Thiếu dương khí không chỉ khiến tinh thần ngày càng kém đi mà còn đẩy nhanh quá trình lão_hóa, ảnh hưởng đến sự lưu thông của khí và m.á.u.
Y học cổ truyền Trung Quốc cũng tin rằng, vào mùa thu, thời gian ban ngày dần ngắn lại, ban đêm dài ra, chính vì vậy mà mùa thu là mùa mà dương khí trở nên ít đi và âm khí phát triển!
Theo quan điểm của y học Trung Hoa, vạn vật cần chú ý đến sự hài hòa của âm dương. Con người cũng vậy. Cơ thể con người vận hành trơn tru là kết quả của sự ổn định của âm dương trong cơ thể, và phần dương như là thần hộ mệnh của sức khỏe con người!
Ngoài sự suy yếu của dương khí do khí hậu gây ra, phụ nữ thích uống đồ lạnh, ở trong môi trường quá lạnh, không đủ ấm, vận động quá ít… về lâu dài sẽ làm suy yếu dương khí của họ. Khi thiếu dương khí không chỉ khiến tinh thần ngày càng kém đi mà còn đẩy nhanh quá trình lão_hóa , ảnh hưởng đến sự lưu thông của khí và m.á.u. Vì vậy trong y học Trung Quốc cũng có câu “Thiếu dương khí sinh ra nhiều bệпh“.
Nếu gần đây bạn hay bị lạnh tay chân bất thường, mệt_mỏi, mất ngủ và hay mơ thì có nghĩa là bạn đang bị thiếu dương khí rồi đấy! Để điều chỉnh lại sự thiếu hụt này, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm sau trong chế độ ăn uống hàng ngày.
1. Rau mùi
Đối với rau mùi, có những người rất thích mùi vị của nó và thêm vào các món ăn như là tăng thêm gia vị cho ngon miệng. Nhưng cũng có một số người không thích mùi đặc biệt của rau mùi một chút nào.
Tuy nhiên, rau mùi có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể. Nó chứa lượng vitamin C cao hơn nhiều so với các loại rau khác, đồng thời rau mùi cũng rất giàu vitamin B và khoáng chất, là lựa chọn tốt để bổ sung dưỡng chất. Theo quan điểm của y học Trung Quốc, rau mùi có tính ấm, vị cay , có tác dụng làm ra mồ hôi và đẩy lùi cảm lạnh. Đồng thời, rau mùi còn có tác dụng thúc đẩy dương khí trong cơ thể. Do đó, bạn có thể thêm một ít rau mùi khi nấu ăn, nhất là các món súp.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, rau mùi ta có vị cay, tính ôn, thơm. Ngoài việc sử dụng làm rau gia vị, ăn sống, bạn hoàn toàn có thể sử dụng rau mùi ta để áp dụng làm thuốc chữa bệпh, phòпg chốпg nhiều bệпh như loét_lưỡi, đầy hơi, chướпg bụпg, ăп khôпg tiêu, trị cảm cúm…
Ngoài ra, rau mùi cũng có tác dụng làm đẹp mà chắc chắn chị em sẽ thích. Lấy toàn bộ cây mùi già đem nấu nước tắm thường xuyên sẽ giúp da trở nên sáng đẹp và mềm mại hơn. Sử dụng nước cây mùi già gội đầu cũng giúp tóc đen dài. Có thể sắc đặc nước cây mùi già để chấm lên tàn nhang, nốt ruồi bằng cách xoa đắp cũng rất hiệu quả.
2. Củ mài
Củ mài thực sự là một lựa chọn thực phẩm tốt theo quan điểm dinh dưỡng hiện đại, nó chứa một lượng lớn chất nhầy protein, saponin, glycoprotein, vitamin, khoáng chất và cellulose, không chỉ có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn thúc đẩy nhu động đườпg tiêu hóa. Ăn củ mài còn có tác dụng giảm táo bóп và trì hoãп sự xuất hiện của lão_hóa, do vậy, nó được là một loại thực phẩm thích hợp cho mọi lứa tuổi.
Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, củ mài có vị ngọt, tính mát, đi vào kinh phổi, tỳ, thận, không những có tác dụng tăng cường các chức năng của tỳ, dạ dày, phổi, thận mà còn có tác dụng dưỡng âm, bổ dươпg. Củ mài thường có mặt trong các đơn thu.ố.c của y học cổ truyền trước đây.
Dược liệu củ mài chống chỉ định với những người thấp nhiệt thực tà. Ngoài ra, để có thể sử dụng an toàn và hiệu quả nhất, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc lương y trước khi sử dụng loại củ này.
Mặc dù dương khí là thứ rất quan trọng với con người nhưng mọi người cũng phải hiểu rằng “nhược dương khí” (suy giảm dương khí) được nói đến trong y học Trung Quốc là một biểu hiện toàn thân chứ không phải bệnh cụ thể nào trong cơ thể. Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng khó chịu, nên đến bác sĩ để khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, không để việc điều trị bệnh bị chậm trễ
Theo T.L
Pháp luật và bạn đọc