Hãy xem đó là những gia đình như thế nào.
Có thể nói, gia đình là nơi trú ngụ đầu tiên và cũng là môi trường trưởng thành gắn bó dài nhất của mỗi đứa trẻ. Nơi đây, cha mẹ chính là giáo viên đầu đời của con cái.
Thật không sai khi nói gia đình là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của trẻ nhỏ sau này.
Lớn lên trong 4 kiểu gia đình sau đây, chắc chắn những đứa trẻ sau này sẽ trưởng thành, phát triển thuận lợi hơn chúng bạn.
1. Gia đình giàu tình yêu thương
Nếu được sống trong một gia đình lúc nào cũng đong đầy tình thương, cha mẹ chung sống hòa thuận, các thành viên trong gia đình yêu thương nhau, anh chị em trong nhà đùm bọc che chở giúp đỡ nhau, những đứa trẻ lớn lên ắt cũng mang trái tim giàu lòng yêu thương.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói rằng: “Chúng ta phải học cách tự tạo ra hạnh phúc”.
Nếu thời thơ ấu được bao bọc trong niềm hạnh phúc của bố mẹ thì trẻ sẽ tự biết làm thế nào để có được hạnh phúc.
Đối với con cái, chất dinh dưỡng tốt nhất nuôi nấng nên sự trưởng thành cho con chính là lòng yêu thương.
Những đứa trẻ được nuôi dạy bằng tình thương của gia đình, tự khắc sẽ học được cách yêu thương lại người khác và biết cách làm thế nào để yêu thương mọi người.
2. Gia đình có vợ chồng tôn trọng, quan tâm lẫn nhau
Có rất nhiều cha mẹ sau khi có con cái liền coi con như cái rốn của vũ trụ, là trung tâm của gia đình. Lâu dần họ bắt đầu coi nhẹ việc quan tâm đến nửa kia của mình.
Nhưng thực tế là, gia đình đạt được trạng thái tốt nhất khi cả vợ và chồng đều yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, từ đó trẻ nhỏ cũng sẽ nhận được tác động tích cực từ bố mẹ mình, mưa dầm thấm lâu, các bạn nhỏ sẽ học hỏi và noi theo bố mẹ mình.
Một cặp vợ chồng tôn trọng, yêu thương nhau chắc chắn sẽ trở thành đối tượng tham chiếu trong quá trình trưởng thành của con trẻ, đồng thời còn là tấm gương cho con cái học tập noi theo.
3. Gia đình thấu hiểu tôn trọng lẫn nhau
Điều kiện tiên quyết của sự tôn trọng ấy là lòng tín nhiệm. Cuộc đời mỗi người chúng ta đều có vô vàn những khả năng có thể xảy đến và quyền chọn lựa trong cuộc sống nằm trong tay chúng ta.
Cha mẹ nên đặt lòng tin vào con mình, tin tưởng rằng con cái có thể tự sắp xếp ổn thỏa cuộc sống của chúng.
Đồng thời, trong quá trình trưởng thành của con cái, cha mẹ chỉ nên đứng một bên đóng vai trò là người đóng góp ý kiến, tuyệt đối đừng thay trẻ giải quyết và quyết định hết thảy mọi việc.
Ảnh minh họa.
Bởi vì khi con cái học được cách suy nghĩ và trưởng thành hơn trong những chọn lựa và dám chấp nhận mọi kết quả sau những lựa chọn ấy, sẽ có ý nghĩa hơn việc cha mẹ vạch sẵn kế hoạch cuộc đời cho chúng, ép chúng làm theo ý của mình.
Khi cha mẹ tôn trọng con cái, cha mẹ sẽ xét từ góc độ của con để thấu hiểu cảm xúc, tôn trọng chuyện riêng tư, chuyện tình cảm và lòng tự tôn của con. Đây đều là những việc mà các bậc cha mẹ nên làm.
Ngoài ra, cha mẹ phải làm gương cho con, bởi nói miệng không bằng tay làm, cha mẹ cũng phải tôn trọng người khác khi giao tiếp ứng xử. Có như vậy, con cái mới thực sự thấu hiểu được cách tôn trọng người khác.
4. Gia đình có lối suy nghĩ tích cực, phóng khoáng
Gia đình có cha mẹ lạc quan thì chắc chắn chỉ số hạnh phúc của gia đình đó cũng sẽ cao.
Bầu không khí trong gia đình có ảnh hưởng vô cùng lớn đến tính cách của trẻ sau này.
Nếu trẻ lớn lên trong gia đình mà mọi người xung quanh ai cũng oán trách, than phiền nhau thì đứa trẻ đó sau này thường không giỏi giải quyết vấn đề, thay vào đó chúng chỉ biết phàn nàn trách cứ lại người khác.
Hơn nữa lối suy nghĩ của trẻ cũng rất tiêu cực và bi quan với cuộc đời. Khi phải đối mặt với sự việc nào đó, trẻ sẽ chỉ nhìn thấy mặt xấu, mặt phiến diện của vấn đề.
Bởi vậy mà đứa trẻ lớn lên trong gia đình bạo hành thường sẽ rơi vào hai thế cực đoan.
Bầu không khí trong gia đình có ảnh hưởng vô cùng lớn đến tính cách của trẻ sau này.
Với những bạn nhỏ sống và trưởng thành trong một gia đình ảm đạm, thiếu sức sống thì tính cách của bạn nhỏ đó hoặc ít hoặc nhiều sẽ có vài chỗ thiếu khuyết. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến cả cuộc đời sau này của trẻ.
Kết quả là trẻ có thể xử sự theo hai kiểu trạng thái cực đoan sau: Hoặc trẻ là người nhút nhát, e dè, không dám bày tỏ quan điểm hay ý kiến của bản thân; hoặc là một người thô lỗ, chỉ biết dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề.
Chính vì vậy mà các bậc cha mẹ nên làm sao vun đắp cho gia đình mình tràn đầy những suy nghĩ tích cực, vui tươi.
Trước mặt con cái, cha mẹ cũng nên sử dụng nhiều hơn những câu nói khẳng định, để con nhìn nhận thế giới này bằng con mắt lạc quan hơn. Có như thế con cái mới có thể lớn lên với một tâm thái tràn đầy năng lượng, tích cực và vui vẻ.
Trong nền giáo dục gia đình, từng cử chỉ hành động của cha mẹ đều in sâu vào tâm trí con trẻ. Tất cả những vấn đề trẻ biểu hiện ra đều có thể tìm ra nguyên nhân trên chính cha mẹ chúng.
Vì thế muốn bồi dưỡng nên một đứa trẻ giỏi giang, thành đạt, cha mẹ phải thay đổi cách suy nghĩ, làm gương cho con, như thế mới có thể giúp con vui vẻ khôn lớn.
Theo Khánh An
Pháp luật và bạn đọc