Độ tuổi 30 – chính là độ tuổi mà khiến con người ta phải suy nghĩ. Bước sang độ tuổi này, hãy ngẫm nghĩ lại bạn đã làm được gì? Đây là độ tuổi mà có thể nói bạn sẽ gặp rất nhiều cuộc đời không giống nhau, và có khi chính bạn cũng đang loay hoay với chính cuộc đời của mình.
30 tuổi chưa có gì trong tay không đáng ngại bằng “không biết mình muốn gì”
30 tuổi, có người đã lập gia đình, cũng có người vẫn còn độc thân; có người vẫn đang thất nghiệp, chạy đôn chạy đáo đó đây, thì cũng có người đã đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp hoặc đang trên con đường mở rộng hơn.
So với chuyện 30 tuổi vẫn chưa lập gia đình thì chuyện đáng sợ hơn đó chính là không biết bản thân đang ở đâu, phải làm gì và nên xây dựng sự nghiệp như thế nào. Cảm giác mất hoàn toàn phương hướng ở tuổi mà đáng lẽ bạn nên bắt đầu đi vào cuộc sống ổn định thật không thoải mái chút nào.
30 tuổi thường là độ tuổi thích hợp để đưa sự nghiệp đi lên. Đa số mọi người sẽ tốt nghiệp Đại học vào năm 22 tuổi, đến năm 30 tuổi thì đã phấn đấu được 8 năm. Nếu như hoạch định tốt con đường của bản thân, thì 8 năm là đủ để bạn có thể tạo dựng nên sự nghiệp cơ bản.
Vậy bạn có tự hỏi rằng, vì sao nhiều người có thể hoạch định được cuộc đời của mình khi còn rất trẻ nhưng tại sao bản thân bạn đã 30 nhưng vẫn mơ hồ? Vấn đề “lạc hướng” này không chỉ tồn tại ở lứa 30 tuổi, rất nhiều người ở lứa tuổi cao hơn cũng chưa tìm được phương hướng cho mình. Vì thế, hy vọng rằng những quan điểm được chia sẻ dưới đây có thể giúp các bạn tránh được những quyết định sai lầm và tìm lại được chính mình:
35 tuổi bạn sẽ làm gì? Bạn dự định như thế nào vào năm 40 tuổi? Vấn đề quan ngại sâu sắc là bản thân bạn “không biết mình nên làm gì”?
Nhiều người trẻ hơn 20 tuổi, mới ra trường được 1-2 năm, không biết mình phải làm gì. Những người không tìm được con đường cho bản thân khi còn trẻ thì cũng sẽ rất dễ lạc hướng mãi về sau.
Trước 22 tuổi, cuộc sống của bạn được sắp xếp sẵn theo lộ trình sẵn. Đó là quá trình bạn học từ tiểu học lên trung học cơ sở, sau đó từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông, và tiếp tục là từ trung học phổ thông lên đến đại học. Đây là một quá trình mà rất ít người có thể tự mình suy xét và chọn lựa, cũng ít người nghĩ xa hơn về công việc trong tương lai.
Quá trình này không dạy cho bạn cách bạn trở thành chính mình, hiểu bản thân mà chỉ dạy cho bạn làm sao để đạt điểm cao, làm sao để có thể thi đỗ vào các trường điểm, trường chuyên, và tất cả đều cho rằng chỉ cần như vậy thì bạn sẽ có một tiền đồ rộng mở. Ngay cả việc khi chọn ngành bạn học đại học cũng có sự can thiệp của những người khác như gia đình, thầy cô,…điều đó khiến bạn còn không rõ bản thân mình muốn làm gì? Sẽ làm gì?
Đến đây, bạn có nhận thấy, mọi quyết định trong cuộc sống đều bị động và sau khi tốt nghiệp Đại học, bạn hoàn toàn đi ra khỏi “cuộc sống có lộ trình sẵn”, thì giờ đây, sẽ nảy lên câu hỏi: “Mình sẽ làm gì tiếp theo?”. Vì lúc này đã không còn ai giúp bạn sắp sẵn nữa rồi. Đến lúc này, bạn phải tự mình sắp xếp con đường của mình, nhưng từ lâu bạn đã mất đi khả năng này.
Và bắt đầu từ đây, bạn sẽ hoảng loạn, sợ hãi, và đáng sợ hơn nếu như bạn càng lún sâu vào “hố sâu” này thì đến năm 25, 30 tuổi bạn sẽ lãnh mọi hậu quả vì chuyện này.
Hãy làm chủ cuộc đời của bạn, hãy biết mình nên làm gì, hãy tìm lại chính mình khi còn có thể
So với việc bạn tìm kiếm những sở trường thì trước hết bạn nên tìm lại niềm đam mê của chính bản thân. Chắc rằng bạn không muốn mình cứ đi mãi trên con đường không có điểm kết thúc!
Sau quá trình trải dài trên con đường được sắp đặt sẵn, có vẻ như hầu hết ai cũng sẽ mất đi niềm yêu thích, đam mê muốn theo đuổi và mục tiêu mà mình muốn. Thì trước khi bạn bắt tay vào việc tìm kiếm những gì bản thân có, khả năng, kỹ năng của mình thì trước hết bạn nên tìm kiếm lại chính bản thân mình, những gì mình muốn.
Nhưng nếu bản thân bạn mất đi ham muốn tìm tòi, khám phá thì sẽ thế nào? Hiếu kỳ, tò mò là tính cách bẩm sinh của con người, nhưng rất nhiều người đã “vứt bỏ” nó, gặp điều gì cũng “vô cảm”, “vô vị”, điều này chính là điểm yếu chí mạng. Nếu mất đi sự tò mò về những điều mới mẻ, bạn sẽ không còn ham muốn khám phá, và chỉ muốn gặp, làm những điều đã trở nên quá quen thuộc, điều này làm giảm đi xác suất tìm thấy những gì bạn sẽ thích. Bằng mọi giá, bạn hãy tìm kiếm lại sự tìm tòi, khám phá để có thể tìm lại niềm đam mê của mình.
Hãy làm những điều đó thật có tâm, bạn nên hiểu rằng, bạn bỏ bao nhiêu tâm tư để làm gì đó, thì bạn sẽ nhận lại kết quả xứng đáng với điều đó.
Không những thế trong quá trình tìm kiếm lại bản thân, bạn phải thật sự kiên nhẫn. Thật sự không dễ dàng để có thể tìm lại hay khai phá ra niềm đam mê, vì vậy, hãy kiên nhẫn, từ từ từng bước tìm ra nó, đừng bao giờ nản chí. Giữ sự hiếu kỳ, không ngừng khám phá, tận tâm tận lực, hết sức kiên nhẫn, bạn sẽ tìm được điều mà bạn thích.
Dám đối diện, thừa nhận những gì mình thích và dũng cảm hoàn thành nó
Bạn không thích công việc hiện tại, không đồng nghĩa với việc bạn không có niềm đam mê, sở thích. Bạn có thể biết được bạn có hứng thú với điều gì, bạn chấp nhận bỏ nhiều thời gian, tiền bạc của mình ở đâu và bạn cảm thấy hài lòng về việc đó thì đó chính là những thứ bạn thích. Chẳng hạn bạn thích đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản, hay bạn thích ngôn ngữ,….những sở thích này giúp ích được cho bạn rất nhiều
Không phải bất cứ hành động nào bạn làm cũng được gọi là đúng và xứng đáng. Hãy tỉnh táo trong việc theo đuổi đam mê. Hãy thử nghĩ về lúc bạn đến năm 30 tuổi, 40 tuổi, 50 tuổi… bạn có thể làm những gì bạn thích, bạn có một lộ trình sống thật hợp lý. Điều đó đủ để bạn phấn đấu ngay từ bây giờ.
Chắc rằng mỗi người đều có những thứ mà mình theo đuổi, yêu thích, nhưng mấy ai thật sự theo đuổi nó đến cùng, biến nó trở thành một thứ khiến chúng ta tốt hơn, mấy ai dám đặt nó là mục tiêu cuối cùng. Khi bạn nghĩ rằng mình không thể làm được nó thì ở ngoài kia có rất nhiều người có sở thích giống bạn và họ đã làm được
Tóm lại, trước khi bạn bước ra ngoài xã hội, và đặc biệt khi còn đủ thời gian để tìm lại bản thân trước 30 tuổi, hãy làm mọi thứ bạn có thể. Ở độ tuổi mang tính bước ngoặt dù bạn là nam hay nữ như thế này, điều đó thật sự quan trọng đối với cuộc đời của bạn. Đừng để đến khi, những người xung quanh, đồng lứa với bạn trở nên thật thành công, ổn định nhưng bạn vẫn còn mãi loay hoay trong mớ hỗn độn, không tìm thấy lối ra, lúc đó thật khó để quay trở lại.
Có thể có nhiều trường hợp với độ tuổi đó mới chỉ là bắt đầu, hoặc sau đó nữa thì thật sự rất hiếm và ít. Đừng cứ mãi ngụy biện và bao che cho vùng an toàn của bản thân. Tìm được những gì bản thân muốn và giỏi là một quá trình, bạn nhất định phải kiên trì, không bỏ cuộc. Tìm được thứ mình muốn, tự tạo lộ trình cho cuộc đời, ắt bạn sẽ không lạc mãi được.
Lưu Ly
Theo Nhịp sống kinh tế