Số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu hiện đang gia tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, tuy nhiên, tỉ lệ tử vong đã giảm xuống. Điều này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 đang có dấu hiệu suy yếu
Hôm 5-6, thế giới ghi nhận hơn 16 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên mỗi 1 triệu người, đây là tỉ lệ cao thứ 2 kể từ khi dịch bệnh xuất hiện.
Trong vòng 7 ngày qua, số ca nhiễm trung bình được chẩn đoán là 114.000 ca, trong khi đó, tuần đầu tiên của tháng 5 ghi nhận trung bình là 86.000 ca, kết quả này xuất phát từ tình hình bùng phát dịch bệnh nhanh chóng ở Nam Mỹ, Ấn Độ và Nga.
Tuy nhiên, số người chết không gia tăng. Tính đến ngày 5-6, tỉ lệ tử vong là 0,67% trên 1 triệu người, thấp hơn rất nhiều so với mức đỉnh điểm là 1,35% trên 1 triệu người vào ngày 16-4.
Kể từ ngày 29-5, trung bình có 4.300 ca tử vong/ngày trong khi hồi đầu tháng 5 là 5.100 ca tử vong/ngày.
Theo một sự giải thích chưa được chứng minh, xu hướng là do virus SARS-CoV-2 có thể đang suy yếu.
Giả định này lần đầu tiên được đưa ra vào hồi đầu tuần này bởi bác sĩ Alberto Zangrillo, người đứng đầu Bệnh viện San Raffaele ở Milan và cựu bác sĩ riêng của Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi.
Bác sĩ Zangrillo cho rằng lượng virus được phát hiện ở bệnh nhân vào cuối tháng 5 là “rất nhỏ” so với thời gian đầu của dịch bệnh. Vài ngày sau, ông mở rộng giả định này, cho biết cách thức virus tương tác với vật chủ đã thay đổi.
Trong khi đó, bác sĩ Donald Yealy, nhà nghiên cứu tại Đại học Trung tâm Y khoa Pittsburgh, cho biết ông cũng tin rằng “virus đang thay đổi”.
“Một số mẫu cho thấy khả năng của virus đã được loại bỏ” – ông nói và cho biết số người xét nghiệm dương tính với virus phải quay trở lại bệnh viện và số bệnh nhân cần dùng máy trợ thở đã ít hơn.
Tuy nhiên, các bác sĩ tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết liệt phản đối việc virus SARS-CoV-2 đang có dấu hiệu mất khả năng.
Bà Maria Van Kerkhove, nhà dịch tễ học tại WHO cho biết: “Về khía cạnh truyền nhiễm, hiện chưa có thay đổi, về tính nguy hiểm, cũng chưa có thay đổi”.
Một giải thích khác cho sự rẽ hướng trong số liệu là việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 có cải thiện đáng kể từ khi đại dịch diễn ra.
Các nhà lãnh đạo đã đầu tư chi phí khổng lồ nhằm gia tăng khả năng xét nghiệm và đẩy mạnh quy trình. Riêng tại Anh, số xét nghiệm đã tăng từ 2.000 xét nghiệm/ngày vào đầu tháng 3 lên đến 200.000 xét nghiệm/ngày vào cuối tháng 5.
Khi việc xét nghiện được đẩy mạnh, số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu sẽ tăng lên vì nhiều người có triệu chứng bệnh có thể được chẩn đoán.
Các giải thích khác bao gồm việc nhận thức của người dân về dịch bệnh trở nên tốt hơn, mọi người gần như tìm cách điều trị sớm thay vì chờ đợi và để tiến triển thành nguy cơ gây chết người.
Theo Minh Yến
Người Lao Động