HÀ NỘI-Vừa đưa con vào trường được chưa đầy 15 phút, chị Kim Hương, 32 tuổi, ở Hà Đông, nghe chồng nói như hé.t lên trong điện thoại: “Cô giáo nói con mất_tích”.
Tim_đậρ, chân run, bà mẹ trẻ vội gọi điện cho giáo viên chủ nhiệm của bé. Cô giáo cho biết điểm danh nhưng không thấy con. Vốn rất cẩn thận, chị đã dặn dò con rất kỹ vị trí lớp trong buổi tập trung đầu tiên. Buổi thứ hai này, dù không được đưa con vào tận lớp, nhưng chị đứng nhìn bé bước qua cửa mới quay xe đi làm.
Kim Hương lao đến trường, nhưng không được vào trong. “Trường đông mà đứa nào cũng đeo khẩu trang, cô biết con mình là đứa nào mà tìm”, người mẹ nghĩ. Đứng ngoài cổng ngóng vào, chị thấy 5-6 giáo viên và cả bảo vệ hớt hải chạy hết phòng nọ đến phòng kia gọi tên con. Sau 30 phút những người tìm kiếm bất lực, chị mới được mở cửa cho vào.
Học sinh trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, TP Tam Kỳ, Quảng Nam đeo khẩu trang, đứng cách 2m đến dự lễ khai giảng trong mùa dịch. Ảnh: Nguyễn Đông.
Thấy mẹ đến cửa lớp, bé Minh Hùng từ bàn cuối đã bổ nhào đến gọi mẹ. Chị Kim Hương thở_phào, quay saпg trách cô giáo “Cô không đếm sĩ số lớp ạ”. Nữ giáo viên lần đầu chủ nhiệm cười, thừa nhận mình mất bìпh tĩпh nên quên. Cuối buổi học ngày hôm đó, lúc đón con về, chị hỏi lý do con không thưa khi cô điểm danh, cậu bé đ.á.p: “Mẹ bảo con đi học phải giữ im lặng còn gì”.
Những ngày sau, để tránh gặp cảnh thót_tim, chồng chị đeo chiếc đồng hồ định vị, có thể nghe, gọi vào tay con. Cứ đến giờ ra chơi, Minh Hùng lại gọi cho mẹ một cuộc. “Ngày đầu con gọi cho tôi tổng cộng đến 8 cuộc. Tôi hỏi con sao gọi nhiều thế, bạn ấy bảo ‘con muốn biết mẹ có khỏe không để yên tâm học bài'”, người mẹ lần đầu có con vào lớp Một, kể.
Buổi trưa, dù được đăng ký học bán trú, Minh Hùng vẫn ra cổng gọi điện đòi mẹ tới đón. Chị Kim Hương phải nhắc đi nhắc lại tới lần thứ ba, con trai mới chịu quay vào, giọng buồп thiu.
“Màn khởi đầu tương đối ấn tượng. Ngày nào tôi cũng thấp thỏm nghe ngóng xem cu cậu bắt_пhịp thế nào”, chị nói.
Con trai chị Hương không phải trường hợp duy nhất khiến bố mẹ đau_đầu. Buổi học lớp Một đầu tiên, cô giáo vừa ra khỏi cửa lớp, bé Quốc Thái, con trai chị Thùy Dung ở Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm đã chạy đến phòng hiệu trưởng nhờ gọi điện cho mẹ. Cô hỏi con ở lớp nào để đưa về, nhưng bé nhất định không chịu nói.
Hiệu trưởng buộ.c phải ấn số gọi phụ huynh. Mẹ vừa nhấc máy, cậu bé nói to: “Mẹ đến đón con đi. Trườпg này cháп quá, con không muốn học nữa”, khiến phụ huynh không biết phải chữa ngượng với hiệu trưởng thế nào.
Nhưng chuyện chưa dừng lại ở đấy. Sau năm ngày đến lớp, cậu bé đã đáпh mất tổng cộng ba chiếc bút chì, năm cục tẩy, bốn thước kẻ, hai hộp đựng bút và một hộp màu. Dù đã cẩn thận dán tên con vào mỗi đồ dùng học tập, nhưng ngày nào kiểm tra cặp con, chị Dung vẫn thấy mất đồ.
“Tôi hỏi thì con bảo cho bạn mượn nhưng bạn không trả lại, hôm thì nó bảo không biết vì sao mà mất. Con mình khờ cũng đàпh chịu thiệt”, chị nói. Lần đầu có con vào lớp Một nên chị tốn tiền triệu mua đồ dùng tốt nhất.
Vợ chồng chị đã tính đến phương án cắt cục tẩy ra thành năm phần, cắt thước làm đôi, để có lỡ mất thì cũng ít hơn.
Câu chuyện của chị chia sẻ trên diễn đàn mạng xã hội được nhiều người đồng cảm. Theo các phụ huynh, con chị không phải trường hợp cá biệt. Có mẹ còn tổng kết, sau một năm học lớp Một, con chị mất cả trăm bút chì, cục tẩy, hộp màu…
Các mẹ động viên nhau tập làm quen với tình trạng chung này. Một số phụ huynh có kinh nghiệm khuyên chỉ nên mua đồ dùng rẻ tiền cho các con để mất thì “đỡ tiếc”.
Các chuyên gia cho rằng, để con tự giác học bài tại nhà khi vào lớp Một, phụ huynh nên rèп cho trẻ thói quen ngồi vào bàn học mỗi tối từ mẫu giáo, không đợi “nước đến chân mới nhảy”. Ảnh: Phạm Nga.
Mất_đồ, lạc “hụt” hay tự ý vào phòng hiệu trưởng cũng không khiến các mẹ mệt_mỏi bằng việc con lười học. Chị Hải Hà, 34 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng có một con gái lớp Một và con trai mới ba tuổi. Ngày nào ngồi vào bàn, bé cũng yêu cầu em trai phải học cùng mình. Nếu em đứng lên, bé cũng sẽ không học nữa rồi lý sự “Tại sao con lại phải học nhiều còn em thì không?”. Có hôm chị Hà yêu cầu con ngồi vào bàn thì bé “kh.ó.c như bị bóc_lột”.
Chia sẻ cùng các phụ huynh, nhưng chị Đỗ Thủy, tác giả cuốn sách hướng dẫn cách rèn con tự học cho rằng, việc trẻ lười_học thời điểm này là bình thường. Thay vì căng_thẳng, các phụ huynh nên thảo luận giờ học với con, đều đặn mỗi tối nhắc bé để giúp trẻ nhớ. “Bạn có rất nhiều năm để rèn luyện, nếu thất vọng vì con lơ là thì sẽ khó cải thiện. Hãy học cách chấp nhận lứa tuổi này là thế và kiên trì rèn”, chị Thủy nói.
Theo chị Thủy, các mẹ thường stress vì quá kỳ vọng vào con mà không dành thời gian luyện cho bé ngồi vào bàn mỗi ngày từ mẫu giáo. Bây giờ, các mẹ nên đồng ý cho con học như ý trẻ, miễn sao bé ngồi vào bàn đúng giờ, dần dần, thành thói quen sẽ ổn. Chị cũng khuyên phụ huynh nên coi trọng luyện thói quen, kỹ năng tự học thay vì tính số lượng bài vở trẻ phải hoàn toàn. “Đường học còn dài, không nên căng thẳng”, chị nói.
Đồng quan điểm với chị Đỗ Thủy, tiến sĩ Vũ Thu Hương, cựu giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, đa phần phụ huynh dạy con các kỹ năng quá muộn. “Ngay từ khi trẻ học mẫu giáo, bố mẹ đã phải rèn cho con tính tự giác và trách nhiệm. Hãy để con tự làm những gì chúng có thể làm, đừng làm thay con”, tiến sĩ Hương nói.
Khi chuẩn bị đồ dùng học tập, chị Hương khuyên bố mẹ nên đưa con đi cùng, cho trẻ được chọn thứ mình thích. Sau đó, phụ huynh hướng dẫn để con tự dán nhãn, bọc sách, sắp xếp đồ đạc. Cách làm này giúp trẻ nhớ được thứ gì là của mình và trân trọng đồ dùng cá nhân. Khi mất, con sẽ biết tiếc và biết đâu là đồ của mình để tìm lại.
Bên cạnh đó, để tránh trường hợp trẻ đi lại lung tung trong trường, khi quyết định trường cho con, bố mẹ nên đưa bé đến làm quen. Hãy chỉ cho trẻ nhà vệ sinh ở đâu, lớp của con ở vị trí nào, phòng hiệu trưởng thì có được vào hay không…
Các mẹ cũng nên trang bị cách xử lý các tình huống cho con ngày đầu đến lớp. Ví dụ lúc mẹ gọi điện thoại, hãy thông báo cho con “Mẹ sẽ nói nên con phải im lặng” và yêu cầu những người khác cũng giữ trật tự. Lúc đó, trẻ sẽ biết khi người khác nói thì cần phải im lặng. Để dạy con biết điểm danh, bố mẹ có thể tổ chức trò chơi gọi tên các thành viên trong gia đình tại nhà. Áp dụng cách này, tiến sĩ Hương tin trẻ sẽ không ngồi im khi nghe cô giáo gọi tên mình.
“Chương trình của trẻ mẫu giáo chỉ có 35 phút học, còn lại là chơi, trẻ muốn chạy nhảy gì tùy ý. Trong khi trẻ lớp Một phải học gấp bảy lần, phải ngồi ngoan trong lớp. Môi trường thay đổi, cách học thay đổi, con có những bỡ ngỡ, chệch choạc là đương nhiên”, tiến sĩ Hương nhận định.
Phạm Nga
link:https://vnexpress.net/chuyen-hai-cua-tuan-dau-con-vao-lop-mot-4160852.html