Việc ông bà chăm cháᴜ mɑng đến nhiềᴜ lợi ích cho tɾẻ. Tᴜy nhiên, nếᴜ để ông bà chăm cháᴜ qᴜá nhiềᴜ, bố mẹ lơ là hoàn toàn, việc này lại gây ɾɑ những điềᴜ không tốt.
Vì sao không nên để ông bà chăm cháu quá nhiều? (Ảnh minh họa: LiveAbout)
Không có gì tuyệt vời hơn khi có ông bà giúp đỡ trong việc chăm con cái. Bạn có thể đi làm về muộn, tham gia tiệc công ty hoặc đi xử lý công việc mà không cần quá lo lắng con ở nhà có gặp vấn đề gì. Cảm giác yên tâm là lợi ích lớn nhất mà các bố mẹ có được khi nhờ ông bà chăm cháu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, nếu để ông bà chăm cháu quá nhiều, bố mẹ không gần gũi với con trẻ, sẽ gây ra những vấn đề ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ. Vì thế, nếu gia đình chung sống cùng ông bà, đừng phó mặc hoàn toàn con cái cho ông bà.
1. Trẻ không vâng lời
Ông bà thường có xu hướng chiều chuộng các cháu. Có thể dễ dàng nhận thấy những ông bà rất nghiêm khắc với con mình, nhưng khi đối diện với các cháu, lại cư xử rất mềm mỏng và sẵn sàng đáp ứng mọi đòi hỏi của cháu. Thậm chí có những ông bà thường xuyên làm ngược lại ý bố mẹ. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, trẻ sẽ trở nên khó bảo vì quen được chiều chuộng, bảo bọc quá mức.
2. Trẻ nghĩ xấu về bố mẹ
Nếu ông bà cho phép cháu được làm mọi điều cháu thích, nhưng sau đó bố mẹ can thiệp, thì trong mắt trẻ, bố mẹ sớm trở thành những “người xấu xa”. Trẻ sẽ dần rời xa bố mẹ, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái cũng thiếu sự gắn kết. Bản thân bố mẹ cũng cảm thấy ghen tỵ khi con mình dành nhiều tình yêu, sự quan tâm và “về phe” của ông bà. Hơn nữa, trong giáo dục trẻ, sự nhất quán trong quan điểm nuôi dạy giữa bố mẹ – ông bà rất quan trọng. Thế hệ ông bà và thế hệ bố mẹ lại có những xung đột nhất định về việc nuôi dạy con. Vì thế nếu để trẻ ở gần ông bà quá nhiều, sẽ không tốt cho trẻ.
3. Trẻ ít vận động
Ở nhiều với ông bà, điều hiển nhiên là trẻ sẽ ít được tham gia các hoạt động thể chất. Ngoại trừ những ông bà còn ở độ tuổi sung sức, đa phần sẽ không cho trẻ chạy nhảy, chơi thể thao, hay tham gia các hoạt động ngoài trời. Vì thế, bố mẹ sẽ mệt mỏi nhiều hơn khi trẻ quay về với bố mẹ, và đòi vận động để giải tỏa năng lượng.
4. Trẻ có thể ăn quá nhiều
Ông bà thường thích cháu ăn nhiều vì lầm tưởng ăn nhiều là khỏe mạnh. Hơn nữa, ông bà cũng có xu hướng chiều theo ý thích của cháu, nên sẽ cho phép cháu ăn các món không tốt cho sức khỏe như kẹo bánh, bim bim, đồ chiên rán, thức ăn nhanh.
5. Kỹ năng xã hội kém
Khi trẻ dành phần lớn thời gian với ông bà, chúng sẽ không lý do và cũng không còn thời gian để kết bạn với những đứa trẻ khác. Trẻ có xu hướng thích ở cạnh những người cho chúng cảm giác thoải mái, trong mối quan hệ đó đã đủ mà không cần phải kết thêm bạn. Việc ít giao tiếp với những bạn bè khác có thể khiến trẻ phát triển kỹ năng xã hội kém. Trong khi đó, những đứa trẻ đi học mẫu giáo hoặc mẫu giáo, ít có khả năng gặp vấn đề về hành vi vì chúng phát triển các kỹ năng xã hội tốt hơn.
PN