10 câu trắc nghiệm kiểm tra chỉ số EQ của Đại học Harvard, hãy xem bạn được bao nhiêu điểm!

31

Điểm tuyệt đối cho bài kiểm tra này là 200 điểm. Nếu không được nhiều hơn 25 điểm, bạn nên điều chỉnh lại bản thân.

Tiến sĩ Daniel Gorman, thuộc khoa Tâm lý học, đại học Harvard đã thực hiện một bài kiểm tra EQ và đúc rút ra được một số vấn đề. Thông qua việc trả lời các câu hỏi, bạn đọc có thể có được những nhận thức cảm tính khái quát về chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) của bản thân.

Tổng cộng có 10 câu hỏi, tiêu chuẩn tính điểm cho các câu hỏi vui lòng xem phía sau. Số điểm cao nhất có thể đạt được là 200. Người bình thường, trung bình đạt 100 điểm. Nếu bạn đạt được dưới 25 điểm, bạn nên dành thời gian thời gian để làm lại bài kiểm tra.

Và bây giờ, bạn hãy bình tĩnh, thành thật trả lời những câu hỏi dưới đây, dựa vào xu hướng thực tế bạn sẽ làm, thay vì dùng các kỹ năng chọn đáp án được học trong trường. Nhớ dùng bút và giấy để ghi chép lại. Nào, bây giờ hãy cùng bắt đầu!

Bạn hãy trả lời 10 câu hỏi dưới đây theo suy nghĩ thực tế của bản thân.

Q1: Khi ngồi trên máy bay, đột nhiên bạn thấy rung động rất mạnh, và bạn bắt đầu lắc lư qua trái phải. Vào lúc đó, bạn sẽ làm gì?

A. Tiếp tục đọc báo/ tạp chí, hoặc xem phim, không để tâm vào sự hỗn loạn.

B. Chú ý vào những biến đổi của tình hình, lắng nghe cẩn thận các thông báo từ nhân viên, lật mở sổ tay ứng phó với các tình huống bất ngờ, để tránh các tình huống rủi ro.

C. Cả A và B đều có điểm đúng.

D. Không biết – căn bản bạn không chú ý tới.

Q2: Bạn dẫn một nhóm trẻ 4 tuổi đi công viên. Có 1 đứa trẻ trong nhóm khóc vì không ai chơi cùng. Lúc đó, bạn sẽ làm gì?

A. Không can thiệp – để bọn trẻ tự xử lý.

B. Nói chuyện và nghĩ cách giúp bé.

C. Nhẹ nhàng nhắc nhở cô bé không được khóc.

D. Nghĩ cách dịch chuyển sự chú ý của bé bằng cách cho bé một vài món đồ chơi.

Q3: Giả sử bạn là một sinh viên và muốn đạt được thành tích tốt ở môn học nào đó, nhưng kết quả bài thi giữa kỳ của bạn lại chỉ ở mức đạt. Lúc đó, bạn sẽ làm gì?

A. Lập một kế hoạch học tập chi tiết, quyết tâm thực hiện theo kế hoạch.

B. Quyết tâm sau này học tập chăm chỉ.

C. Tự nói với bản thân, thi không tốt cũng không sao cả, tập trung tinh thần vào môn có thể làm tốt.

D. Đi gặp giáo sư, nhờ thầy cho điểm cao hơn.

Q4: Giả sử, bạn là một nhân viên kinh doanh bảo hiểm, đi gặp gỡ một vài người với hy vọng họ sẽ trở thành khách hàng của bạn. Cả 15 người đều chỉ ngồi đó cho có lệ, không có thái độ rõ ràng. Bạn trở nên rất thất vọng. Lúc đó, bạn sẽ làm gì?

A. Nghĩ chuyện này chỉ xảy ra ngày hôm nay thôi mà, hy vọng ngày mai sẽ may mắn hơn.

B. Suy nghĩ xem mình có hợp với công việc nhân viên kinh doanh hay không.

C. Cố gắng hơn nữa ở buổi gặp sau, duy trì thái độ làm việc siêng năng.

D. Suy nghĩ đi tìm kiếm khách hàng mới.

Q5: Bạn là một giám đốc, bạn đề ra quy định không được phân biệt chủng tộc trong công ty. Một hôm, bạn vô tình nghe thấy có người đang pha trò cười về vấn đề này. Bạn sẽ giải quyết như thế nào?

A. Không quan tâm – Chỉ là lời nói đùa thôi mà.

B. Gọi người đó tới văn phòng, mắng anh ta một trận.

C. Ngay lúc đó, nói với anh ta, chỗ của bạn không chứa chấp kiểu đùa như vậy.

D. Khuyên người đó nên tham dự một lớp học có liên quan đến việc chống lại sự phân biệt chủng tộc.

Q6: Bạn của bạn đang lái xe thì đột nhiên bị xe của người khác tông vào mặt trước, khiến cho anh ấy rất tức giận. Bạn sẽ làm gì để khiến anh ấy bình tĩnh trở lại?

A. Khuyên anh ấy bỏ qua chuyện đó – Hiện tại mọi thứ đều không sao, đây cũng chẳng phải là chuyện gì to tát.

B. Bật một đĩa nhạc anh ấy thích nghe để chuyển hướng chú ý của anh ấy.

C. Cùng anh ấy trách móc người lái xe kia, thể hiện mình cùng một phe với anh ấy.

D. Kể với anh ấy trải nghiệm tương tự, khi đó bạn cũng vô cùng tức giận, nhưng sau đó bạn nhìn thấy người lái xe đó gặp tai nạn, được đưa tới phòng cấp cứu của bệnh viện.

Q7: Bạn và chồng/vợ của mình tranh luận, dẫn tới cãi nhau gay gắt. Trong lúc nóng giận, hai người xô xát với nhau, dù hai bạn không thực sự muốn làm vậy. Khi đó, tốt nhất bạn nên làm gì?

A. Dừng lại 20 phút, sau đó tiếp tục tranh luận.

B. Ngừng cãi vã, giữ im lặng, cho dù đối phương nói gì.

C. Nói lời xin lỗi với đối phương, và yêu cầu anh ấy/cô ấy xin lỗi.

D. Dừng lại một lúc, sắp xếp lại suy nghĩ của mình, rồi nói rõ ràng lập trường của bản thân.

Q8: Bạn được phân làm quản lý trong một cơ quan. Bạn muốn đưa ra một vài biện pháp hay để giải quyết khó khăn trong công việc. Khi đó, việc đầu tiên bạn nên làm là gì?

A. Lên kế hoạch họp hành theo ngày nhằm tận dụng hiệu quả thời gian thảo luận cùng mọi người.

B. Cho mọi người khoảng thời gian nhất định để hiểu nhau.

C. Để từng người chia sẻ cách giải quyết vấn đề

D. Áp dụng hình thức bày tỏ ý kiến một cách sáng tạo, cổ vũ mọi người chia sẻ bất kỳ ý tưởng nào xuất hiện trong đầu họ lúc đó, cho dù ý tưởng đó có điên rồ thế nào.

Q9: Bé trai 3 tuổi của bạn rất nhát. Bé có phần sợ sệt người lạ và những nơi xa lạ ngay từ lúc mới sinh. Bạn sẽ làm gì?

A. Chấp nhận thực tế bé rụt rè, nghĩ cách để bé tránh được những nơi cảm thấy không được thoải mái.

B. Đưa bé đi gặp chuyên gia tâm lý trẻ em để được giúp đỡ.

C. Cố ý đưa bé gặp gỡ nhiều người, tới những nơi xa lạ, khắc phục tâm lý sợ hãi của con.

D. Lên loạt kế hoạch mức độ thử thách tăng dần cho con, mỗi hoạt động đều dễ dàng thực hiện, để con dần dần nhận ra con có thể ứng phó được với người lạ, ở nơi xa lạ.

Q10: Nhiều năm nay, bạn luôn muốn học một loại nhạc cụ bạn từng học qua khi còn nhỏ. Và hiện tại bạn bắt đầu học lại với mục đích giải trí. Bạn muốn sử dụng thời gian một cách hợp lý nhất, bạn sẽ làm gì?

A. Kiên trì tập luyện nghiêm túc mỗi ngày.

B. Lựa chọn bản nhạc có thể nâng cao khả năng của bạn để tập trung luyện tập.

C. Chỉ luyện tập khi bạn có tâm trạng.

D. Lựa chọn bản nhạc khó hơn nhiều so với khả năng của bạn nhưng vẫn có thể chơi được khi bạn luyện tập chăm chỉ.

Quy tắc tính điểm và giải thích

1. A=20,B=20,C=20,D=0

Đáp án D cho thấy bạn thường xuyên thiếu cảnh giác, khi đối mặt với các vấn đề.

2. A=0,B=20,C=0,D=0

B là đáp án lý tưởng nhất. Phụ huynh có EQ cao rất giỏi trong việc tận dụng thời cơ trẻ có tâm trạng không vui, giáo dục cảm xúc cho trẻ. Việc này giúp trẻ hiểu điều gì khiến chúng cảm thấy không thoải mái, những cảm xúc chúng đang trải qua là như thế nào và đưa ra lựa chọn.

3. A=20,B=0,C=20,D=0

Đáp án lý tưởng nhất là A, đây là biểu hiện cho thấy sự thúc giục đối với bản thân là lên kế hoạch khắc phục trở ngại và khó khăn, đồng thời thực hiện nó một cách nghiêm túc.

4. A=0,B=0,C=20,D=0

C là đáp án lý tưởng nhất. Một dấu hiệu của người có EQ cao là khi đối diện với khó khăn, bạn xem nó là thách thức mà chúng ta có thể học hỏi từ nó, tiếp tục kiên trì, thử nghiệm những cách làm mới, thay vì từ bỏ nỗ lực, oán trời trách đất, ủ rũ nản lòng.

5. A=0,B=0,C=20,D=0

C là đáp án tuyệt vời nhất. Khi ai đó vi phạm quy tắc nơi công sở, hãy nói rõ ràng với người đó, và không cho phép việc đó tái diễn. Mục đích để họ cư xử đúng quy tắc, chứ không phải mong muốn thay đổi định kiến của họ (việc này còn khó khăn hơn).

6. A=0,B=5,C=5,D=20

Đáp án lý tưởng nhất là D. Có tài liệu chỉ ra, khi một người phẫn nộ, thì cách hiệu quả nhất khiến anh ta bình tĩnh trở lại là dịch chuyển trọng tâm của sự phẫn nộ, thấu hiểu và chấp nhận cảm xúc của anh ta, khiến anh ta nhìn nhận rõ hiện thực mà không khiến anh ta giận dữ, đồng thời mang lại niềm hy vọng cho người đó.

7. A=20,B=0,C=0,D=0

Đáp án hay nhất là A. Dừng lại 20 phút hoặc lâu hơn, đây là khoảng thời gian ngắn nhất xoa dịu trạng thái tâm lý do tức giận gây ra. Nếu không, trạng thái tâm lý đó bóp méo khả năng nhìn nhận của bạn, khiến bạn có thể nói ra lời tổn thương người khác. Khi tâm lý đã ổn định, cuộc trò chuyện của các bạn mới có hiệu quả hơn.

8. A=0,B=20,C=0,D=0

Đáp án hợp lý nhất là B. Khi mối quan hệ giữa các thành viên trong 1 tổ chức hòa hợp, thân thiện, mọi người đều cảm thấy thoải mái, hiệu suất công việc sẽ lên cao nhất. Trong trường hợp này, mọi người mới có thể tự do cống hiến tốt nhất những gì mình có.

9. A=0,B=5,C=0,D=20

Đáp án hay nhất là D. Những đứa trẻ sinh ra đã nhút nhát, nếu bạn sắp xếp những thử thách mức độ cao dần nhắm vào sự nhút nhát của trẻ, và chúng có thể ứng phó được thử thách đó, chúng sẽ dần trở nên hướng ngoại.

10. A=0,B=20,C=0,D=0

Đáp án lý tưởng nhất là B. Những thử thách phù hợp có thể khơi dậy được nhiều nhất nhiệt huyết trong bạn. Điều này vừa khiến bạn học tập vui vẻ, vừa có thể khiến bạn hoàn thành tốt việc học tập.

Tổng số điểm của bài test này là 200, thông thường mọi người đạt bình quân 100 điểm. Số điểm càng lớn, chỉ số EQ tương ứng càng cao. Nếu bạn đạt dưới 25 điểm, bạn nên thử lại các câu hỏi này lần sau.

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là gì?

Nhà tâm lý học Gorman tin rằng trí tuệ cảm xúc bao gồm 5 yếu tố: Tự nhận thức, tự điều chỉnh, tự khích lệ bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác và xử lý các mối quan hệ.

Tự nhận thức: Khả năng hiểu được cảm xúc, tình cảm và động lực bên trong cũng như sức ảnh hưởng tới người khác của bản thân.

Tự kiểm soát: Năng lực kiểm soát và đả thông các cảm xúc tiêu cực.

Tự khích lệ bản thân: Khả năng biến cảm giác thành công trở thành động lực, theo đuổi những mục tiêu vượt qua cả sự kỳ vọng của bản thân và người khác.

Thấu hiểu cảm xúc của người khác: Khả năng đồng cảm với mọi người, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu nỗi lòng họ, nhìn ra được nhu cầu của họ.

Xử lý các mối quan hệ: Khả năng tìm kiếm điểm chung, cùng với mọi người xây dựng mối quan hệ hòa hợp.

Theo Khánh An

Pháp luật & Bạn đọc

 

SHARE