Ai cũng đổ con hư tại mẹ, chỉ có chuyên gia tâm lý bác bỏ: Cɦủ yếu đều do bố

16

Kɦi con hư, lập tức mẹ sẽ phải nghe “con hư tại mẹ”. Bao đời nay vẫn vậy, tiếng xấu mẹ luôn gánh nhưng sự thật trách nhiệm của cha lớn lao không kém.

Kɦi con hư, lập tức mẹ sẽ phải nghe “con hư tại mẹ”. Bao đời nay vẫn vậy, tiếng xấu mẹ luôn gánh nhưng sự thật trách nhiệm của cha lớn lao không kém.

Đứa con trai 8 tuổi của hàng xóm chị Ly được mọi người gọi với cái danh “ông trời con”. Gia đình đã đã tìm mọi cách, áp dụng đủ các biện pháp để “xoa dịu” đứa trẻ 8 tuổi ngỗ nghịch. Nhưng vị lãnh chúa nhỏ độc đoán này một khi bước ra khỏi nhà là lại gây đủ thứ chuyện.

Hàng xóm nhìn cậu bé lắc đầu. Cha mẹ nghe mắng vốn cũng tủi hổ nhưng mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ, chẳng thay đổi được gì nhiều.

Hầu hết mọi người đều cho rằng nguyên nhân khiến đứa trẻ hư thân đến vậy là do cách giáo dục của người mẹ và cứ thế con hư tại mẹ lại trút hết lên đầu mẹ cậu bé.

Các nhà tâm lý học cho rằng tính cách của một đứa trẻ chủ yếu có liên quan đến người cha. Xưa nay, giáo dục con cái thường đổ hết lên trách nhiệm của người mẹ. Điều này rõ ràng thật phiến diện. Ngày nay, nhiều ông bố như người ngoài trong công cuộc dạy dỗ con cái. Họ vắng mặt thường xuyên và khoắng hết mọi trách nhiệm giáo dục con cái lên người vợ. Trong khi đó, cha và mẹ phải cùng nhau đảm nhận trọng trách này để mỗi người phát huy hết mọi sở trường của mình và tỏ rõ sức ảnh hưởng của mình lên cuộc đời con.

Vậy tại sao khi nói con hư tại mẹ, các chuyên gia tâm lý lại bênh vực và cho rằng vai trò của bố cần phải được đề cập đến nhiều hơn?

1. Chủ ngɦĩa gia trưởng


Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: wemp

Dù sống trong xã hội hiện đại nhưng nhiều ông bố vẫn trọng thể diện và có khuynh hướng tôn thờ chủ nghĩa gia trưởng, một hệ tư tưởng cực đoan của nam giới. Với người vợ, những ông chồng gia trưởng đã khó có thể làm cho họ vui chứ trông mong gì đến chuyện người chồng này chịu san sẻ việc nhà hay dạy dỗ con cái. Đối với con cái, đương nhiên những ông bố này cũng không bao giờ chịu ngồi xuống thấp hơn để lắng nghe con mình nói, vui chơi cùng con hay kể chuyện cho con nghe.

Đi làm về, những ông bố này chỉ thích nằm dài trên ghế sô pha, bắt đầu xem tivi, chơi game, lướt điện thoại di động hoặc bật ti vi ầm ĩ trong lúc con đang làm bài tập về nhà mà chẳng cần quan tâm ai đang chịu “tổn thất”. Lời nói với vợ con của những ông bố gia trưởng lúc nào cũng cộc cằn và là câu ra lệnh, thay vì lắng nghe và thấu hiểu. Rất nhanh chóng, những đứa trẻ học lỏm cách tinh vi tính khí của cha mình và dần trở nên nhưng ông tướng con trong gia đình. Khi ra ngoài xã hội, nó cũng sẽ dùng tính khí này để đối đãi và nhận lấy vô vàn thất bại.

2. Để bụng cɦuyện nhỏ nhặt, tính đàn bà

Trong cuộc sống, không khó để bắt gặp những ông chồng vắt cổ chày ra nước, đòi quyền tay hòm chìa khóa, tính toán từng xu từng cắt với bó rau, mớ cải của vợ. Ở nhà, họ thường xuyên cãi nhau với vợ, phân tranh thắng thua, thiếu sự bao dung và bản lĩnh của một người đàn ông.

Nhà có trẻ con, khi lên 2 tuổi, bé bắt đầu ý thức rõ ràng về sự đối xử phân biệt. Nó sẽ học tính hay để bụng, sống chi li, hẹp hòi của cha mình. Nếu không được sửa dạy, điều này sẽ ăn sâu vào máu và làm thành tính cách con người. Lớn lên, đứa trẻ có tính hẹp hòi sẽ khó hòa đồng được với bạn bè cùng trang lứa. Ra đời cũng sẽ khó có thể tạo dựng những mối quan hệ thân thiết và thật lòng. Sau cùng, sẽ chẳng còn ai muốn sống cùng và cô đơn sẽ theo nó đến cuối đời.

3. Coi thường gia đình, thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm


Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: yeemiao

Trong nhịp sống xã hội xô bồ và căng thẳng như hiện nay, hầu hết các ông bố đều đi sớm về muộn. Nhiều gia đình khi con thức dậy đã không thể nhìn mặt bố. Khi bố về nhà thì con đã ngủ say. Cứ thế ngày qua ngày, chẳng ai tiếp xúc với ai. Điều đáng nói là bố luôn lấy cớ bận rộn với công việc, không có thời gian chăm sóc gia đình và dành khoảng riêng với vợ con nhưng khi không có việc gì làm vào cuối tuần và ngày lễ, lại chỉ muốn dán mắt vào điện thoại, chơi game, làm ngơ với sự tồn tại của con mình. Lâu dần, với họ, trách nhiệm dạy dỗ con, nấu nướng và làm việc nhà đều là của vợ. Còn bản thân, ngoài việc kiếm tiền ra không cần phải làm gì hơn.

Người cha kiểu này hiện nay đang là một điển hình, nhất là với những gia đình ở thành thị. Họ được ví như những người vô gia cư trong chính căn nhà của mình và sống không chút trách nhiệm. Để rồi khi con cái trở nên hư hỏng họ sẵn sàng buông câu con hư tại mẹ mà không hề uốn lưỡi.

Nɦững tưởng như họ có lý do để không bị trách cứ nhưng xét kỹ họ lại đáng trách vô cùng. Sự thiếu vắng người cha trong gia đình có thể khiến con cái trở nên cô đơn và dễ bị tổn thương. Chúng có thể hư hỏng trong quá trình lần mò tìm người bố trong cuộc sống của mình và trượt dài trong sai lầm bởi chẳng có ông bố nào ở đó để cứu vớt cuộc đời nó.

SHARE