Một đêm ngon giấc không chỉ giúp bạn có thêm năng lượng và sự tập trung mà còn giúp bạn có hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.
Duy trì những thói quen tốt vào buổi sáng để tăng cường năng lượng là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thức dậy vào mỗi buổi sáng và biết rằng thói quen đi ngủ thực sự là nguyên nhân khiến bạn uể oải, thiếu năng lượng và thiếu tập trung?
Có thể giấc ngủ của bạn đã bị ảnh hưởng bởi tình hình u ám của đại dịch. Tuy nhiên, dù tình huống của bạn là gì, thì thói quen yoga 5 phút này cũng sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn mỗi đêm.
Tập yoga thường xuyên sẽ giúp những người bị mất ngủ ngủ lâu hơn, vào giấc nhanh hơn và ngủ lại dễ dàng hơn vào giữa đêm khi bị tỉnh giấc. Kéo căng các cơ lớn ở phần dưới cơ thể như gân kheo và hông có thể gây đau nhức khiến bạn tỉnh táo hoặc đau thắt lưng, Đó là một trong những mục tiêu của bài tập yoga này.
Trong khi thực hiện các bài động tác yoga này, hãy tập trung vào việc hít thở sâu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thở chậm hơn và kiểm soát hơi thở này sẽ giúp ích cho hệ thần kinh, khả năng nghỉ ngơi và tiêu hóa của cơ thể.
Hít vào từ từ bằng mũi khi bạn nạp đầy không khí vào dạ dày và sau đó thở ra từ từ khi bạn cảm thấy dạ dày của mình xẹp xuống.
Tư thế ngón chân cái
Tư thế này kéo giãn gân kheo, hông và bắp chân một cách thư giãn và nhẹ nhàng do tư thế nằm nghiêng.
Trong mỗi tư thế yoga, hãy tập trung vào hơi thở của bạn và những cảm giác bạn cảm nhận được trong cơ thể.
Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng trước mặt. Sau đó đưa đầu gối phải từ từ vào ngực và đặt hai tay sau đùi phải. Duỗi thẳng chân phải lên hướng trần nhà. Nếu bạn cảm thấy gân khoeo bị căng, hãy dừng lại ở tư thế này. Nếu không, hãy đặt tay lên bắp chân.
Để kéo dài sâu hơn, vươn bàn tay phải về phía bàn chân phải và nắm lấy ngón chân cái bên phải bằng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.
Thư giãn vai phải của bạn và đảm bảo rằng phần lưng thấp của bạn chạm mặt giường. Giữ trong ba nhịp thở. Lặp lại ở phía bên kia.
Tư thế thằn lằn
Tư thế này đặc biệt hữu ích để nới lỏng các cơ gập hông vốn bị bó lại do ngồi ở bàn làm việc hoặc ở các vị trí chật chội cả ngày.
Từ bàn tay và đầu gối, bước chân phải của bạn ra phía ngoài bàn tay phải. Giữ đầu gối phải uốn cong trên mắt cá chân phải. Nếu linh hoạt hơn, bạn có thể bước chân phải ra bên phải thêm một chút và mở bàn chân sang bên phải. Đặt tay của bạn vào bên trong bàn chân phải và giữ tư thế này.
Để kéo dài sâu hơn, bạn có thể cúi xuống cẳng tay hoặc gối. Thư giãn vai và cảm thấy căng ở phía trước của hông trái. Giữ trong ba nhịp thở. Lặp lại ở phía bên kia.
ư thế này đặc biệt hữu ích để nới lỏng các cơ gập hông vốn bị bó lại do ngồi ở bàn làm việc hoặc ở các vị trí chật chội cả ngày.
Tư thế góc giới hạn
Giải phóng sự căng thẳng với tư thế này giúp kéo căng và thư giãn đùi trong, háng và hông.
Ngồi thẳng lưng, đưa hai lòng bàn chân lại trước mặt. Mở rộng đầu gối của bạn. Đặt tay lên mắt cá chân và ngồi thẳng lưng. Hít sâu và thở ra khi bạn gập người về phía trước. Giữ trong năm nhịp thở.
Tư thế chim bồ câu
Tư thế này thực sự giúp cô lập các cơ của hông và cuối cùng là làm mềm độ cứng, giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng và thư thái hơn.
Từ tay và đầu gối, đưa đầu gối phải về phía trước và thẳng hàng với ống chân phải sao cho nó song song hoặc gần song song với chân giường. Duỗi thẳng chân trái ra phía sau.
Đưa hai tay trước ống chân phải. Giữ tư thế này, hoặc nếu bạn muốn kéo căng sâu hơn, hãy đưa tay ra xa hơn và để ngực gập về phía trước qua ống chân phải. Giữ trong năm nhịp thở, và sau đó lặp lại ở bên trái.
Dựa vào tường
Tư thế này giúp lưu thông tuần hoàn máu ở bàn chân và chân của bạn và làm dịu hệ thần kinh.
Nằm ngửa sao cho chân hướng về đầu giường. Xoay mông của bạn càng gần đầu giường càng tốt.
Ngọc Khánh
Theo Trí thức trẻ