Ở đời hễ gặp 6 điều nhất định phải nói KHÔNG, bởi đó là khởi nguồn của nhiều đen đủi, tai ương khó lường

72

Tăng Quốc Phiên, một Nho gia nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: “Hành sự không được cảm tính, nói năng không được tùy miệng”.

Người thông minh và khôn ngoan luôn biết nói những lời tốt đẹp, hành xử tinh tế để đem lại thiện cảm cho người xung quanh. Lời có giá trị thì nói càng nhiều càng tốt, ngược lại, những điều không cần thiết thì đừng nên nói vẫn hơn.

Nói dai, nói dài thành ra nói dại. Không làm chủ được lời nói của mình thì rất dễ rước họa vào thân. Chính vì thế, khi cần học cách im lặng thì đừng vội vàng lên tiếng, nhớ lấy 6 điều tuyệt đối không nói sau đây, bạn sẽ thu lợi cả đời.

  1. Không buộc_tội, không dùng lời ác_độc để nói về thiếu sót và khuyết điểm của người khác

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, người ta rất dễ rơi vào tình trạng “quá tải thông tin” mà không kịp chắt lọc hay xác thực kỹ càng. Từ những hiểu biết bề ngoài đó, nếu bạn dùng để đánh giá hay nhận xét một cách cảm tính về một con người hoặc sự việc nào đó sẽ rất dễ phạm sai lầm.

Miệng lưỡi thế gian là con dao sắc bén nhất, giết người mà không cần đổ_m.á.u. Mỗi lời ác_ý nói ra đều vô tình hoặc cố ý để lại những dấu vết cho cả người nghe lẫn chính mình. Ác_ý chê bai hay đâm chọc vào khuyết điểm của người khác như một trò tiêu khiển, đưa chuyện giữa bạn bè cũng khiến chúng ta gánh thêm “khẩu_nghiệp” vào người.

Bên cạnh đó, mỗi người đều có những vấn đề nhạy cảm riêng, là “cấm_kỵ” không nên đụng chạm tới, bạn cũng đừng nên tùy tiện phát ngôn, tránh làm tổn thương lòng tự trọng của họ, gây rạn nứt mối quan hệ.

  1. Không nói lời thị phi, tạo scandal 

Có câu nói rằng: “Người thêu dệt thị phi chính là kẻ thị phi”.

Đã là thị phi thì chủ yếu toàn tin đồn vô căn cứ, nói nhăng nói cuội, thêm mắm dặm muối… Chỉ những ai rảnh rỗi không có gì làm, thiếu bản lĩnh và tài năng mới đi nói xấu sau lưng người khác, đưa điều những chuyện thị phi.

Người hay bàn luận thị phi thì sớm muộn tâm hồn cũng dần dần bị vẩn đục. Họ có thể nói xấu người khác trước mặt bạn thì cũng có thể nói xấu bạn trước mặt người khác. Do đó, mọi người sẽ chẳng bao giờ muốn xây dựng quan hệ thân thiết hay trao lòng tin tưởng cho một người nổi tiếng “miệng rộng”.

Miệng lưỡi thế gian là con_dao sắc bén nhất, gi.ế.t người mà không cần đổ_m.á.u. Mỗi lời ác_ý nói ra đều vô tình hoặc cố ý để lại những dấu vết cho cả người nghe lẫn chính mình. Ác_ý chê bai hay đâm chọc vào khuyết điểm của người khác như một trò tiêu khiển, đưa chuyện giữa bạn bè cũng khiến chúng ta gánh thêm “khẩu_nghiệp” vào người.

  1. Không cãi nhau, tranh_chấp với người khác biệt quan điểm, môi trường sống

Sau cuộc cãi vã, dù ai là người thắng cũng sẽ làm tổn thương tình cảm đôi bên. Do vậy, một người thông minh sẽ chọn cách thông minh trong cư xử và hành động thay vì cứ “cãi nhau”. Nếu bạn đúng, không cần phải cãi; nếu bạn sai, lại càng không nên cãi.

Người xưa đã có câu rằng: “Đạo bất đồng bất tương vi mưu.”

Câu này có xuất xứ trong Luận Ngữ, có thể hiểu nghĩa như là: Nếu hai người có tư tưởng, quan niệm khác nhau thì không cùng nhau bàn luận trao đổi được. Nếu cứ cố chấp mà cưỡng ép nhau thì ắt sẽ gây ra đại họa, đau khổ và bất hạnh đến nhau.

  1. Không nói quá thẳng thắn, trực diện “sát_thương” đối phương 

Một lời nói thật khó nghe có giá trị hơn ngàn lời nói dối nịnh nọt. Thế nhưng, người khôn ngoan thực sự luôn chọn cho mình cách thể hiện sự thật bằng những phương pháp tinh tế và mềm mại, nói không với những điều có thể đụng chạm tới sĩ diện và lòng tự ái của người khác.

Thay đổi cách nói chuyện từ trực tiếp sang uyển chuyển hơn, bạn vẫn có thể truyền đạt ý tốt và lời thật lòng của mình, mà lại giữ được thể diện cho đối phương. Như vậy, người nghe sẽ tiếp nhận sự nhận xét, đánh giá một cách tích cực hơn. Một mặt khác, họ cũng thấy biết ơn khi bạn đã trân trọng cảm xúc của họ lên hàng đầu.

Quả thật, nói chuyện chính là một môn nghệ thuật. Con người ta ai mà chẳng muốn nghe những lời hay ý đẹp. Thế nên các cụ cũng dạy rằng, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

Phương thức khi nói không quá trực tiếp, huỵch toẹt, mang nặng cảm xúc chỉ trích sẽ giúp người khác muốn nghe và nghe lọt tai hơn. Có như vậy, lời nói mới đạt tới giá trị giao tiếp đích thực của nó.

Quả thật, nói chuyện chính là một môn nghệ thuật. Con người ta ai mà chẳng muốn nghe những lời hay ý đẹp. Thế nên các cụ cũng dạy rằng, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

  1. Không nói những điều hàm hồ, nông cạn

Một lời nói ra giống như bát nước đổ đi. Nó không chỉ ảnh hưởng tới hình tượng, mà còn là sự tín nhiệm và trọng lượng lời nói trong ấn tượng của mọi người xung quanh.

Chẳng phải tự nhiên mà chúng ta có câu, “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Trước khi phát ngôn, nhất định phải suy nghĩ cẩn thận. Những người quen nói lời hàm hồ, nông cạn, nói mà không dùng_não, nói xằng nói bậy mà không suy nghĩ cẩn trọng thì sẽ khiến chẳng còn ai muốn đặt lòng tin tưởng hay giao phó trách nhiệm quan trọng. Đây đồng nghĩa với việc mất đi nền tảng lập thân trong xã hội.

Do đó, muốn được người khác nể trọng và kết giao chân thành, lời nói và việc làm phải rõ ràng, dứt khoát, có ý nghĩa và xác thực.

  1. Nói không với sự phàn nàn, oán than

Ai cũng có những trách nhiệm phải gồng gánh trên vai, cũng có mệt mỏi, nhọc nhằn của riêng mình. Do đó, lời kêu ca của bạn chỉ làm tăng thêm phiền muộn cho cả đôi bên mà chẳng giải quyết được gì. Lắng nghe tâm sự đôi ba lần còn được, về lâu về dài, ai cũng thấy khó chịu khi luôn trở thành “sọt rác” để bạn trút hết mọi điều tiêu cực trong cuộc sống lên người.

Khi bạn gặp vấn đề khó khăn, thay vì chỉ tập trung vào sai lầm và phàn nàn về nó, hãy đi tìm nguyên nhân thực sự, sau đó đề xuất ra một phương hướng giải quyết. Như vậy, trong lúc trao đổi cùng bạn bè, họ còn có thể chân tình đưa ra một vài lời khuyên. Nếu chỉ ngồi đó để oán than thì không chỉ mọi chuyện bế tắc mà cả những mối quan hệ xung quanh cũng dần dần đi vào ngõ_cụt. Chẳng ai có thời gian rảnh rỗi mà suốt ngày ngồi lắng nghe bạn nói chuyện vô nghĩa cả. Thà đổ mồ hôi để đổi lấy kết quả tốt đẹp hơn.

Sống ở đời, thay vì oán than và phàn nàn, hãy nỗ lực.

Phương Thúy

Theo Trí thức trẻ

 

 

SHARE