Lý do gì khiến bầy thiên nga chết thảm sau khi được vợ chồng người đánh cá nhiệt tình chăm sóc, cho ăn?
Cảnh ngộ của bầy thiên nga
Vào lúc giao mùa hằng năm, luôn có những chú chim di cư bận rộn di chuyển đến nơi sinh sống phù hợp với chúng.
Mùa thu năm nay, có một đàn thiên nga từ phương Bắc xa xôi bay đến, tạm dừng chân ở trong một hồ nước trên một hòn đảo nhỏ, chuẩn bị bay đến phương Nam trú đông.
Trên hòn đảo đó có một cặp vợ chồng ngư dân sống nương tựa vào nhau, nhìn thấy những vị khách từ phương xa đến, họ rất vui, liền lấy thức ăn cho gà và những chú cá nhỏ mà họ bắt được cho chúng ăn, chăm sóc chúng cẩn thận từng li từng tí.
Khi mùa đông đến, bầy thiên nga không bay về phương Bắc nữa vì chúng đã có đủ thức ăn. Sau khi mặt hồ bị đóng băng, vì bầy thiên nga không thể kiếm ăn nên vợ chồng ông lão đã dựng một căn nhà lớn ở bên cạnh để giúp chúng có thể sưởi ấm ở trong nhà, họ tiếp tục cho chúng ăn cho đến khi mặt hồ tan băng vào mùa xuân năm sau.
Cứ như thế, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Vào mùa đông hằng năm, vợ chồng ông lão đánh cá đều dành tình thương, chăm sóc cẩn thận cho bầy thiên nga.
Ảnh minh họa.
Chỉ tiếc là thời gian trôi qua khiến con người già đi, vì tuổi cao, không thể tiếp tục sinh sống bằng nghề đánh cá nên họ đã rời hòn đảo này.
Sau khi vợ chồng ông lão rời đi, bầy thiên nga cũng dần dần chết đi. Nhưng chúng không phải chết vì bay về phương Nam mà chúng đã chết đói trong thời gian mặt hồ đóng băng vào năm sau.
Vợ chồng ông lão đánh cá yêu thương bầy thiên nga như con của mình vậy, họ chăm sóc cẩn thận, lo từ cái ăn đến chỗ ở, hơn nữa còn “ngày này qua ngày nọ, năm này qua năm khác” dành tình yêu cho chúng, giúp chúng không phải lo lắng về cái ăn, chỗ ở.
Hẳn nhiều người sẽ ca ngợi tình yêu thương của vợ chồng ông lão dành cho bầy thiên nga may mắn này.
Chỉ tiếc là, kết cục bi thảm của bầy thiên nga đã vô tình nhắc nhở chúng ta rằng, chính tình yêu thương quá mức của vợ chồng ông lão đã khiến cho bầy thiên nga đắm chìm vào trong cuộc sống an nhàn, tạo nên sự lười biếng, làm chúng dần mất đi bản năng sinh tồn và không bay về phía Nam nữa.
Mất đi bản năng sống và nền tảng sinh tồn, cộng thêm sự ra đi của vợ chồng ông lão, bầy thiên nga không thể thích nghi lại với môi trường, bị môi trường khắc nghiệt ở đó hại chết.
Đừng khiến con cái trở nên vô dụng, mất khả năng sinh tồn vì tình yêu thương chăm sóc từng li từng tí của cha mẹ
Trong cuộc sống hiện thực, có biết bao nhiêu người cha người mẹ đã dành trọn một đời cố gắng mưu sinh để tạo ra cuộc sống an nhàn cho con cái của mình?
Ngày con còn thơ bé, bố mẹ nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa, không nỡ để con phải chịu vất vả, tạo cho con cái sống một cuộc sống sung sướng “cơm bưng nước rót”.
Đến lúc con lớn lên, bố mẹ lại tất bật xây dựng các mối quan hệ để đi “cửa sau”, chỉ hi vọng có thể giúp cho con mình tìm được một môi trường làm việc tốt, không phải lo lắng về cái ăn, cái mặc, lương cao và nhàn rỗi.
Đây chẳng phải cũng giống như vợ chồng ông lão đánh cá hay sao? Và nghĩ đến kết cục của bầy thiên nga, chúng ta vẫn có thể coi trọng tình yêu thương, sự nuông chiều quá mức của bố mẹ hay không?
Thực ra, tình yêu thương thái quá của cha mẹ, một mực xây dựng sự an nhàn, thoải mái cho con cái chính là một cái bẫy vô cùng nguy hiểm, những người rơi vào bên trong đến cuối cùng sẽ bị hủy_hoại bởi sự ỷ lại và lười_biếng.
Một khi môi trường sống xuất hiện sự thay đổi, bởi vì thiếu đi năng lực ứng biến và không thể chịu được khổ_cực, kết cục của những đứa trẻ này sẽ không tốt hơn gì so với đàn thiên nga kia cả.
Mỗi một đứa trẻ chắc chắn đều cần có tình yêu thương của bố mẹ, chỉ là khi tình yêu thương này vượt quá giới hạn, trở nên thái quá, nó sẽ không còn là một việc tốt cho sự trưởng thành của con trẻ.
Theo Khánh An
Pháp luật và bạn đọc