Cha mẹ nào cũng yêu thương con, nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách quan tâm đúng để tạo cho con một không gian giúp phát huy hết khả năng sáng tạo và trí thông minh của mình.
Hôm nay, một cô bé xinh xắn 3 tuổi chạy lon ton đến phòng khám của tôi xin 1 thanh kẹo, vì tôi luôn có đủ các loại kẹo để 1 góc bàn cho các bé.
Cô bé rất nhỏ không thể với tới hoặc nhìn thấy những viên kẹo của tôi và mẹ cô liền bỏ vội túi xách xuống sàn nhà để bế bé lên, cô bé nhìn một lúc và chọn 1 viên kẹo trên bàn, mặc dù tôi khuyến khích bé lấy thêm nhiều loại khác nữa.
Lúc ra về tôi bèn hỏi mẹ cô bé: “Sao chị không giúp bé lấy 1 viên kẹo sẽ tiện hơn?”, mẹ cô bé đáp: “Cháu nó biết sẽ chọn viên nào”.
Câu nói này làm tôi suy nghĩ khá nhiều. Trên thực tế sự phát triển não bộ của các bé cần có 1 không gian tự lập và sáng tạo riêng.
Tôi biết rằng cha mẹ nào cũng yêu thương và quan tâm tới con, nhưng thực sự nhiều cha mẹ đã không cho các bé không gian để tự lập.
Thậm chí nhiều cha mẹ đã xung phong làm hết mọi việc cho con, những trường hợp dưới đây tôi đã gặp rất nhiều trong quá trình tiếp xúc với phụ huynh:
– Sợ bé cắt thủ công không được thẳng hoặc không đạt điểm cao, cha mẹ cắt dùm luôn cho con. Việc làm này khiến con mất cơ hội để học được sự thất_bại và nỗ_lực cố gắng của riêng bản thân mình.
– Bé thích vẽ cây có chùm lá màu tím (vì bé thích màu tím), nhưng cha mẹ cho rằng lá cây phải màu xanh và yêu cầu con vẽ màu xanh.
Điều này cũng đã khiến trẻ mất cơ hội để biết rằng bản thân mình có thể làm những gì mình yêu thích, đó chính là khơi nguồn của đam mê, sáng tạo và thành công.
Nếu con thích tô lá cây màu tím thì cha mẹ cũng đừng ép bé tô lá cây màu xanh. (Ảnh minh họa)
– Con thích đi qua vũng nước mưa (rất cạn và nhỏ), nhưng cha mẹ sợ bé bị ướt và cảm lạnh, nên đã bế trẻ đi qua.
Việc làm này khiến bé đã mất cơ hội để hiểu cảm giác tuyệt vời và phấn khích như thế nào khi tự mình đi qua vũng nước, dù là vũng nước cạn.
– Bé thích cho con mèo nhỏ ăn mẩu thức ăn, cha mẹ sợ con bị mèo_cào và giành lấy thức ăn từ tay bé, thả xuống đất cho con mèo, hi vọng con mèo đi lại và ăn cho bé xem, nhưng con mèo không ăn và bỏ đi.
Như vậy cha mẹ đã làm mất cơ hội để con hiểu về bài học giao tiếp con người và động vật, hơn hết là mất lòng tin và yêu thương đối với động vật.
Khoa học nói gì về không gian tự lập và sáng tạo của trẻ?
Giáo sư, bác sĩ da Rose Florez, Đại học Arizona State, Mỹ nhấn mạnh rằng mọi hoạt động hằng ngày cần để bé có không gian quyết định, tự lập, và sáng tạo theo cách riêng của bé. Đây là cách mà não bộ trẻ hoạt động tốt nhất.
Giáo sư Rose Florez cũng nói thêm: “Cha mẹ cũng đừng quá thất vọng khi một em bé 5 tuổi tô màu đỏ cho hình vẽ con chó với lí do là bé thích con chó mặc cái đầm màu đỏ giống mình.
Các liên kết thần kinh trong đại_não của trẻ không bị “định hướng” sẽ có dịp phát triển, tạo cho trẻ nhiều sáng tạo và suy nghĩ khác biệt để thành công hơn những trẻ bị cha mẹ b.ắ.t làm theo những khái niệm rập khuôn”.
Những việc cha mẹ nên làm để giúp trẻ phát triển tính sáng tạo
– Thay vì cấm_đoán bé chơi và chạm mọi thứ thì cha mẹ nên cho bé trải nghiệm theo cách của riêng mình nhưng vẫn kiểm soát an toàn vòng ngoài.
Ví dụ dẫn bé ra công viên, nơi có nhiều lá cây rơi trên sân, cho bé tìm những loại lá bé thích, tự do lắng nghe con giải thích tại sao bé thích lá này.
Các bé nhỏ hơn 2 tuổi có thể cho bé chơi các vật dụng như đậy nắp nồi hoặc chồng các ly vào nhau, đừng ngại mấy vật dụng này làm đ.a.u con. Trẻ cần hiểu thế giới xung quanh bằng chính trải nghiệm của mình.
– Có thể dạy con cách cho cá ăn hoặc cách vuốt ve một con chó (tuy nhiên bạn vẫn đảm bảo là kiểm soát tình huống, hồ cá là phải xa tầm với của bé hoặc không gây nguy_hiểm như làm bé đuối_nước, chó bạn nên đảm bảo rằng con chó phải nghe lời bạn tuyệt đối, không phải giống chó hung_dữ).
Trẻ cần hiểu thế giới xung quanh bằng chính trải nghiệm của mình. (Ảnh minh họa)
– Cho con tự do chọn điều bé nghĩ, đừng bao giờ nghĩ rằng điều bạn nghĩ là đúng với bé, bé sẽ hoàn toàn nghĩ khác bạn, vì cách não bé hoạt động khác với người lớn.
Não người lớn hoạt động dựa trên trải nghiệm trước đó, bé không có trải nghiệm trước đó, bé chỉ có sự sáng tạo và yêu thích của mình, não bé thuần thiết cho các tế bào thần kinh thỏa sức liên kết và gỡ liên kết.
Ví dụ hãy cho con 1 hộp bút màu và các loại giấy có chất liệu khác nhau, và cho bé tự vẽ và tô màu theo ý thích. Bé không có trải nghiệm lá cây màu xanh như não của bạn, trừ khi bạn đã chỉ bé thấy lá cây màu xanh lúc đi công viên.
Do đó, nếu bé vẽ lá cây màu đen là chuyện hết sức bình thường. Đơn giản, bạn chỉ nói với bé: ngày mai, bố mẹ sẽ cho con đi công viên để xem lá cây màu gì nhé.
Sau khi đi công viên về, bé vẽ chiếc lá màu vàng cam, cũng đừng la bé làm gì, lắng nghe lí do bé tại sao vẽ vậy, bạn sẽ nghe lời giải thích rất dễ thương là: “Bố chỉ kêu con nhặt những lá rơi trên mặt đất, mà lá nào cũng màu vàng cam thôi bố ạ”.
– Hãy cho bé giúp cha mẹ làm một vài việc trong nhà. Ví dụ khuyến khích các bé từ 12 tháng tuổi nhặt đồ chơi bỏ vào giỏ, nhặt vớ cùng loại (từ 18 tháng tuổi) bỏ vào giỏ.
Đơn giản là luôn khuyến khích bé làm những điều này khi bé vui và có ý muốn giúp người lớn làm việc.
– Hãy cho hệ miễn dịch bé hoạt động mạnh mẽ nhất. Ví dụ đừng ngại cho con đi qua vũng nước mưa cạn, đừng ngại cho bé chơi cát, đừng ngại cho bé chơi bong bóng xà phòng.
Đơn giản, bố mẹ chỉ cần rửa tay bé thật sạch sau khi chơi xong là được. Phần còn lại để bé thỏa thích thử sức hệ miễn dịch của mình, bố mẹ nhé!
Vài nét về tác giả:
Bác sĩ Anh Nguyễn hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, là thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh (The British Association for Applied Nutrition and Nutritional Therapy). Bác sĩ có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho Mẹ&bé trên trang cá nhân, cũng là đồng tác giả của cuốn sách “Làm mẹ không áp lực”
Theo BS ANH NGUYỄN
Pháp luật và bạn đọc