật về khám, chữa bệnh.
Trường hợp trên chuyến bay có chở khách quá cảnh từ nước thứ ba nhập cảnh vào Việt Nam, hãng hàng không phải bố trí khoang riêng biệt, không để ngồi cùng với hành khách nhập cảnh từ sáu nước trên, và áp dụng các biện pháp “phòng dịch chặt chẽ, đảm bảo an toàn.”
Theo báo VNExpress, khi nhập cảnh vào Việt Nam qua phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, thì có khoảng 25 khách sạn loại từ 2 đến 5 sao, được Sở Y Tế thành phố duyệt làm nơi cách ly tập trung người nhập cảnh để cho khách có thể lựa chọn tùy theo khả năng tài chính của mình, với giá dao động từ 1.4 đến 4 triệu đồng ($59.79-$170)/phòng/ngày.
Người cách ly ở khách sạn hàng ngày được nhân viên y tế đo thân nhiệt hai lần, mỗi người có một sổ theo dõi riêng và lấy mẫu xét nghiệm bốn lần trong 14 ngày.
“Trong khi cách ly tại khách sạn nếu có người bị ho, sốt sẽ được yêu cầu ở yên trong phòng để nhân viên y tế kiểm tra. Nếu họ ho và sốt thông thường chỉ cần cho th.u.ố.c, còn có dấu hiệu mắc COVID-19 sẽ chữa trị theo quy định phòng chống dịch,” Bác Sĩ Phan Thanh Tâm, phó giám đốc Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật ở Sài Gòn, cho biết.
Một resort 71 phòng làm nơi cách ly cho những người có khả năng nhiễm SARS-CoV-2 hồi Tháng Ba. (Hình: Hữu Khoa/VNExpress)
Trường hợp người nhập cảnh vào Việt Nam bị cách ly tập trung tại các doanh trại, trường học của quân đội, hoặc cơ sở khác do giới hữu trách Việt Nam chỉ định phải tự chi trả các chi phí tiền ăn theo mức 80,000 đồng ($3.45)/ngày; các chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế là 40,000 đồng ($1.72)/ngày.
Những quy định nêu trên áp dụng đối với các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam và thực hiện cách ly tập trung từ ngày 1 Tháng Chín. (Tr.N) [qd]